Tag

Doanh nghiệp Việt nỗ lực vượt khó vươn ra biển lớn

Doanh nghiệp 26/03/2023 09:07
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập toàn cầu mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần mang lại sức sống cho nền kinh tế, phát triển cộng đồng và xây dựng đất nước. Chính trong thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với nhiều thách thức, thì bản lĩnh của doanh nhân càng cần được khẳng định và ghi nhận. Họ không chỉ chèo lái để giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn tìm cơ hội để đưa doanh nghiệp Việt Nam đột phá, tạo ra được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2023 Cơ hội để doanh nghiệp Việt quảng bá, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nông thủy sản Doanh nghiệp Việt Nam hướng tới sản xuất xanh để phát triển bền vững Thêm giải pháp kết nối thiết thực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Xây dựng cộng đồng cùng phát triển

Trong suốt 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều người dân khi nhắc đến danh xưng “cha đẻ” ATM gạo, sau đó là ATM oxy thì đều biết đến doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh (SN 1986), chủ thương hiệu Khóa điện tử PHG - người luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động vì cộng đồng nhằm hỗ trợ những người khó khăn trong dịch bệnh.

ATM gạo miễn phí do doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh khởi xướng đã lan tỏa khắp nơi
ATM gạo miễn phí do doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh khởi xướng đã lan tỏa khắp nơi

Khi dịch bệnh qua đi, anh đã quay lại với công việc là một doanh nhân, vừa nỗ lực phục hồi kinh doanh, vừa ấp ủ dự án mang tên “Việt Nam Town” với mục tiêu chính là hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam xây dựng cộng đồng, cùng nhau phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Doanh nhân Hoàng Tuấn Anh (SN 1986), chủ thương hiệu Khóa điện tử PHG
Doanh nhân Hoàng Tuấn Anh (SN 1986), chủ thương hiệu Khóa điện tử PHG

Anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, với diện tích đất rộng hơn 6.000m2 tại trung tâm TP Johor Bahru - nơi được gọi là thiên đường mới nổi của Malaysia, đây là khu đất hiếm hoi có view biển, hướng sang Singapore và cách cửa khẩu qua Woodland (Singapore) chỉ 1km. Đó chính là nơi anh Tuấn Anh ấp ủ thực hiện dự án mang tên Vietnam Town nhằm tạo địa điểm để cộng đồng doanh nghiệp, người dân Việt Nam đến Malaysia và thậm chí là Singapore có được một nơi ổn định để kinh doanh.

Theo anh Tuấn Anh, Vietnam Town không chỉ đơn thuần là một dự án thương mại mà đây là nơi gặp gỡ của lực lượng lao động người Việt ở nước ngoài, nhất là trong các ngành Xây dựng và Dịch vụ. Dù thu nhập tốt nhưng cuộc sống của họ lại rất bấp bênh, không được hỗ trợ nhiều về các vấn đề pháp lý. Do đó, anh tâm niệm, khi càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam qua đó thực hiện các dự án và xây dựng những khu trung tâm thương mại thì cộng đồng người Việt sẽ có cuộc sống và công việc tốt hơn. Ít ra, họ sẽ không cảm thấy lạc lõng trên đất khách.

Cũng theo anh Tuấn Anh, sau một thời gian đi về giữa Việt Nam và Malaysia, đến nay dự án đã có những đường nét đầu tiên. Hiện trụ sở chính của dự án đang được xây dựng với diện tích khoảng 2.000m2. Đây sẽ được dùng làm nơi lưu trú và đặt văn phòng của các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển thị trường ở Malaysia.

Doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh
Doanh nhân trẻ Hoàng Tuấn Anh

“Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục xây 3 tòa nhà để phục vụ nhu cầu thuê văn phòng. Trước mắt, khu nhà hàng và khách sạn đang dần hoàn thành và có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh. Nơi đây sẽ là trạm dừng chân cho du khách đi tour Singapore - Malaysia, bên cạnh các hoạt động giới thiệu món ăn, sản phẩm Việt Nam”, anh Tuấn Anh cho biết thêm.

Anh Tuấn Anh cho rằng, thế giới có China Town, Hongkong Town, Korea Town... nhưng hiếm có Vietnam Town. Do đó, việc xây dựng Vietnam Town tại Malaysia với anh như một niềm tự hào của người Việt và mong muốn kết nối 60.000 người Việt đang sinh sống tại TP Johor Bahru với đất nước bạn.

“Vietnam Town sẽ trở thành ngôi nhà mang quê hương xứ sở đến với những người con xa quê để họ có chút điểm tựa. Khi đi vào hoạt động, nơi đây còn trở thành trụ sở để các doanh nghiệp Việt có cơ hội kết nối với các doanh nghiệp Malaysia hay cả Singapore, thậm chí là các quốc gia lân cận khác. Dự án còn giúp hình ảnh Việt Nam đến gần hơn bạn bè quốc tế”, doanh nhân Hoàng Tuấn Anh tâm sự thêm.

“Đại gia” ngành mật ong

Những năm gần đây, người tiêu dùng (NTD) Việt Nam khá quen thuộc với mật ong mang thương hiệu Xuân Nguyên, Trường Thọ hay Phúc Lộc Thọ được bày bán rộng rãi trong các nhà thuốc, siêu thị lớn nhỏ trên cả nước. Ít ai biết đến đằng sau những thương hiệu ấy là sự nỗ lực không ngừng của một doanh nhân thuộc thế hệ 8X: TS Lư Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu N.P.T.

Anh Xuân Vũ cho biết: “Tôi không dám so sánh mình với các "đại gia" của ngành mật ong Việt Nam nhưng trên thị trường chúng tôi đang chiếm gần 50% thị phần nội địa các sản phẩm liên quan đến mật ong, với doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm. Chúng tôi cũng có tỷ lệ tăng trưởng bình quân 150%/năm và hoàn toàn không lệ thuộc vốn vay ngân hàng”.

TS Lư Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu N.P.T nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng
TS Lư Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu N.P.T nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng

Theo anh Xuân Vũ, ngành mật ong có một đặc điểm khác với các ngành khác là cạnh tranh ở đầu vào chứ không phải ở đầu ra. Vì vậy, để tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp, anh đã đầu tư 22 trại nuôi ong và hơn 100 điểm liên kết với bà con nông dân để chuẩn bị đầu vào cho sản phẩm. Nhờ cách làm này, anh Vũ đã phát triển mạnh mẽ ở thị trường nội địa và đến nay đang hướng đến mục tiêu xuất khẩu.

Theo doanh nhân thế hệ 8X, để sản phẩm đi xuất khẩu, anh đang hướng đến thị trường qua các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhằm khẳng định thương hiệu mật ong Việt Nam. Mặt khác, khi doanh nghiệp Việt trong ngành mật ong xuất khẩu được thành phẩm có thương hiệu ra quốc tế thì nông dân mới có thu nhập tốt. Tuy nhiên, thương hiệu của các doanh nghiệp mật ong Việt Nam chưa tạo được điểm nhấn trên đất khách. Cụ thể như hiện nay, các doanh nghiệp Mỹ vẫn nhập khẩu mật ong của công ty nhưng lại đóng chai và dùng thương hiệu của họ. Vì họ cho rằng bán hàng dễ hơn là dùng thương hiệu Xuân Nguyên để đưa thẳng vào siêu thị của Mỹ.

Công nhân đang kiểm tra và đóng chai sản phẩm mật ong Xuân Nguyên
Công nhân đang kiểm tra và đóng chai sản phẩm mật ong Xuân Nguyên

Thực tế, với cùng một loại mật ong tẩm nhân sâm, hàng của Nhật khi vào Việt Nam, được bán giá cao gấp đôi hàng của nước ta nhưng người tiêu dùng vẫn mua, dù xét về mặt chất lượng, chưa chắc ai hơn ai. Cái khó ở đây là rất nhiều hàng hóa của Việt Nam chưa được làm thương hiệu tốt; Gồm thương hiệu của chính sản phẩm và thương hiệu quốc gia. Đó là điều doanh nghiệp Việt Nam phải lưu tâm, giải quyết để có thể vươn ra biển lớn.

Để doanh nghiệp Việt vươn mình ra thế giới

Có thể nói, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập toàn cầu mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần mang lại sức sống cho nền kinh tế, phát triển cộng đồng, xây dựng đất nước và vươn mình ra thế giới.

Mật ong Xuân Nguyên hiện chiếm gần 50% thị phần trong nước
Mật ong Xuân Nguyên hiện chiếm gần 50% thị phần trong nước

Chia sẻ về đội ngũ doanh nhân Việt đang nỗ lực vươn ra biển lớn, ông Vũ Tiến Lộc, nguyên Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: “Chúng ta đang trải qua một năm đầy khó khăn thách thức với nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp. Lạm phát tiếp diễn, lãi suất vẫn còn cao, khát vốn, tồn đọng hàng hóa và sự khủng hoảng của ngành bất động sản nhưng một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư phát triển. Nỗ lực tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế của doanh nghiệp để biến thách thức thành cơ hội, doanh nhân Việt Nam đang vươn tới những chuẩn mực quốc tế trong quản lý và điều hành doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những ưu tiên và trọng tâm trong công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp của Việt Nam”.

Đánh giá về những cống hiến của doanh nhân, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, đội ngũ doanh nhân thành phố đã phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm với xã hội, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế kinh tế của thành phố đối với cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trong thời gian qua, đội ngũ doanh nhân đã cùng với chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm chăm lo đời sống công nhân, người lao động, nhất là người nghèo, gia đình chính sách; Gắn bó hơn với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong những năm qua, TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn vì đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến đời sống người dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, sự khẳng định bản lĩnh và khả năng chống chịu, sức sáng tạo của doanh nhân thành phố trong việc chủ động, linh hoạt thích ứng, từng bước phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh... đã góp phần duy trì và phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh bình thường mới. Mặc dù rất nhiều khó khăn nhưng bằng nhiều hình thức khác nhau, cộng đồng doanh nhân TP Hồ Chí Minh cũng đã chia sẻ trách nhiệm của mình để cùng thành phố đóng góp vào quỹ vắc xin, chăm lo cho lực lượng tuyến đầu và bà con yếu thế...

“TP Hồ Chí Minh tiếp tục tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp. Mục tiêu của thành phố là tập trung vào chiến lược xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn tầm cỡ, đội ngũ doanh nhân tầm cỡ khu vực và thế giới nhằm dẫn dắt kinh tế của thành phố; Xây dựng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều điều kiện và cơ hội thuận lợi để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài để có nhiều thương hiệu Việt trở thành thương hiệu quốc gia.

Trước hết, TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ thích hợp đối với những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế; Tập trung phát triển các lĩnh vực quan trọng, có lợi thế cạnh tranh cao của nền kinh tế…”, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết.

Đọc thêm

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế Doanh nghiệp

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Kim Tơ.
Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định Doanh nghiệp

Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định

TTTĐ - Dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc Tập đoàn Food Empire Holdings của Singapore đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bình Định.
Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Doanh nghiệp

Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được vinh danh “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới Doanh nghiệp

PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC: Hose: DCM) và Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới giao dịch toàn cầu, sản phẩm chất lượng cao từ hai bên sẽ được quảng bá và mở rộng phân phối đến khách hàng trên thị trường thế giới.
Xem thêm