Tag

Đông Anh chủ động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 31/07/2019 17:08
aa
TTTĐ - Sáng 31/7, huyện Đông Anh (Hà Nội) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”. Tới dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu, cùng đại diện một số sở, ban ngành của thành phố.

Đông Anh chủ động, sáng tạo xây dựng nông thôn mới

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng khen thưởng các cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Chương trình 02 trên địa bàn huyện Đông Anh (Ảnh: Bá hoạt/ Hànộimới)

Bài liên quan

Tiếp tục phát huy các lợi thế trong công tác xây dựng nông thôn mới

Tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng nông thôn mới có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy kiểm tra sản xuất nông nghiệp và kiểm dịch tại Sóc Sơn

Hà Nội: Khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh

Phú Xuyên: Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao

22/23 xã đạt chuẩn

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho biết: Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”, đến nay, huyện Đông Anh đã có 22/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, riêng xã Dục Tú đã xây dựng lộ trình về đích trong năm 2019. Huyện Đông Anh cũng đã được Chính phủ trao bằng công nhận “Huyện nông thôn mới” năm 2016 và là địa phương thứ hai trong tổng số 4 huyện của Hà Nội có được vinh dự này.

Bên cạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, những năm qua, Đông Anh cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 1,5%/năm; thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp đạt 250 triệu đồng. Huyện cũng đã xây dựng thành công thương hiệu “Nếp cái hoa vàng Đông Anh”, cùng một số nhãn hiệu tập thể như: “Gỗ mỹ nghệ Vân Hà”, đậu làng Chài xã Võng La, “Quất cảnh Tàm Xá” xã Tàm Xá và “bún Mạch Tràng” xã Cổ Loa…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng thăm gian hàng bên lề hội nghị
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng thăm gian hàng bên lề hội nghị

Cùng với việc phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn huyện Đông Anh ngày một thay đổi. Toàn huyện đã xây dựng, cải tạo gần 800km đường giao thông, thủy lợi nội đồng; xây dựng, cải tạo 117 nhà văn hóa thôn và 8 trung tâm văn hóa xã; Hỗ trợ cải tạo, xây dựng 734 nhà ở cho người có công với cách mạng; 318 nhà cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa, qua đó, giải quyết xong nhà dột nát cho người có công và hộ nghèo trên địa bàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,9% còn 1,15%. Thu nhập bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi từ 20 triệu đồng/năm (2010), lên 47 triệu đồng/năm (cuối năm 2018), dự kiến năm 2019, thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/năm.

Có được kết quả trên, bên cạnh sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân, còn phải kể tới nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới rất lớn. Từ năm 2011 đến nay, huyện Đông Anh đã huy động được 7.523 tỷ đồng để thực hiện Chương trình số 02. Trong đó, nguồn lực xã hội hóa do tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và Nhân dân đóng góp trên 344 tỷ đồng.

Xây dựng nhiều bài học kinh nghiệm quý

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của huyện Đông Anh trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh: Huyện đã chủ động nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, kịp thời xây dựng các chương trình với lộ trình, cách làm phù hợp với tình hình địa phương; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá của từng giai đoạn; tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia, ủng hộ tích cực của nhân dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cho rằng, kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình 02 của Đông Anh là bài học thiết thực cho các địa phương trên địa bàn Hà Nội.

"Huyện Đông Anh đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong xây dựng nông thôn mới. Huyện đã chọn quy hoạch đi trước một bước là rất khoa học. Bài học kinh nghiệm và kết quả đạt được hôm nay của Đông Anh là quá trình nỗ lực liên tục cùng công sức đóng góp của các thế hệ cán bộ lãnh đạo và nhân dân trong huyện" - đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chúc mừng kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Anh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng chúc mừng kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện Đông Anh

Dù đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tuy nhiên đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình thực hiện Chương trình 02 trên địa bàn huyện, như tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch chưa cao, mới đạt hơn 50%. Bên cạnh đó, huyện cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên; tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động tới từng cộng đồng dân cư, từng hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia bàn bạc.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Đông Anh cần tiếp tục phát triển nông nghiệp sinh thái, tạo vành đai xanh gắn với phát triển du lịch và bảo vệ môi trường; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp...

Đối với mục tiêu xây dựng NTM, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị các cấp uỷ, chính quyền huyện Đông Anh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để huy động đa dạng nguồn lực trong xã hội tham gia thực hiện Chương trình; Nhân rộng cách làm hay, mô hình tốt, khen thưởng kịp thời các điển hình tiên tiến. Nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt để tiếp cận với các tiêu chí của phường, quận theo hướng bền vững.

Đặc biệt, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng ghi nhận và đánh giá cao Đề án đầu tư, xây dựng huyện Đông Anh thành quận với hệ thống giải pháp thiết thực được thể hiện thông qua 12 đề án thành phần, 24 đề án xây dựng xã thành phường...; Qua đó, không chỉ tạo diện mạo mới cho địa bàn mà còn bảo đảm xây dựng đô thị hiện đại, thông minh, bền vững...

Tại hội nghị, huyện Đông Anh đã biểu dương, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy trên địa bàn huyện.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm