Đổi tên Bưu điện Hà Nội: Người dân băn khoăn, tiếc nuối
TTTĐ - Mấy tháng qua, tòa nhà “Bưu điện Hà Nội” được đổi tên thành “VNPT Hà Nội”. Việc này đã và đang gây ra nhiều phản ứng từ phía người dân. Để tìm hiểu vấn đề này, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phỏng vấn lấy ý kiến người dân xung quanh khu vực Hồ Gươm – nơi họ có thể ngắm trọn vẻ đẹp của tòa nhà với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của Hà Nội.
Người dân Hà Nội băn khoăn, trăn trở khi tòa nhà Bưu điện Hà Nội bị đổi tên thành VNPT Hà Nội
Bài liên quan
Chương trình nghệ thuật chào mừng Hà Nội - Việt Nam chính thức đăng cai Giải đua xe F1
Yêu Hà Nội qua từng khoảnh khắc nhỏ
Bác Lê Thị Ngọc Oanh (61 tuổi) ở Hàng Bồ: “Nên giữ lại nét văn hóa cổ”
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đã quen với những hình ảnh của Hà Nội có mang dòng chữ Bưu Điện Hà Nội. Đó là những ký ức của nhiều người dân Thủ đô và người dân cả nước. Không hiểu sao mấy tháng gần đây, họ lại đổi thành “VNPT Hà Nội”. Muốn đổi ở đâu thì đổi, trong lòng phố cổ thì nên giữ lại. Thực sự tôi cảm thấy tiếc; đồng thời mong muốn để lại tên cũ như trước kia. |
Bác Đào Văn Lập (75 tuổi) ở Hàng Quạt: “Bưu điện Hà Nội là của Việt Nam”
Trước kia người dân muốn gửi thư là ra Bưu điện Hà Nội, bây giờ đổi thành VNPT Hà Nội, những người có tuổi như chúng tôi không hiểu VNPT là gì, chỉ biết đây là một nhà mạng, là tiếng nước ngoài và không biết đến đó có gửi được thư không? Việc xã hội ngày càng phát triển là điều tốt. Tuy nhiên, phát triển theo kiểu này tôi không đồng tình. Dù sao vẫn phải giữ nét cổ, văn hóa cổ bởi nói đến “Bưu điện Hà Nội người ta biết ngay đó là của Việt Nam. |
Anh Hoàng Minh Tiến (35 tuổi) ở Cầu Giấy: “Tự hào vì đã được làm việc ở tòa nhà”
Trước kia tôi làm ở VNPT Hà Nội, tòa nhà vẫn mang tên “Bưu điện Hà Nội”. Giờ đổi thành tên “VNPT Hà Nội” thì quả là tiếc. Vì trước kia, chỉ cần nói đến Bưu điện Hà Nội thì ai cũng biết, thậm chí không cần nói địa chỉ vẫn có thể đến được. Đó không chỉ là cái tên, mà còn là văn hóa, lịch sử. Tôi tự hào vì từng làm việc ở tòa nhà đó. |
Bạn Nguyễn Văn Hà (20 tuổi) ở Gia Lâm: “Muốn góp thêm tiếng nói để giữ lại tên Bưu điện Hà Nội”
Là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tôi mong muốn góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình để Thủ đô Hà Nội giữ lại được những giá trị lịch sử tiêu biểu giống như tòa nhà “Bưu điện Hà Nội”. Nếu muốn khẳng định thương hiệu, VNPT Hà Nội có thể để thêm dòng chữ này nhỏ hơn và ở dưới chữ Bưu điện Hà Nội. |
Bạn Nguyễn Thúy Hường (19 tuổi): “Giới trẻ hiểu và tôn trọng lịch sử”
Bưu điện Hà Nội là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất nơi đây. Là thanh niên, sinh viên thế hệ mới, chúng tôi tự hào vì những minh chứng lịch sử như tòa nhà “Bưu điện Hà Nội” còn tồn tại đến ngày nay, để chúng tôi hiểu hơn và tôn trọng những giá trị lịch sử. Vì thế mà việc đổi tên “Bưu điện Hà Nội” khiến nhiều người lạ lẫm, băn khoăn về giá trị lịch sử liệu có biến mất, thay thế? Quan điểm cá nhân tôi là mong muốn cơ quan chủ quản để lại tên tòa nhà như trước kia. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm
Nghệ thuật
Hướng tới, quy tụ và huy động đóng góp từ cộng đồng
TTTĐ - Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 có hơn 100 hoạt động, hơn 1000 tác phẩm sáng tạo cùng sự góp sức của trên 500 người thực hành thiết kế sáng tạo. Nhiều hoạt động hưởng ứng trải rộng khắp các địa phương tại Thủ đô. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của Lễ hội trong cộng đồng. Cộng đồng không chỉ là đối tượng hướng đến của Lễ hội, mà Lễ hội cũng trở thành nơi quy tụ sức sáng tạo mạnh mẽ của cộng đồng.
Văn học
Cuộc thi viết về sự biến chuyển của phố và làng Hà Nội
TTTĐ - Cuộc thi viết "Hà Nội & tôi" lần thứ II do tạp chí Người Hà Nội tổ chức là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.
Văn hóa
Những thông điệp sâu sắc từ sách văn hoá của cố Tổng Bí thư
TTTĐ - Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là một “cẩm nang” quan trọng trong công tác xây dựng, phát triển, lan toả giá trị văn hoá dân tộc ta.
Thời trang - Làm đẹp
Phong cách cuốn hút của sao Việt trên sân pickleball
TTTĐ - Pickleball đang là môn thể thao nổi lên như một xu hướng mới nhờ tính linh hoạt, dễ tiếp cận và đầy hứng khởi được nhiều sao Việt yêu thích. Phong cách thời trang cuốn hút của các mỹ nhân trên sân tập cũng khiến khán giả quan tâm, theo dõi.
Nghệ thuật
Giới thiệu di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
TTTĐ - Ngày 7/11, triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” đã khai mạc tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia, Hà Nội. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024 - HANIFF VII.
Văn hóa
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật
10 năm qua, huyện Gia Lâm đã phát huy tốt vai trò của các câu lạc bộ, đội, nhóm văn hóa nghệ thuật quần chúng trong tuyên truyền, giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bồi dưỡng giá trị chân – thiện - mỹ cho Nhân dân.
Nghệ thuật
Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật với giới trẻ
TTTĐ - “Culture in You - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Từ đó các bạn trẻ được hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.
Nghệ thuật
Triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk - Hội tụ và bản sắc”
TTTĐ - Ngày 1/11, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và bản sắc” năm 2024.
Thời trang - Làm đẹp
Nguyễn Thị Huyền đăng quang Hoa hậu Yoga Việt Nam
TTTĐ - Nguyễn Thị Huyền - cô gái đến từ Ninh Bình đã xuất sắc vượt qua 29 thí sinh đến từ khắp cả nước trong đêm chung kết để giành ngôi vị cao nhất, trở thành Hoa hậu Yoga Việt Nam 2024.
Văn hóa
Hơn 250 nghìn tỷ đồng cho chương trình phát triển văn hóa
TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 với tổng nguồn lực 256.250 tỷ đồng, thực hiện trong 11 năm.