Tag

Dự chi cơ sở vật chất hơn nửa tỷ đồng, trường Mầm non Cự Khê khiến phụ huynh bức xúc

Đường dây nóng 19/09/2022 09:00
aa
TTTĐ - Ngày 17/9, nhiều phụ huynh có con theo học tại trường Mầm non Cự Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội) bất bình vì nhà trường dùng số tiền thu thêm của lớp để chi cho việc sửa chữa cơ sở vật chất của trường…
Lập đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa trước thềm năm học mới

Trường “tiền trảm hậu tấu”?

Theo phụ huynh trường Mầm non Cự Khê, sau cuộc họp cha mẹ học sinh ngày 11/9, các phụ huynh 6 lớp (gọi là các lớp xã hội hóa) được cô giáo Đào Thị Phương Nghi - Hiệu trưởng nhà trường phổ biến về các khoản thu đầu năm. Trong đó có khoản thu ủng hộ cơ sở vật chất đầu năm đối với học sinh mới vào trường như rèm cửa, điều hòa, với mức thu từ 200.000 - 500.000 đồng/học sinh (tùy theo độ tuổi); Thêm vào đó là tiền quỹ trường với mức thu 100.000 đồng/học sinh. Đây là khoản thu tách bạch với quỹ lớp.

Dự chi cơ sở vật chất hơn nửa tỷ đồng, trường Mầm non Cự Khê khiến phụ huynh bức xúc
Bảng kế hoạch dự toán chi cơ sở vật chất với số tiền hơn nửa tỷ đồng

Đối với 6 lớp xã hội hóa, các phụ huynh cho biết mức thu là 500.000 đồng/học sinh/tháng. Đây là khoản thu riêng, khác với các lớp học bình thường, được lý giải rằng học sinh sẽ học theo phương pháp Reggio Emilia. Theo đó, học sinh theo học các lớp này sẽ được hoạt động trải nghiệm nhiều hơn, lớp ít học sinh hơn, sạch đẹp và cô giáo có chuyên môn tốt...

Điều đáng nói, theo các phụ huynh, đến ngày 11/9 họ mới được biết số tiền 500.000 đồng mỗi tháng để học lớp xã hội hóa sẽ được chia làm 2 phần, trong đó 50% số tiền được đưa về nhà trường và 50% giữ lại cho các lớp.

Đối với 50% nộp về cho nhà trường sẽ được dùng để nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường như: Mái tôn, sân sau các lớp, mua máy in, máy tính... Đáng lưu ý, bảng kế hoạch chi phí này chưa được phụ huynh thông qua.

Theo một phụ huynh có con theo học tại lớp xã hội hóa này do mong muốn con mình được học theo phương pháp mới nên đồng ý đăng ký. Tuy nhiên, nếu khoản thu nêu trên được dùng cho việc xây dựng cơ sở vật chất của trường thì phụ huynh rất bất bình. Hơn nữa, mặc dù nói là tự nguyện nhưng các phụ huynh cho rằng đã bị động trong việc chi tiêu các khoản đóng góp khi nhà trường "tiền trảm hậu tấu", cho xây dựng, sửa chữa trước các công trình.

Theo chia sẻ của phụ huynh, họ mong muốn con mình được học lớp phương pháp mới nên xin vào các lớp học này. Tuy nhiên, khi biết khoản tiền đóng thêm không phải để phục vụ hết cho việc học tập của con mà lại dành chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất của trường thì họ rất bất bình.

Dự chi cơ sở vật chất hơn nửa tỷ đồng, trường Mầm non Cự Khê khiến phụ huynh bức xúc
Bức xúc với cách làm không hợp lý của nhà trường, phụ huynh làm đơn phản ánh lên các cấp

Phụ huynh đã phản ánh việc này ngay tại buổi họp với hiệu trưởng nhà trường nhưng nhận được câu trả lời nếu không đồng ý với các khoản thu chi, họ có thể chuyển con sang lớp bình thường.

“Phụ huynh thắc mắc rằng những khoản chi này là phục vụ chung cho cả trường thì phải tính phân bổ cho các năm. Tại sao lại dồn hết lên cho 6 lớp xã hội hóa chịu? Năm sau, con chúng tôi có phải đóng khoản kinh phí 500.000 đồng/tháng nữa không?”, phụ huynh đặt câu hỏi.

Các phụ huynh không đồng tình bởi tiền đóng góp cơ sở vật chất đầu năm họ vẫn phải đóng như các lớp thường: “Trường cũng có chi phí phân bổ sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất do huyện cấp hàng năm, tại sao sửa chữa bổ sung lại chia riêng cho 6 lớp?".

Phụ huynh cũng bất bình bởi dù nói tự nguyện nhưng lại bị động trong việc chi tiêu các khoản này. Họ không được tham gia bàn bạc, thảo luận những việc nhà trường đã làm và thông tin chỉ mang tính chất thông báo.

“Chúng tôi chưa đóng tiền tham gia lớp xã hội hóa nhưng một số hạng mục đã được thi công rồi”, một phụ huynh bức xúc nói.

Dù còn nhiều bức xúc nhưng không được hiệu trưởng nhà trường thấu hiểu, nhóm phụ huynh đã làm đơn phản ánh gửi lên các cấp để mong được làm rõ.

Phòng GD&ĐT huyện yêu cầu nhà trường rút kinh nghiệm

Để làm rõ vấn đề này, ngày 17/9, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã nhiều lần liên hệ bà Đào Thị Phương Nghi, Hiệu trưởng trường Mầm non Cự Khê song không nhận được phản hồi.

Trao đổi với báo chí, ông Đoàn Việt Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai, cho biết đã nắm bắt thông tin. Sáng 17/9, ông Dũng đã có buổi làm việc với trường về vấn đề này.

Dự chi cơ sở vật chất hơn nửa tỷ đồng, trường Mầm non Cự Khê khiến phụ huynh bức xúc
Trường Mầm non Cự Khê

Buổi làm việc có sự tham gia của Ban Giám hiệu, 27 giáo viên đại diện của 27 lớp và hơn chục phụ huynh đại diện, trong đó, 8 phụ huynh đứng đơn phản ánh trường lấy tiền của các lớp xã hội hóa để làm việc khác.

Theo ông Dũng, một số lớp mong muốn con em được học tập trong điều kiện tốt hơn nên đóng góp khoản tiền 500.000 đồng/tháng để mua thiết bị dạy học phục vụ trực tiếp cho con em.

"Tuy nhiên, hiệu trưởng lại muốn trường đẹp, có mái tôn che sân đỡ mưa nắng. Do đó, trường quyết định lớp giữ lại 50% còn 50% dùng cho việc bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất chung toàn trường. Các phụ huynh ý kiến khoản dùng cho việc bổ sung, sửa chữa toàn trường chỉ nên khoảng 20%. Sau đó, hiệu trưởng nói đừng mặc cả với cô giáo nên phụ huynh bức xúc cho rằng tiền họ bỏ ra trực tiếp cho con em mình, tại sao lại được nhà trường mang đi làm việc khác”, ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, vấn đề nảy sinh từ việc trường chỉ thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng sau đó lại yêu cầu tất cả phụ huynh thực hiện theo.

Ông Dũng cho hay kết thúc cuộc họp sáng 17/9, tất cả đã thống nhất tiền của phụ huynh đóng thêm phải dành cho con em họ, không được làm việc khác. Theo ông Dũng, hiện các phụ huynh cũng đã hoàn toàn đồng tình với hướng giải quyết trên. Số tiền đóng góp 500.000 đồng/tháng cho các lớp thực hiện phương pháp tiếp cận mới cũng vì thế được điều chỉnh thành 500.000 đồng/năm học.

Ông Dũng cũng yêu cầu nhà trường rút kinh nghiệm khi thực hiện các khoản thu xã hội hóa, tài trợ... phải theo đúng các quy định và phải được sự đồng thuận của phụ huynh, được Phòng GD&ĐT huyện phê duyệt.

Đọc thêm

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc Đường dây nóng

Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc

TTTĐ - UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, sẽ phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng thông tin sai lệch về việc một hộ dân trên địa bàn sơn cờ Tổ quốc trên tường nhà.
Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức Đường dây nóng

Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức

TTTĐ - Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoài Đức (Hà Nội) khẳng định không có việc bảo kê, ưu tiên cho "cò" khi nộp hồ sơ, làm thủ tục.
Xem thêm