Tag
Kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng huyện Thường Tín (Hà Nội)

Đoàn kết tạo sức mạnh cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Người Hà Nội 28/08/2021 11:59
aa
TTTĐ - Huyện Thường Tín (Hà Nội) đón chào kỷ niệm 67 năm giải phóng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp nhưng đang được kiểm soát tốt.
Huyện đoàn Thường Tín hỗ trợ đoàn viên khó khăn vì dịch bệnh Xuyên đêm xét nghiệm Covid-19 tại huyện Thường Tín

Mốc son lịch sử

Ngày 23/9/1945, Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Thường Tín (Hà Nội) được thành lập tại phủ lỵ, với 8 đảng viên do đồng chí Phạm Thạch Tâm làm Bí thư. Sự ra đời của chi bộ Đảng đánh dấu bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng của Thường Tín, từ dấu ấn ngày khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân ngày 18/8/1945, cho đến ngày giải phóng huyện ngày 28/8/1954, những thắng lợi của quân và dân Thường Tín luôn có vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng bộ huyện và tinh thần đoàn kết trong một lòng của quân dân Thường Tín.

Xe tăng địch bị du kích Thường Tín phá hủy trong giai đoạn chống pháp 1945-1954 Ảnh tư liệu
Xe tăng địch bị du kích Thường Tín phá hủy trong giai đoạn chống pháp 1945-1954 (Ảnh tư liệu)

Trong giai đoạn 1952-1954, Đảng bộ huyện Thường Tín đã lãnh đạo Nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng quê hương. Thường Tín thực hiện khẩu hiệu toàn dân kháng chiến, mỗi làng, xã là một pháo đài đánh giặc, cùng với việc củng cố lực lượng bộ đội địa phương lực lượng dân quân du kích đã chiến đấu chống giặc càn quét, diệt ác phá tề. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Thường Tín đã tiễn đưa trên 3.000 thanh niên lên đường vào bộ đội và dân công hoả tuyến. Lực lượng chủ lực của ta đã tổ chức trên 185 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt gần 1.000 tên địch, bức rút 32 đồn bốt. Chiến thắng đó đã góp phần vào chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu.

Ngày 21/7/1954, tại Hội nghị Giơnevơ, Hiệp định đình chỉ chiến sự trên toàn cõi Đông Dương được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc ta. Ngày 27/7/1954, lệnh đình chỉ chiến sự có hiệu lực. Ở Thường Tín, lực lượng địch còn lại ở bốt Tía và bốt Chợ Cầu tiếp tục rút theo quốc lộ 1A lên Ngọc Hồi, Hà Nội.

Ngày 28/8/1954, trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đã sạch bóng quân xâm lược. Cùng đồng bào cả nước, Nhân dân Thường Tín hân hoan mừng chiến thắng vĩ đại. Hòa bình được lập lại, Huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính Thường Tín tổ chức các cuộc mít tinh rầm rộ chào mừng thắng lợi; Đồng thời, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng đối với vùng giải phóng, chính sách đối với những người lầm đường lạc lối quay về với Nhân dân.

Ngày giải phóng huyện 28/8/1954 đã trở thành một mốc son không thể phai mờ trong dòng chảy lịch sử của huyện Thường Tín.

Thường Tín kiên cường đối đầu dịch bệnh

Năm nay, kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng huyện Thường Tín diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra nhiều khó khăn tại địa phương này.

Đoàn kết tạo sức mạnh cộng đồng, chung tay đẩy lùi dịch bệnh
Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh (thứ 3 bên trái) giới thiêu mô hình "vùng xanh" tại xã Hồng Vân với lãnh đạo thành phố

Ngày 19/7/2021, Thường Tín xuất hiện ca F0 sau một thời gian dài không ghi nhận ca mắc mới. Sau đó, thị trấn Thường Tín liên tiếp ghi nhận các ca mắc Covid-19 mới. Mặc dù Huyện ủy Thường Tín đã chỉ đạo kích hoạt, vận hành hệ thống phòng, chống dịch ở mức độ cao nhất nhưng do biến chủng Delta rất phức tạp nên dịch đã xuất hiện ở nhiều xã khác như Nguyễn Trãi, Văn Phú, Tân Minh, Văn Bình… Sau 13 ngày, đến ngày 3/8/2021, toàn huyện đã có 20 F0.

Đứng trước tình huống này, ngày 6/8/2021, Huyện ủy Thường Tín ban hành Nghị quyết 10/NQ-HU về tăng cường các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Trong đó, nghị quyết xác định mục tiêu cao nhất là vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của Nhân dân; Đồng thời phân định rõ các mức an toàn phòng chống dịch, như: "Vùng đỏ" là vùng đang có dịch Covid-19; "Vùng vàng" có nguy cơ dịch Covid-19; "Vùng xanh" là vùng an toàn không có dịch Covid-19.

Các biện pháo mạnh mẽ, hiệu quả giúp Thường Tín khống chế, đẩy lùi dịch bệnh
Các biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả giúp Thường Tín khống chế, đẩy lùi dịch bệnh

Huyện ủy chỉ đạo khẩn trương triển khai các biện pháp thành lập "vùng xanh", vùng an toàn không có dịch Covid-19 ở các thôn, xóm, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn 29 xã, thị trấn. Theo đó, huyện đã nhanh chóng chỉ đạo 29 xã, thị trấn xây dựng mô hình các tổ, nhóm dân cư tự quản mà nòng cốt là các tổ, nhóm Covid-19 cộng đồng để thiết lập, bảo vệ các “vùng xanh”.

Toàn huyện duy trì 622 chốt kiểm soát (390 chốt cứng, 232 chốt mềm) tại các thôn, xóm, tổ dân phố, cụm dân cư để kiểm soát người, phương tiện ra vào thôn, xóm. Lực lượng tham gia trực chốt gồm: Công an, quân sự, Đoàn Thanh niên, thành viên Tổ Covid-19 cộng đồng. Thời gian trực được đảm bảo 24/24 giờ.Việc thiết lập "vùng xanh", cùng các chốt kiểm soát an toàn đã phát huy vai trò tự quản của Nhân dân trong phòng, chống dịch, thể hiện sự đoàn kết, sức mạnh cộng đồng, cùng chung tay nỗ lực phấn đấu không để xảy ra dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Những biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả đã giúp huyện Thường Tín cơ bản khống chế được dịch bệnh. Trong vài ngày gần đây, trên địa bàn huyện không phát sinh ca nhiễm mới.

Đọc thêm

Bí thư Quận uỷ Hoàng Mai trao Huy hiệu Đảng tới lão thành cách mạng Người Hà Nội

Bí thư Quận uỷ Hoàng Mai trao Huy hiệu Đảng tới lão thành cách mạng

TTTĐ - Sáng 5/11, đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hoàng Mai đã đến nhà riêng, trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, đảng viên Chi bộ 6, Đảng bộ phường Mai Động, nhân dịp kỷ niệm 107 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2024).
Tạm biệt tháng 10, tạm biệt mùa thu Người Hà Nội

Tạm biệt tháng 10, tạm biệt mùa thu

TTTĐ - Một đêm ngủ vùi, sáng hôm sau, Hà Nội thức dậy trong sự đổi thay không báo trước. Gió mùa đông bắc từ phương Bắc tràn về, lùa vào từng con phố hẹp, khiến người ta bừng tỉnh giữa cái se lạnh lạ lẫm sau những ngày nắng vàng trải dài.
Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội Người Hà Nội

Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội

TTTĐ - Thành công của Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024 một lần nữa khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa nghệ thuật Hà Nội, đồng thời tiếp thêm động lực để Thủ đô tiếp tục phát triển, xứng đáng là trung tâm văn hóa lớn của cả nước.
Định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” Người Hà Nội

Định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo”

TTTĐ - "Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một hoạt động tiếp tục định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO. Điều này sẽ tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo trong các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, với một khát vọng được góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc", đồng chí Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh tại buổi họp báo diễn ra chiều 30/10.
Duy trì thói quen giữ phố sạch đẹp, lan tỏa nếp sống văn minh Nhịp điệu cuộc sống

Duy trì thói quen giữ phố sạch đẹp, lan tỏa nếp sống văn minh

TTTĐ - Đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội bày tỏ mong muốn các địa phương không chỉ thực hiện tốt cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn Thủ đô năm 2024 mà còn duy trì thói quen hàng ngày để lan tỏa nếp sống văn minh đô thị.
Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giữ gìn ngõ, xóm sạch, đẹp Người Hà Nội

Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giữ gìn ngõ, xóm sạch, đẹp

TTTĐ - Cuộc thi "Giữ gìn đường làng, ngõ, xóm, thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” trên địa bàn huyện Phúc Thọ thể hiện đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, không phô trương, lãng phí; huy động mọi lực lượng quần chúng tham gia; duy trì, giữ gìn để các hoạt động trở thành nề nếp, thói quen sinh hoạt của từng thôn, xóm, khu dân cư.
Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo Người Hà Nội

Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo

TTTĐ - Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Trong nhiều nghị quyết, chương trình của Trung ương và Hà Nội, văn hóa đều được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo của Thủ đô phát triển.
Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Luật Thủ đô gỡ bỏ rào cản về phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Bằng hướng đi khác biệt, kể những câu chuyện văn hóa, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội đã thành công khi đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực du lịch văn hóa. Luật Thủ đô (sửa đổi) được áp dụng sẽ chắp thêm cánh cho giới trẻ thỏa sức đam mê, sáng tạo, góp phần phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội.
Sôi động đêm chung kết thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội Người Hà Nội

Sôi động đêm chung kết thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội

TTTĐ - Tối 26/10, Sở Văn hoá và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên TP Hà Nội tổ chức chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024.
Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong Người Hà Nội

Hội tụ công nghiệp văn hóa, xứng đáng vị thế Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 hội tụ nhiều ngành công nghiệp văn hóa hứa hẹn mang đến những sáng tạo vô cùng phong phú cho công chúng thưởng thức. Một sê-ri sự kiện quy tụ 12 ngành công nghiệp văn hóa là dấu hiệu tích cực cho thấy sự phát triển đa dạng và sôi động của nền công nghiệp văn hóa tại Hà Nội, xứng đáng với vị thế Thủ đô tiên phong của cả nước.
Xem thêm