Tag

"Đổi đời" nhờ nghề nuôi ong lấy mật tại Kim Sơn

Nông thôn mới 28/08/2019 07:03
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đã và đang phát triển nhanh chóng, mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Kim Sơn (Sơn Tây, Hà Nội). Để giúp đỡ nhau cùng phát triển, các hộ dân trong xã đã liên kết xây dựng hợp tác xã nuôi ong và tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nông thôn.

Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Nguyễn Xuân Quyền, xã Kim Sơn (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội)

Bài liên quan

Mê Linh tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Quốc Oai hoàn thành mục tiêu 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thanh Trì xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí trở thành quận

Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân

Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn có cách đây hơn 30 năm nhưng ở thời điểm đó chỉ dừng lại ở các hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Đến năm 2007, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc nuôi ong lấy mật nên các hộ dân trong xã Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ lúc đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên đăng ký tham gia, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 35.000-40.000 lít/năm.

Phát huy những lợi thế sẵn có, cùng với mong muốn tạo thêm liên kết chặt chẽ để hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, đầu năm 2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 80 - 200 đàn, cho lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm.

Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật mỗi năm được thu hoạch ba lần, tuy nhiên đợt thu hoạch vào mùa Xuân sẽ cho năng suất và chất lượng mật cao nhất. Hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia, trong đó hộ nuôi nhiều nhất là trên 200 đàn, còn hộ nuôi ít nhất là gần 100 đàn.

Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật
Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn giới thiệu về mô hình nuôi ong lấy mật

Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các hộ gia đình trong toàn xã, các hội viên đều chia sẻ kinh nghiệm của mình với nhau bằng đam mê, tâm huyết và hoàn toàn miễn phí. Khoảng vài tháng, hợp tác xã lại tổ chức họp tổ một lần, còn việc trao đổi kinh nghiệm luôn diễn ra hằng ngày giữa các thành viên. Mọi người có khúc mắc hay gặp phải vấn đề gì có thể liên hệ hỏi các thành viên khác ngay. Riêng trong năm 2018, hợp tác xã đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc ong, đồng thời hỗ trợ thu mua, tiêu thụ một phần mật ong cho các thành viên.

Do có sự phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau, sản lượng mật ong từ đầu năm đến nay của tổ liên kết đạt 30.000 lít, tăng khoảng 8.000 - 9.000 lít so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn có quy định mức giá chung cho mỗi lít mật ong là 220.000/lít và được các hộ thực hiện nghiêm túc. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn có tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác mang lại nguồn thu nhập từ 150 - 800 triệu đồng/hộ/năm (tùy quy mô chăn nuôi).

Cùng với sự giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố, thị xã Sơn Tây cũng đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Mật ong Kim Sơn”. Sản phẩm mật ong cung ứng cho thị trường đã có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Xác định thương hiệu đến từ chất lượng, vậy nên, mỗi hộ nuôi ong của xã luôn chăm sóc và sản xuất mật ong của mình một cách đúng quy định, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cốt lấy chất lượng, không chạy đua theo số lượng. Vì vậy, mật ong Kim Sơn gần như không phải lo đến đầu ra. Mỗi đợt thu hoạch mật đều có khách đến tận nơi thu mua, thậm chí còn có thời điểm không đủ mật cho khách.

"Nhờ có nghề nuôi ong lấy mật mà nhiều hộ dân trong xã đã được "đổi đời", có việc làm ổn định và chất lượng đời sống được nâng cao. Chúng tôi đang có dự định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhân đàn để mở rộng quy mô nuôi ong, vừa tạo thêm việc làm cho bà con, vừa tăng thêm thu nhập”, ông Nguyễn Xuân Quyền chia sẻ.

Tiếp tục nhân rộng mô hình

Không chỉ mang lại thu nhập cao, nghề nuôi ong lấy mật còn được đánh giá là một nghề không gây lỗ và ổn định hơn so với việc chăn nuôi những giống vật nuôi khác. Ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn khẳng định: "Nuôi ong mật là một nghề không bao giờ lỗ. Với diện tích đất vườn của gia đình, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong…Hiện nay gia đình tôi đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con, và hơn 100 thùng ong. So với các con vật khác, mức độ rủi ro từ việc nuôi ong là rất thấp. Dù thời tiết không ổn định khiến sản lượng mật thu hoạch được ít thì người dân vẫn giữ được tổ và ong giống. Riêng việc bán ong giống cũng giúp các hộ gia đình thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi năm”.

Cũng theo ông Hòa, việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc từ người đi trước. Người nuôi ong muốn phát triển được bền vững thì phải tạo thành một khối, cùng học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.

Có thể nhận thấy một điều rằng, chính sự phát triển của nghề nuôi ong mật đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người nông dân xã Kim Sơn. Qua đó, đóng góp vào thành tích chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn xã đã đạt trên 41 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới giảm còn gần 1,7%.

Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết, hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia
Ông Nguyễn Xuân Quyền cho biết, hiện tại Hợp tác xã nông nghiệp Kim Sơn đang có 39 hộ dân tham gia

Không chỉ xã Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ cũng đang mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 - 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành lập tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50 - 70 đàn, hộ nuôi nhiều nhất là 200 đàn.

Đồng chí Lê Thị Chính, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn cho biết: Để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật, trong thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Tổ liên kết nuôi ong. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế nông nghiệp năm 2019 của địa phương. Theo đó, cùng với tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn sản xuất mật ong bảo đảm an toàn thực phẩm, địa phương sẽ hỗ trợ nhân cấy nghề nuôi ong, nhất là cho các hộ có điều kiện khó khăn.

Để tạo điều kiện cho nghề nuôi ong xã Kim Sơn phát triển bền vững và mang lại giá trị cao cần có sự phối hợp, giúp đỡ của các sở, ban ngành Thành phố. Đặc biệt là đối với công tác thông tin thị trường, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng hợp tác, liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ mật ong Kim Sơn.

Cùng với việc tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, thị xã Sơn Tây đang đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây” nhằm nâng cao giá trị cũng như lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó khuyến khích các hộ dân trên địa bàn phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế trang trại, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương.

Đọc thêm

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt" Nông thôn mới

Bài 3: Sau bão lũ, ngành Nông nghiệp cần "liều thuốc đặc biệt"

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, sau bão lũ nặng nề, để phục hồi sản xuất có hiệu quả, ngành Nông nghiệp Thủ đô cần xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cây trồng vụ đông. Trong các chính sách hỗ trợ, ngành cần chú trọng giống, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí làm đất theo hướng sản xuất hàng hoá.
Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao Nhịp sống phương Nam

Bước đột phá trong mô hình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm trong Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp” tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm hướng tới tăng trưởng xanh đến năm 2030. Trong đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Xem thêm