Tag

Đức Thánh Chử Đồng Tử - tấm gương hiếu thảo "vô tiền khoáng hậu"

Du lịch 21/08/2023 11:36
aa
TTTĐ - Chử Đồng Tử là một trong "Tứ bất tử" theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ngài là tấm gương hiếu thảo"vô tiền khoáng hậu" qua hình ảnh nhường chiếc khố duy nhất cho người cha đã lìa trần.
20 gương “Người con hiếu thảo” được tặng quà tại chương trình “Ơn nghĩa sinh thành”

Tấm gương sáng về đạo hiếu

Tại xã Tự Nhiên và xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội), đến nay còn lưu giữ nhiều dấu tích về Đức Thánh Chử Đồng Tử - ông là Phật tử đầu tiên giác ngộ Phật pháp, người có công dạy cho dân các nghề nông nghiệp, đánh bắt.

Bên cạnh những công đức của Chử Đồng Tử, người ta cũng nhắc nhiều đến Ngài như tấm gương có một không hai về lòng hiếu hạnh, sự yêu thương tha thiết và chân thành đối với bậc sinh thành.

Hình ảnh Đức Thánh Chử Đồng Tử bán cá nuôi cha
Ảnh minh họa Đức Thánh Chử Đồng Tử bán cá nuôi cha

Cuốn sách "Truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung trên mảnh đất Hồng Vân" do UBND xã Hồng Vân phối hợp với các nhà văn hóa biên soạn có đoạn: Trước đây ở Chử Xá, có gia đình Chử Cù Vân, vợ chồng luôn tích đức hành thiện, tam sinh hương hỏa nhất mực phong lưu, của tiền dư dả. Một hôm bà mẹ mơ thấy có ông lão đầu bạc trắng trao cho một bé trai sau đó bà cảm thấy có thai.

Vào tiết trời thu ngày 12 tháng 8 bà sinh được một con trai, đặt tên là Đồng Tử. Đồng Tử tư chất thông minh, bản tính hiếu thành. Năm 13 tuổi, chẳng may mẹ bị bệnh mất, của cải trong nhà đội nón ra đi chỉ còn duy nhất một chiếc khố vải, cha con đi ra ngoài thay nhau mặc.

Hai cha con Chử Đồng Tử rời quê nhà Chử Xá và xuôi dòng sông Hồng về khúc sông có bãi cát hoang vắng, nhiều lau sậy, ít người qua lại để đánh bắt cá và lên bờ nghỉ ngơi, tá túc. Ở đây, ông Chử Cù Vân chọn một gò đất cao làm nơi trao đổi cá lấy thức ăn sau mỗi lần đánh bắt. Người dân trong vùng từ đó theo nhau mang sản vật, cây trồng được ra nơi ấy cùng nhau mua bán, trao đổi, lâu dần thành chợ với tên gọi Chợ Mới Ông Già

Khi người cha bị bệnh, trước phút lâm chung đã dặn lại Đồng Tử rằng: Con người ta sinh ra, bần cùng hay phú quý chẳng phải là ý do trời sao? Gia đình ta tiền phú hậu bần âu cũng là do trời đã định, chẳng thể làm gì! Nay cha bị bệnh khó mà qua khỏi số trời, cùng lắm là thế này: “Xác của cha đã có ngôi mộ che rồi nên con cứ để cha khỏa thân mà táng, còn cái khố giữ lại mà mặc”.

Nói xong ông thở dài một tiếng rồi qua đời. Đồng Tử ôm xác cha khóc lóc thảm thiết không sao kể xiết. Chàng khóc rằng: “Cha ơi, cha ơi! Cha sinh ra con bao gian nan vất vả mà thân con hèn mọn chẳng báo đáp được gì. Nay con còn lại trên đời, trời đâu có bắt phải phụ thuộc vào phép tắc y phục nhưng con không thể để cha chết thành quỷ vô y, không manh quần, tấm áo”.

Nói rồi chàng bèn mặc khố cho cha rồi đem táng ở nơi mà những con chim nhạn vẫn bay từ phương Bắc về. Từ đó trở đi, chàng chẳng quần chẳng áo, trầm mình giữa lòng sông, ngày ngày thấy thuyền buôn đi qua thì xin ăn và lấy việc câu cá làm kế sinh nhai.

Đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử tại xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
Đền thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử tại xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Một số quan điểm cho rằng, Chử Đồng Tử không nghe lời cha là biểu hiện của sự bất hiếu nhưng đại đa số lại coi việc chàng làm lại tỏa sáng một tấm lòng rất mực hiếu thảo. Sự thực là không ai không xúc động trước tấm lòng hiếu thảo sâu nặng của Chử Đồng Tử; Cũng không ai chê trách mà tất cả đều đồng lòng ngợi ca hành động hiếu nghĩa đó. Trong trường hợp này, dân tộc ta đã có quan niệm rất thực tế về chữ hiếu.

Chử Đồng Tử đã được dân gian ban tặng “phần thưởng” là một cô Công chúa xinh đẹp để làm vợ. Quả thật đây là phần thưởng vô cùng cao quý mà không bạc vàng nào sánh được, bởi không thể dùng của cải vật chất làm thước đo lòng hiếu thảo con người. Chi tiết này thể hiện cách nghĩ hết sức thâm thúy thấm đẩm tính chất nhân văn và có thể coi là sự bổ sung cho quan niệm về chữ hiếu trong dân gian của dân tộc ta.

Lan tỏa thông điệp về đạo hiếu

Từ thủa hồng hoang dựng nước cho đến ngày nay, người Việt luôn thể hiện sự biết ơn của mình đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ. Đó là cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con người Việt Nam. Đạo hiếu được xem là một tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trong đời sống của con người Việt Nam. Nó là chất liệu của cuộc sống và là hành trang vô giá, không thể thiếu vắng ở mỗi con người.

Đồng thời, nó phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của một xã hội. Những người con không thể sống nếu thiếu sự quan tâm chăm sóc của ông bà, cha mẹ, ngược lại, khi cha mẹ tuổi già, sức yếu thì người ta nghĩ đến sự đền đáp của con cháu. Vì vậy, dân gian có câu: “Trẻ cậy cha, già cậy con”.

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa chọn tháng 7 Âm lịch là mùa Vu lan. Ngoài những yếu tố tâm linh và những truyền thuyết, đây là lúc thời tiết từ nóng dần chuyển sang mát. Tiết giao mùa kéo theo nhiều nguy cơ ốm đau với người già. Những bậc cha mẹ, cả một đời lo lắng, nuôi nấng con cháu, sức lực dần hao mòn theo thời gian.

Đây sẽ là lúc con cái khi phương trưởng, quay đầu nhìn lại. Nếu quan niệm dòng đời là một con đường thì chúng ta ở mức giữa, con cái chúng ta ở đoạn đầu với ánh nắng mùa xuân chan hòa, biết bao niềm vui phơi phới thì cha mẹ chúng ta đang ở đoạn cuối, như ánh nắng cuối ngày, như mùa đông tàn lụi. Bởi vậy, đây là lúc chúng ta trân trọng hơn, quý giá hơn những lúc còn được có hình bóng cha mẹ già che chở cho cuộc đời mình.

Tháng bảy, mùa Vu Lan là lúc chúng ta trở về bên gia đình lớn, nơi ta sinh ra, lớn lên. Bên cạnh những hối hả của dòng đời, sẽ còn một nhịp rất chậm nữa. Đó là nhịp của yêu thương, của những phút giây lắng đọng bên gia đình. Chỉ một vài phút giây thôi, chúng ta chiêm nghiệm để thấy mình đã làm được những gì với mẹ cha nơi quê nhà? Mỗi người sẽ chọn cho mình những cách báo hiếu với mẹ cha khác nhau. Với báo Tuổi trẻ Thủ đô, chúng tôi chọn góp thêm những tiếng chuông để nối dài, ngân xa, kết nối những tấm lòng người con với phụ mẫu. Đó là lý do chương trình nghệ thuật đặc biệt mùa Vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” ra đời.

Đức Thánh Chử Đồng Tử - tấm gương Hiếu thảo "vô tiền khoáng hậu"
Chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” nhằm lan toả thông điệp về Đạo Hiếu

Trong tất cả những việc chúng ta làm để báo hiếu mẹ cha trong mùa Vu lan đầy xúc động này, chắc hẳn nhiều người sẽ muốn được thêm những lần được thưởng thức một không gian nghệ thuật sâu lắng. Hiểu được tâm tư đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô và Oscar Media lại tiếp tục chuẩn bị “Ơn nghĩa sinh thành” với tất cả sự trân trọng và yêu thương gửi gắm tới những độc giả thân thuộc của mình.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Ơn nghĩa sinh thành 2023” diễn ra lúc 20h10 ngày 24/8/2023 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Chương trình do báo Tuổi trẻ Thủ đô, Oscar Media phối hợp thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và đài truyền hình các tỉnh, TP và trực tuyến trên các nền tảng của báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Đọc thêm

TP Đà Lạt tạm dừng hoạt động đạp vịt trên hồ Xuân Hương Nhịp điệu cuộc sống

TP Đà Lạt tạm dừng hoạt động đạp vịt trên hồ Xuân Hương

TTTĐ- UBND thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu cơ quan chức năng chấm dứt, thanh lý hợp đồng kinh doanh dịch vụ Pedalo (đạp vịt) đối với các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này tại hồ Xuân Hương và hồ Đa Thiện 3.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch? Du lịch

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cách Gen Z đi du lịch?

TTTĐ - Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới.
Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội! Du lịch

Cuối tuần này, Sơn Tây mở hội!

TTTĐ - Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức vào 20h tối 10/11 với sự góp mặt của những nghệ sỹ nổi tiếng như Hà Anh Tuấn, Trọng Tấn, Phương Linh... Sự kiện này hứa hẹn sẽ là lễ hội lớn nhất trong năm tại thị xã.
Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển Du lịch

Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại các bãi biển

TTTĐ - Đà Nẵng sẽ trồng thêm 3.497 cây dừa tại bãi biển, tạo cảnh quan xanh, bảo vệ bờ biển gắn với hình thành các điểm nhấn check - in cho người dân, du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch biển thành phố.
Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên Du lịch

Bình Thuận khởi động Festival Thanh long đầu tiên

TTTĐ - UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm ngày Du lịch Bình Thuận. Trong đó lần đầu tiên tỉnh tổ chức Festival Thanh long vào năm 2025.
Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng Du lịch

Tìm ý tưởng mô hình nghệ thuật cho bãi biển Đà Nẵng

TTTĐ - Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức cuộc thi “Thiết kế mô hình nghệ thuật tại bãi biển Đà Nẵng 2024” nhằm tiếp tục làm mới và tạo điểm nhấn cảnh quan cho các bãi biển du lịch nổi tiếng của thành phố.
Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích Du lịch

Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt làng cổ Phước Tích

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc chuẩn bị lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền).
TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50% Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Doanh thu du lịch lữ hành tăng gần 50%

TTTĐ - Tổng thu du lịch TP Hồ Chí Minh 10 tháng năm 2024 tăng 11,9% so với cùng kỳ, đạt 82,4% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ lữ hành tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024 Du lịch

Tháng 11 này, Vịnh Hạ Long “nóng” hơn bao giờ hết với Đại nhạc hội Superfest 2024

TTTĐ - Hội tụ dàn nghệ sĩ hàng đầu từ hai show truyền hình ăn khách nhất hiện nay “Anh Trai Say Hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” trong Đại nhạc hội Superfest Halong 2024, cùng loạt ưu đãi đặc quyền hấp dẫn, vịnh di sản Hạ Long đang hứa hẹn là điểm đến “nóng” nhất tháng 11 này, dù trời đã chớm đông.
Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum Du lịch

Cơ hội trải nghiệm văn hóa và khám phá thiên nhiên Kon Tum

TTTĐ - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với chủ đề "Trải nghiệm văn hóa - Khám phá thiên nhiên".
Xem thêm