Tag

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nông thôn mới 23/01/2023 08:10
aa
TTTĐ - Nhờ tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, vận động người dân cùng chung tay xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới, đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những đổi thay đáng kể. Các chính sách dân tộc được triển khai kịp thời, đúng địa bàn, đúng đối tượng và nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con.
Tăng cường công tác tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Chương trình Xuân biên giới với trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số 2023 MTTQ TP Hà Nội gặp mặt văn nghệ sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, người dân tộc thiểu số tiêu biểu Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội

Đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng cao

Hà Nội hiện có 153 thôn thuộc 14 xã của 5 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung theo cộng đồng. Những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi hộ dân, khu vực này đổi thay từng ngày...

Tại huyện Ba Vì - địa phương có 7 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống những năm gần đây có nhiều thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, hạ tầng cơ sở ngày càng đồng bộ, khang trang, sạch đẹp. Trong đó, đặc biệt nhất là xã Ba Vì - nơi có tới 98% dân số là người đồng bào dân tộc Dao sinh sống.

Người Dao Ba Vì nổi tiếng với nghề thuốc Nam, do đó những mảnh vườn, thửa ruộng của bà con nơi đây không trồng rau, trồng lúa nhiều như các xã khác mà các gia đình ở xã Ba Vì trồng cây thuốc Nam.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người Dao Ba Vì nổi tiếng với nghề thuốc Nam

Chủ tịch UBND xã Lăng Văn Hà cho biết: Người dân tộc Dao ở xã Ba Vì sinh sống tập trung tại 3 thôn với khoảng 550 hộ dân, toàn xã có hơn 300 hộ gia đình phát triển nghề làm thuốc Nam. Không chỉ phát triển quy mô hộ, người dân đã tập hợp, thành lập được 9 hợp tác xã thuốc Nam để đưa nghề truyền thống phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

Hiện nay, cả 3 thôn của xã: Yên Sơn, Hợp Sơn và Hợp Nhất đều đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận làng nghề thuốc Nam truyền thống. Năm 2021, thu nhập bình quân của xã đã đạt 61 triệu đồng/người/năm; Hộ nghèo giảm, chỉ còn 1,8%.

Chia sẻ về những trăn trở trong việc duy trì nghề trồng, chế biến thuốc Nam, bà Triệu Thị Lan (xã Ba Vì, huyện Ba Vì) cho biết: "Để tìm được những vị thuốc quý hiếm, ẩn mình trên núi cao đại ngàn, người Dao phải khổ công lặn lội trong rừng sâu, núi thẳm để tìm kiếm. Nghề thuốc muốn duy trì và phát triển, không chỉ dừng lại ở việc sử dụng dược liệu để bốc thuốc mà còn bắt đầu từ công việc tìm kiếm cây thuốc, chế biến, bắt bệnh và bốc thuốc.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người Dao ở Ba Vì đã tập hợp, thành lập được 9 hợp tác xã thuốc Nam để đưa nghề truyền thống phát triển bài bản hơn, mang lại nguồn thu nhập cao hơn

Đa số người Dao ở xã Ba Vì đều có những hiểu biết nhất định về nghề trồng, chế biến thuốc Nam. Hiện nay, nhiều cây thuốc quý chỉ có ở cốt 400 trở lên. Do vậy, để hỗ trợ bà con làm nghề, Nhà nước cần có những chính sách bảo tồn các cây thuốc quý, trong đó đặc biệt quan tâm đến chế độ trồng, chăm sóc có sự tham gia của cộng đồng. Làm được như vậy, vừa bảo vệ rừng, vừa tạo kế sinh nhai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, cần xây dựng thương hiệu và hỗ trợ quảng bá những bài thuốc tốt của đồng bào dân tộc Dao để nhiều người biết đến...”.

Nhờ các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi phát triển kinh tế, hợp tác xã thuốc Nam của người Dao Ba Vì được ra đời. Ngoài tìm kiếm các loại thuốc quý trong rừng, những năm qua, nhiều hộ dân ở đây đã xây dựng được vườn thuốc Nam tại gia đình, vừa bảo tồn các loại thuốc quý, vừa chủ động nguồn dược liệu phát triển kinh tế hộ gia đình.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người dân xã An Phú (Mỹ Đức) có thu nhập cao hơn nhờ chuyển từ trồng lúa sang sen

Không chỉ ở vùng quê Ba Vì, đổi thay cũng đến với An Phú - xã duy nhất của huyện Mỹ Đức có đồng bào dân tộc Mường sinh sống tập trung, chiếm 68% dân số. Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Nguyễn Mạnh Ngự cho biết: Do địa hình nằm trong “lòng chảo”, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang nên trước khi có cây sen, người dân An Phú chỉ trồng được mỗi năm một vụ lúa. Nghề phụ không có nên cái đói, cái nghèo vẫn bủa vây người dân.

Giờ đây, được sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, cả xã đã chuyển đổi được khoảng 178ha từ lúa sang sen, chủ yếu ở các thôn: Đức Dương, Đồng Văn, Đồi Dùng và một số vùng nhỏ lẻ như: Nam Hưng, Thanh Hà, Đồng Chiêm, Ái Nàng. Vừa đẹp, vừa cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân chuyển sang trồng sen ngày một nhiều. Ngoài thu hoạch hoa, lá, hạt, các hộ còn đầu tư cầu tre khắp đồng để du khách trải nghiệm, chụp ảnh, thêm nguồn thu nhập.

Cần có nhiều chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trong những năm qua, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số của Hà Nội đã được Trung ương và thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế, qua đó, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh

Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết: Đến nay, cả 14 xã dân tộc miền núi của Hà Nội đã đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong đó, nhiều công trình ở các xã dân tộc miền núi còn được xây dựng quy mô lớn hơn nhiều so với xã đồng bằng như: Giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học… bởi ở các xã này có quỹ đất lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh diện mạo mới từng ngày, khu vực dân tộc thiểu số của Thủ đô vẫn còn một số khó khăn. Đó là địa hình chủ yếu là đồi núi, cách xa trung tâm; Dân cư sinh sống phân tán, dễ bị ảnh hưởng của thiên tai. Hơn nữa, kết cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí, trình độ tổ chức sản xuất, kỹ năng lao động, khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của một bộ phận còn hạn chế... Mặt khác, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở các xã này so với các địa phương khác còn cao.

Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân khu vực 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô, Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh đề xuất, các cấp, các ngành chức năng cần ưu tiên bố trí nguồn lực và có chính sách đặc thù để triển khai thực hiện chính sách dân tộc đã ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bên cạnh đó, thành phố sớm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức hỗ trợ phát triển sản xuất và chi phí quản lý dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch, phát triển làng nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Đồng thời, thành phố cũng cần bổ sung các nguồn vốn vay như vốn vay giải quyết việc làm, vay hỗ trợ sản xuất, vay xuất khẩu lao động để mở rộng sản xuất, thu hút lao động, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, tạo thêm thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong xây dựng Nông thôn mới...

Đọc thêm

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc Nông thôn mới

Hội chợ Làng nghề Việt Nam: Hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc

TTTĐ - Sáng 3/10, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai mạc "Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 năm 2024". Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000 m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu Nông thôn mới

Bài cuối: Nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Có thể thấy, sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, việc nghiên cứu đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai Nông thôn mới

Bài 3: Nỗ lực phục hồi sản xuất và tái thiết sau thiên tai

TTTĐ - Sau khi bão và hoàn lưu bão đi qua, ngành nông nghiệp Hà Nội đã và đang chuẩn bị mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả, khôi phục lại sản xuất nông nghiệp sau khi nước lũ rút nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô trong thời gian sớm nhất.
Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3 Nông thôn mới

Hơn 2.346 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

TTTĐ - TP Hà Nội đã triển khai một số chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất với tổng số kinh phí trong giai đoạn 2024-2025 là 2.346,18 tỷ đồng.
Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ Nông thôn mới

Bài 2: Quặn lòng nhìn tài sản bị cuốn trôi theo dòng nước lũ

TTTĐ - Từng là nhữn g vùng quê trù phú, giờ đây, nhiều cánh đồng, trang trại, bãi bồi… tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội trở nên tan hoang, xơ xác sau cơn bão số 3 và trận mưa lũ lịch sử. Phần lớn lúa, hoa màu, cây cảnh, vật nuôi… của bà con nông dân đều ra đi sau cơn thịnh nộ của đất trời. Ước tính thiệt hại của ngành nông nghiệp Thủ đô sau trận bão, lũ vừa qua lên tới trên 2.286 tỷ đồng.
Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ Nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thủ đô “hồi sinh” sau bão, lũ

TTTĐ - Hơn hai tuần kể từ khi cơn bão số 3 (YAGI) đổ bộ vào Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, nền nông nghiệp Thủ đô dường như trở về “con số 0”. Lúa, hoa màu, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm… đều bị thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản, kéo theo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung hàng hóa, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong những tháng cuối năm. Vậy thành phố, các ban, ngành có giải pháp, chính sách như thế nào trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, giúp ngành nông nghiệp“vượt bão”, tiếp tục giữ vững vai trò là lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô?
Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Quảng Nam có đủ điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Với những lợi thế sẵn có tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có thể xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.
Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ Nông thôn mới

Khẩn trương bù đắp sản lượng lương thực bị thiếu hụt do bão, lũ

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các quận, huyện, thị xã chủ động rà soát, đề xuất nhu cầu hỗ trợ để phát triển sản xuất cây vụ Đông, khôi phục sản xuất, bù đắp sản lượng lương thực, thực phẩm bị thiếu hụt do ảnh hưởng của bão, lũ.
Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước Nhịp sống phương Nam

Bạc Liêu nỗ lực trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước

TTTĐ - Tỉnh Bạc Liêu đã đứng đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh. Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh đầu tư Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm (Khu công nghệ cao phát triển tôm) với mục tiêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Xem thêm