Tag

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh

Môi trường 28/10/2023 10:51
aa
TTTĐ - Tăng trưởng xanh đang được xem là một xu thế tất yếu trên con đường hướng đến phát triển bền vững. Để hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, nhiều giải pháp cần được triển khai một cách đồng bộ.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon, thúc đẩy kinh tế xanh Du lịch TP Hồ Chí Minh thúc đẩy tăng trưởng xanh Hiện thực hóa kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam

Doanh nghiệp lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược

Trung bình, Việt Nam gánh chịu thiệt hại trực tiếp về tài sản khoảng 2,4 tỷ USD hàng năm, tương đương 0,8% GDP do các hiện tượng khí hậu cực đoan.

Để giảm thiểu thiệt hại do tác động môi trường, các chuyên gia cho rằng, chúng ta cần chú trọng hơn vào số hóa, xanh hóa, sự cân đối và hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường sẽ giúp Việt Nam hoàn thành nhanh hơn mục tiêu dài hạn về phát triển bền vững và trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh
Nhiều doanh nghiệp chú trọng chú trọng hơn vào số hóa, xanh hóa (Ảnh minh họa)

Theo kết quả tính sơ bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP năm 2022 là 14,26%, tỷ trọng kinh tế số trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt khoảng 8,47%.

Các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh được đẩy mạnh. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển.

Cơ cấu ngành công nghiệp tiếp tục chuyển dịch tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo, giảm dần ngành công nghiệp khai khoáng, chuyển dần từ các ngành thâm dụng lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.

Một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa như thương mại và thanh toán điện tử, ngân hàng điện tử, giáo dục đào tạo trực tuyến... hình thành các sản phẩm dịch vụ hiện đại, chất lượng cao.

Phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững hiện đang là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu Việt Nam đang hướng tới.

Đến nay, Việt Nam đã và đang có các chiến lược tăng trưởng xanh như Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn.

Các nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đây được coi là chìa khóa đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược và lợi thế cạnh tranh như sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã đầu tư nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng

Với mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường, việc thực hiện tăng trưởng xanh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh một số lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, sự quyết tâm của Chính phủ, vẫn còn nhiều thách thức.

Đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh đang được xem là một xu thế tất yếu trên con đường hướng đến phát triển bền vững (Ảnh minh họa)

Cụ thể như: Tăng trưởng xanh là khái niệm mới, đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định chuyển từ nhận thức sang hành động, từ thói quen và cách thức sản xuất, tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh. Nền kinh tế còn tiêu thụ khá nhiều năng lượng. Chúng ta còn thiếu nhiều công cụ chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội hành động theo hướng tăng trưởng xanh.

Theo Ths. Trần Thị Ái Diễm (Học viện Ngân hàng), đối với những thách thức trên, cần triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp để tăng hiệu quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Bà Diễm cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho tất cả cộng đồng về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh nhằm hướng tới phát triển bền vững; Tập trung phát triển đồng bộ các nguồn lực của kinh tế xanh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên, chúng ta cần sử dụng hợp lý và tiết kiệm, đặc biệt khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, nước và gió.

Với khoa học công nghệ, hiện nay việc đổi mới công nghệ được xem là công cụ có tính quyết định đối với các nước xây dựng nền kinh tế xanh và đây cũng là biện pháp cắt giảm chi phí do chất thải gây ra. Đặc biệt, chúng ta cần chú trọng đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ xanh và sạch, chẳng hạn như công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý chất độc hại...

Theo bà Diễm, để thực hiện được điều này thì nền kinh tế nhất thiết phải có nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố cốt lõi của sự nghiên cứu, sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, xanh và sạch vào sản xuất. Vì vậy, chúng ta cần phải có những chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng nhằm chuẩn bị lực lượng lao động và quản lý cho quá trình xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm