Tag

Du học sinh đón Tết trong bộn bề khó khăn

Giáo dục 11/02/2021 14:00
aa
TTTĐ - Ngày Tết cận kề, khi quê nhà rộn vang không khí người người nhà nhà sắm sửa trang hoàng nhà cửa, hối hả bên nồi bánh chưng xanh thì cũng là lúc du học sinh nhớ nhà da diết. Bởi thế mà “Ăn Tết xa nhà” đã trở thành nỗi ám ảnh mỗi dịp Tết đến xuân về của du học sinh Việt Nam tại nước ngoài.
Hòn đảo xa xôi tại Nhật Bản được tiếp năng lượng từ du học sinh Việt Nam New Zealand vinh danh sáu cựu du học sinh Việt với những thành tựu nổi bật

Muôn vàn rào cản

Xuân Tân Sửu 2021 là mùa xuân thứ ba Nguyễn Thị Kim Thu, du học sinh tại Canada đón Tết xa nhà. Kim Thu bồi hồi tâm sự: “Những năm trước mình không về nhà vì lo học phí. Mình đã chuẩn bị sẵn kế hoạch năm nay sẽ về đón Tết cùng gia đình mà dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Các chuyến bay không có, mình đành gác lại chờ mọi thứ ổn định hơn”.

Du học sinh đón Tết trong bộn bề khó khăn
Những ngày Tết, du học sinh được đi ngắm hoa anh đào khi Covid-19 chưa bùng phát

Chia sẻ cảm xúc đặc biệt khi đón năm mới trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp ở các nước Châu Âu, Kim Thu cho biết, dịp Giáng sinh các năm trước mình thấy ông già Noel hay cây thông trang trí đủ màu. Năm nay không khí trầm lắng hơn hẳn vì ảnh hưởng dịch bệnh. Mình rất nhớ cảm giác đi dạo thác Niagara và chụp ảnh cùng bạn bè. Vào những dịp lễ này, pháo hoa sẽ được bắn 10 phút với đủ màu sắc và hình dáng. Giờ mọi thứ ảm đạm hơn rất nhiều”.

Nhắc nhớ cái Tết đầu tiên rời vòng tay bố mẹ, một mình lủi thủi nơi đất khách quê người, Lê Thị Kiều Trang, du học sinh ở Nhật Bản vẫn cảm thấy khóe mắt cay cay. Kiều Trang đến Nhật từ năm 2017. “Đó có lẽ là trải nghiệm khó quên nhất trong cuộc đời mình. Bạn cứ thử tưởng tượng một cô gái 18 tuổi tan làm lúc 1h sáng, đi 2 chuyến tàu về nhà rồi gọi Facetime chúc mừng năm mới bố mẹ, đếm ngược đón Giao thừa một mình trong căn phòng trọ vỏn vẹn 11m2 mới thấy cảm giác ấy buồn bã đến mức nào”, Trang nhớ lại.

Dù bao nhiêu cái Tết đi qua thì cũng chẳng dễ dàng...

Chi phí tài chính, dịch bệnh Covid-19 không phải là những rào cản duy nhất với du học sinh mà còn cả vì sự cách biệt văn hóa. Kim Thu tâm sự: “Đối với những du học sinh thì việc hòa nhập văn hóa nước bạn rất quan trọng. Ở Canada, mọi người coi trọng Giáng sinh hơn là Tết. Thế nên, vào Tết Nguyên đán, mình vẫn phải đi học, đi làm, muốn gọi điện về chúc Tết bố mẹ cũng phải tranh thủ giờ nghỉ ngắn ngủi giữa buổi học. Mình còn nhớ lúc đó là giờ nghỉ trưa, gọi về nhà mà khóc như mưa. Vừa chúc mọi người, mình vừa cười lại vừa khóc. Ngồi học mà mình chỉ mong nhanh tan lớp để gọi về nhà thì mong gì được nghỉ 1 hay 2 tuần để về thăm quê”.

Bánh tét - món ăn cổ truyền dân tộc nơi xứ người giúp du học sinh vơi nỗi nhớ nhà khi Tết đến, xuân về
Bánh tét - món ăn cổ truyền dân tộc nơi xứ người giúp du học sinh vơi nỗi nhớ nhà khi Tết đến, xuân về

Trải qua nhiều cái Tết ở một đất nước xa xôi cũng chẳng giúp du học sinh vơi đi nỗi nhớ nhà. Tuy nhiên, qua năm tháng, nỗi nhớ đó sẽ là nguồn động lực để mỗi người cố gắng hơn.

“Ai rồi cũng lớn, cũng phải xa vòng tay cha mẹ. Bản thân mình chỉ là đang tập làm điều đó trước những người khác mà thôi”, Kim Thu tâm sự.

Không giống như Kim Thu hay Kiều Trang, Đinh Linh - du học sinh Việt tại Đài Loan (Trung Quốc) có phần phấn khởi hơn khi người dân ở đây cũng đón Tết Nguyên đán cổ truyền như Việt Nam. “Cái khác lớn nhất là không khí Tết không nhộn nhịp như ở quê hương khiến người ta không có cảm giác là Tết sắp đến. Không có hoa đào, hoa mai cũng không có cây quất mà chỉ có những câu đối đỏ để trang trí nhà cửa.

Nhắc về cái Tết đầu tiên xa nhà, Linh chia sẻ: “Hôm đó mình đi làm về rất muộn vì ở đây họ hay ra ngoài ăn, đón Giao thừa. Hồi đó, mình chưa mua được xe máy nên phải đi xe bus mà cũng chẳng còn chuyến. Mình bắt taxi về nhà một mình, qua ô cửa kính thấy nhà nhà chuẩn bị đón Giao thừa, quây quần đông vui mà mình vừa nhớ nhà vừa tủi thân. Mình đã khóc. Giữa thời khắc ấy, mình mới thực sự thấm thía cái cảm giác ăn Tết xa nhà khó khăn đến thế nào”.

Những cái Tết tiếp theo của Linh cũng dễ dàng hơn vì đã quen được nhiều bạn đồng hương để cùng nhau đón năm mới. Năm nào cũng như năm nào, Linh đi làm suốt Giao thừa. Ở nhà trọ của Linh, nếu ai không đi làm thì sẽ ở nhà nấu cơm, khi về là có thể sẵn sàng cùng đón Giao thừa. Vì vậy, không khí vui và ấm áp hơn trước rất nhiều.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm