Tag

Sacombank bất ngờ trình cổ đông kế hoạch chia cổ tức

Kinh tế 25/04/2025 15:25
aa
TTTĐ - Sacombank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm tài chính 2024 qua thống nhất thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Sacombank tiếp tục chuyển mình theo xu thế số Sacombank tiếp lửa tinh thần thể thao Sacombank ký hợp tác nâng cao kiến thức tài chính số cho giới trẻ Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng
Hơn 1.000 cổ đông có mặt từ sớm để tham dự Đại hội
Hơn 1.000 cổ đông có mặt từ sớm để tham dự Đại hội

Dấu ấn hoạt động năm 2024

Trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam đối diện với nhiều thách thức, Sacombank đã hoàn thành khá toàn diện kế hoạch đã đặt ra nhờ bám sát chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chuyển đổi số hiệu quả, đón đầu sự dịch chuyển các xu hướng sản xuất và tiêu dùng.

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 12.720 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ; tăng trưởng tín dụng đạt 11,7%, nâng tổng dư nợ chạm mốc 539.315 tỷ đồng - chiếm 3,4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; tổng nguồn vốn huy động tăng mạnh 16,7%, vượt 106% kế hoạch. Trong đó, huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng cao (85,6%), riêng CASA tăng 9,3%, giúp Sacombank duy trì nguồn vốn ổn định và chi phí vốn cạnh tranh; tỷ lệ ROA, ROE tăng ổn định, lần lượt đạt 1,42% và 20,03%.

Chủ tọa đoàn Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2024 của Sacombank
Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2024 của Sacombank

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng nội bảng được kiểm soát ở mức 2,08%, giảm nhẹ so với đầu năm. Các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng theo quy định của NHNN. Đáng chú ý, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) ở mức 10,14% - cao hơn đáng kể so với mức 8% theo quy định, cho thấy Sacombank vẫn duy trì được biên độ tài chính an toàn.

Những thành quả ấn tượng này được Sacombank kiến tạo trong điều kiện chưa được tăng vốn điều lệ kể từ năm 2016 - một yếu tố đang giới hạn quy mô và năng lực cạnh tranh của Sacombank. Việc ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cho thấy khả năng vận hành linh hoạt, khai thác tối đa nguồn lực hiện hữu và quản trị rủi ro chặt chẽ.

Triển vọng tăng trưởng năm 2025

Đây cũng là năm đầu tiên sau 9 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu, Sacombank lên kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông trong bối cảnh ngân hàng đã gặt hái được nhiều thành quả tích cực.

Cụ thể, Sacombank đã xử lý thêm 76.695 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng thuộc Đề án, giảm tỷ trọng của hạng mục này trong tổng tài sản xuống còn 2,4%. Đặc biệt, Sacombank đã hoàn tất xử lý toàn bộ 21.576 tỷ đồng lãi dự thu được khoanh thuộc Đề án và trích lập 100% dự phòng cho toàn bộ danh mục nợ tồn đọng còn lại chưa xử lý.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm -  Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng giám đốc Sacombank trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật năm 2024
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nổi bật năm 2024

Về vấn đề chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, tờ trình nêu rõ, sau khi được NHNN chấp thuận, HĐQT sẽ xây dựng phương án chi tiết và lấy ý kiến cổ đông trước khi triển khai.

Hiện lợi nhuận hợp nhất giữ lại chưa phân phối của Sacombank lũy kế đã lên tới 25.352 tỷ đồng. Sacombank đã sẵn sàng cả về trách nhiệm và nghĩa vụ, kỳ vọng sẽ được phê duyệt tái cơ cấu thành công trong năm nay, mở đường cho các chiến lược phát triển quy mô và đột phá hơn.

Cổ đông tham gia thảo luận các vấn đề tại Đại hội
Cổ đông tham gia thảo luận các vấn đề tại Đại hội

Bên cạnh đó, trên cơ sở được Đại hội đồng cổ đông thông qua cũng như nắm bắt các xu hướng tài chính sắp tới, Sacombank đặt kế hoạch năm 2025 tăng trưởng nhiều chỉ tiêu quan trọng từ 10 - 15%.

Cụ thể, tổng tài sản tăng lên 819.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 14.650 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 614.400 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 736.300 tỷ đồng, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tuân thủ đúng quy định của NHNN.

Với phương châm "Chuyển đổi - hiệu quả - bền vững", Sacombank tiếp tục số hóa toàn diện, đặc biệt là ứng dụng AI để nâng cao năng suất lao động và gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Ngân hàng đồng thời kiểm soát chi phí hiệu quả, tối ưu hóa mô hình vận hành, phát triển hệ sinh thái đối tác, nhất là đối tác công nghệ và triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ độc đáo, thu hút và tăng trưởng mạnh mẽ quy mô khách hàng.

Đọc thêm

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai Kinh tế

Tập đoàn IPPG tìm hiểu về Khu thương mại tự do tại Đồng Nai

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức hoan nghênh Tập đoàn IPPG đến tìm hiểu đầu tư, đồng thời yêu cầu các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp cùng trao đổi, bàn bạc những vấn đề cụ thể, hướng tới xây dựng thành công một khu thương mại tự do trên địa bàn.
Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Nhiều chính sách đột phá, chưa có tiền lệ cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra nhiều nhiệm vụ và giải pháp mang tính chất đột phá, chưa có tiền lệ dành cho kinh tế tư nhân. Người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm, mong đợi các chính sách này sớm được cụ thể hóa.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án Kinh tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho ý kiến về nguyên tắc, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo 751 (theo Quyết định số 751/QĐ-TTg ngày 11/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ) với lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương về nguyên tắc, giải pháp dự kiến giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng, vào chiều 15/5.
Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Ngày 16/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Sáng mai 16/5, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân...
Đắk Lắk: Tăng tốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công Kinh tế

Đắk Lắk: Tăng tốc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trọng điểm, đặc biệt là vấn đề giải phóng mặt bằng và thủ tục hành chính, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân Thị trường - Tài chính

Tháo gỡ ngay các vấn đề cấp bách tác động đến kinh tế tư nhân

TTTĐ - Cơ quan soạn thảo đã đưa vào dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân những vấn đề cấp bách...
Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo" Doanh nghiệp

Cần nhiều chính sách cho doanh nghiệp "hạt nhân", "đầu kéo"

TTTĐ - Những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa rất cần có doanh nghiệp là hạt nhân là đầu kéo mới có thể phát triển được. Do đó, cần các chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế, thuê đất dài hạn, hỗ trợ chi phí... để các doanh nghiệp có thể giảm chi phí giá thành sản xuất và cạnh tranh được trên thị trường
HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số Doanh nghiệp

HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

TTTĐ - Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025 - 2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.
ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR Doanh nghiệp

ROX Group nhận giải thưởng quốc tế cho đổi mới quản trị và CSR

TTTĐ - Trong năm thứ 3 được vinh danh tại Stevie Awards, ROX Group đã nhận Giải Vàng cho hạng mục “Đổi mới sáng tạo về quản trị doanh nghiệp” và Giải Đồng cho “Thành tựu đổi mới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.
Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân Kinh tế

Hàng loạt cơ chế đặc thù tạo “đòn bẩy” cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân đề xuất quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Bộ Chính trị nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW, tạo “cú hích, đòn bẩy, điểm tựa” tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân...
Xem thêm