Tag
Hủy hợp đồng đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia:

“Găm” hàng để “thổi” giá?

Bạn đọc 05/05/2020 08:38
aa
TTTĐ - Hàng chục doanh nghiệp trúng gói thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia, bỗng chốc vào phút chót lại hủy hợp đồng, từ chối cung cấp gạo, đã đặt ra nhiều nghi vấn. Đằng sau câu chuyện hủy thầu ấy có điều gì khuất tất, liệu có che đậy một “đường dây” liên kết chặt chẽ nhằm “thổi” giá gạo lên cao...

Hủy hợp đồng đấu thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia: “Găm” hàng để “thổi” giá?

Bài liên quan

VietinBank triển khai “Ngân hàng gạo nghĩa tình” hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Công bố quyết định thanh tra xuất khẩu gạo

“Hành trình yêu thương” mang ATM gạo miễn phí tới người khó khăn

Thêm 38.000 tấn gạo nếp được xuất khẩu trong hạn ngạch tháng 4

Thủ tướng yêu cầu thanh tra đột xuất về xuất khẩu gạo

Báo chí nước ngoài ngỡ ngàng về ATM gạo của Việt Nam

Cây "ATM gạo" miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn tại quận Bắc Từ Liêm

Bỗng dưng... hủy thầu

Thông tin từ Tổng cục Dự trữ nhà nước (DTNN) cho thấy, đã có 28 doanh nghiệp trúng thầu mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 với số lượng 178.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp ký hợp đồng đủ số lượng gạo đã trúng thầu, 2 doanh nghiệp ký một phần số đã trúng thầu; còn lại 24 doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng.

Như vậy, đến thời điểm này, trong tổng số 190.000 tấn gạo tổ chức đấu thầu đã tiến hành ký hợp đồng 7.700 tấn (đã nhập kho 3.280 tấn). Còn lại 182.300 tấn không ký được hợp đồng và phải tổ chức đấu thầu lại (gồm 12.000 tấn không có nhà đầu tư trúng thầu và 170.300 tấn nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký hợp đồng).

Đại diện Tổng cục DTNN cho biết: "Tình trạng hủy thầu không ký hợp đồng sau khi đã được phê duyệt thì các năm trước cũng xảy ra, song số lượng rất ít nên không ảnh hưởng lớn tới kết quả đấu thầu và nguồn lực dự trữ quốc gia hằng năm. Tuy nhiên, năm 2020 xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng.

Điều này dẫn tới việc Tổng cục DTNN sẽ phải tổ chức đấu thầu số gạo còn lại theo kế hoạch. Vì thế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu mua gạo năm 2020, thời gian nhập gạo sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu 15 - 30 ngày".

Qua tìm hiểu của phóng viên, lý do mà các doanh nghiệp “hủy” kết quả trung thầu gạo dự trữ quốc gia là do gạo giá cao, khó mua dẫn tới nguồn hàng không thể có đủ theo hợp đồng. Ngược lại, trong một động thái khác, tuy “hủy” hợp đồng cung ứng gạo dự trữ quốc gia nhưng có một số doanh nghiệp lại khá tích cực mở tờ khai hải quan xuất khẩu 400.000 tấn gạo. Chẳng hạn, như Vinafood 1 đã đăng ký thành công trên 7.100 tấn; Công ty TNHH Phát Tài đã mở thành công 13.630 tấn…

"Móc nối" để trục lợi ngân sách?

Đương nhiên, doanh nghiệp trúng thầu lại hủy thầu sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, những tổn thất từ việc doanh nghiệp hủy hợp đồng cung ứng gạo dự trữ quốc gia không thấm vào đâu nếu giá gạo tăng lên và “bằng cách nào đó”, doanh nghiệp ấy vẫn trúng thầu.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, giá gạo thời điểm các doanh nghiệp hủy hợp đồng là hơn 9.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, khi gói thầu mua 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia sắp mở thì giá gạo đã lên hơn 12.000 đồng/kg. Sự chênh lệch hơn 2.000 đồng/kg trên tổng số gạo đó quả là số tiền khổng lồ, liệu có thể khiến các doanh nghiệp “bất chấp tất cả"!

Nhìn từ thực tế nhiều doanh nghiệp xin mở tờ khai Hải quan xuất khẩu gạo trong gói 400.000 tấn cũng đủ để thấy thị trường không hề thiếu gạo.

Cũng không loại trừ trường hợp các doanh nghiệp đã có đủ gạo trong kho hoặc đã mua đủ số gạo nhưng hủy hợp đồng. Để rồi, lợi dụng dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp lại đưa lý do giá gạo tăng không mua đủ số gạo để hủy hợp đồng như một lý do khách quan rất thuyết phục.

Khi có đủ gạo trong tay, doanh nghiệp có chăng lại “hùn” cho một đơn vị thứ 2 hay thứ 3 nào đó đủ mạnh để tham gia đấu thầu? Giả thuyết đặt ra là khi đã có đủ số gạo với giá mua của thời điểm hợp đồng trước là hơn 9.000 đồng/kg gạo, đến ngày 12/5 tổ chức đấu thầu lại, doanh nghiệp chỉ cần bỏ giá thầu thấp hơn giá thị trường thì đương nhiên thắng thầu. Thắng thầu mà không hề tốn nhiều công sức nhưng số tiền chênh lệch thu về là con số không hề nhỏ và... ngân sách nhà nước sẽ bị tổn hại ra sao nếu "thương vụ" này xảy ra?

Có thể thấy, để làm được điều này, một mình doanh nghiệp là hoàn toàn không thể. Vậy, ai đã đứng sau "móc nối" với các doanh nghiệp để thực hiện ý định trục lợi ngân sách? Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin...

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm