Tag

Định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo”

Người Hà Nội 30/10/2024 17:11
aa
TTTĐ - "Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một hoạt động tiếp tục định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố Sáng tạo” trong Mạng lưới các thành phố Sáng tạo của UNESCO. Điều này sẽ tạo nên sự cộng hưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo trong các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, với một khát vọng được góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên vươn mình của dân tộc", đồng chí Trần Thị Vân Anh nhấn mạnh tại buổi họp báo diễn ra chiều 30/10.
"Giao lộ sáng tạo" kết nối những di sản biểu tượng của Hà Nội Từ nguồn lực di sản đến tiềm năng kinh tế sáng tạo Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo giữ gìn ngõ, xóm sạch, đẹp

Khơi dậy hơn nữa tinh thần sáng tạo

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội - Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hoá và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc tổ chức, cùng sự đồng hành và phối hợp tổ chức của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Thành đoàn Hà Nội, UBND Quận Hoàn Kiếm, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, và các đơn vị liên quan... Lễ hội có sự tham gia đông đảo các các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng, các chuyên gia và tài năng sáng tạo...

đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thông tin về Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024
Đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, thông tin về Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024

Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chí Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết: "Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 là một trong những hoạt động nổi bật của thành phố Hà Nội cam kết tổ chức hoạt động trong mạng lưới sáng tạo UNESCO năm 2024 - 2025. Đây cũng là nội dung nhằm cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển Công nghiệp Văn hóa trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045".

Nối tiếp những thành công từ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2022, năm 2023, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Giao lộ Sáng tạo”, tiếp tục là một bứt phá, mang đến nhiều điều thú vị mới, sẽ khơi dậy hơn nữa tinh thần sáng tạo trong mỗi người, nhất là thế hệ trẻ về những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo của thành phố, kết nối các giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, với vị thế của Thủ đô - trung tâm sáng tạo của cả nước.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng thu hút đông đảo nhân dân tham gia
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội ngày càng mở rộng về quy mô và chất lượng thu hút đông đảo nhân dân tham gia

Lễ hội tiếp tục thúc đẩy cho quá trình phát triển mạng lưới nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và việc ra mắt Trung tâm Điều phối hoạt động Sáng tạo của thành phố Hà Nội tại Bảo tàng Hà Nội trong tháng 11 năm 2024.

"Đến nay mọi công việc chuẩn bị đang được tập trung cao độ, trong đó Ban Tổ chức rất quan tâm đến việc thông tin chi tiết về việc hướng dẫn tham quan lễ hội, Ban tổ chức đã chuẩn bị đội ngũ tình nguyện viên nhiệt huyết và năng động, sẵn sàng hỗ trợ khách tham quan, thông tin chi tiết về các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội".

Bước sang năm thứ tư được tổ chức, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ diễn ra từ ngày 9 - 17/11, tiếp tục tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hoá, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo...

Giao lộ sáng tạo không chỉ thí điểm một tuyến trải nghiệm về Kinh tế sáng tạo cho thành phố trong tương lai, mà còn là nơi thể hiện tiềm năng sáng tạo của Thành phố, góp phần cộng hưởng, kết nối và thu hút các nguồn lực sáng tạo; đánh thức tinh thần sáng tạo của các thế hệ người Hà Nội. Các hoạt động sáng tạo được tổ chức sẽ là cuộc đối thoại giữa công trình hiện hữu, gắn ký ức cộng đồng với những ý tưởng sáng tạo mới để nhấn mạnh vai trò của giới trẻ tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc trong phát triển ngành công nghiệp sáng tạo, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước…

Tuyến trải nghiệm “Giao lộ Sáng tạo” kết nối nhiều công trình và không gian, ký ức cộng đồng
Tuyến trải nghiệm “Giao lộ Sáng tạo” kết nối nhiều công trình và không gian, ký ức cộng đồng

Cùng với đó, tinh thần sáng tạo cũng được lan toả tại khắp các không gian di sản văn hóa, không gian sáng tạo, các làng nghề truyền thống trên khắp các tuyến phố, các địa bàn quận huyện, thị xã của Thủ đô. Ban Tổ chức Lễ hội cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân, cơ quan, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố cùng cộng hưởng sáng tạo, trưng bày tại chỗ các “sáng kiến sáng tạo” của mình.

Khu vực chính diễn ra Lễ hội là Quảng trường Cách mạng tháng Tám, kết nối trục “Tinh hoa di sản” (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục “Kinh tế sáng tạo” (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền), gồm các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Nhà hát Lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ)... và 5 vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn trên tuyến.

Tạo sức sống cho di sản

Lễ hội gồm 3 công trình biểu tượng (Pavilion) “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó. Thông qua đó, các nhà sáng tạo muốn viết tiếp câu chuyện sáng tạo kết nối với quá khứ, nhằm tạo ra thể thống nhất giữa truyền thống và hiện đại, có sự kế thừa và phát triển và cũng tạo ra cuộc đối thoại liên thế hệ.

Cung Thiếu Nhi Hà Nội - từ ký ức tuổi thơ thành nơi nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo tương lai thông qua Lễ hội năm nay
Cung Thiếu Nhi Hà Nội - từ ký ức tuổi thơ thành nơi nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo tương lai thông qua Lễ hội năm nay

Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, trưng bày, triển lãm thu hút sự tham gia của lực lượng sáng tạo trẻ với nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó nhiều tác phẩm được sáng tạo dựa trên ý tưởng, chất liệu của các nghệ sĩ tiền bối, được các nghệ sĩ trẻ tiếp thu, phát triển theo ý tưởng của mình, mang hơi thở đương đại, tạo sự kết nối giữa truyền thống - hiện đại. Nhiều hoạt động trưng bày, triển lãm cũng được thực hiện ngay trong các không gian di sản tạo ra các tổ hợp triển lãm độc đáo.

Cung Thiếu nhi Hà Nội được định vị như “trái tim” của tuyến Lễ hội với chủ đề “Cung Thiếu Nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai”, nơi tập trung nhiều hoạt động chính và là nơi ươm mầm, lan toả tinh thần sáng tạo của tuổi thơ, thông qua “giao lộ” kết nối sức sáng tạo của nhiều thế hệ người dân Hà Nội. Tại đây sẽ diễn ra hơn 30 hoạt động trưng bày, giới thiệu, chiếu phim, sắp đặt kiến trúc, nghệ thuật biểu diễn, workshop, hành trình trải nghiệm, toạ đàm và các hoạt động khác góp phần đề xuất những cách thức kế thừa và tiếp nối những giá trị mà thế hệ trước để lại nhằm tạo nên cuộc đối thoại liên thế hệ giữa tinh thần sáng tạo xưa và nay.

Nét kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương ở Đại học Tổng hợp một lần nữa bừng sáng qua Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Nét kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương ở Đại học Tổng hợp một lần nữa bừng sáng qua Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ) là nơi trưng bày Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác: “Cảm thức Đông Dương”, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương, trong cảm quan đa dạng của những kiến trúc sư, họa sĩ và nghệ sĩ hiện tại, là một điểm nhấn rung cảm về kiến trúc, nghệ thuật, hình ảnh, âm thanh với hơn 20 tác phẩm nghệ thuật tương tác độc đáo với tinh thần sáng tạo trân trọng di sản, hài hoà với di sản và mong muốn những lớp người gắn bó với Thủ đô tiếp tục kiến tạo những ký ức văn hoá, đặt tiền đề cho cách sống cùng với di sản.

Điểm khởi đầu của “Trục Kinh tế Sáng tạo” Tràng Tiền trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là Triển lãm Ý tưởng Thiết kế Sáng tạo sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm.

Các hoạt động đường phố như: biểu diễn xiếc, nghệ thuật, âm nhạc, thời trang, trưng bày sắp đặt một số tác phẩm nghệ thuật, các không gian vui chơi của trẻ em… diễn ra tại khuôn viên vườn trong Bắc Bộ phủ và các vườn hoa Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, 19/8, Tao Đàn trên tuyến Lễ hội.

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lựa chọn làm bối cảnh cho một trong những pavillon điểm nhấn của Lễ hội năm nay
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lựa chọn làm bối cảnh cho một trong những pavillon điểm nhấn của Lễ hội năm nay

Trong khuôn khổ Lễ hội diễn ra hơn 20 hội thảo, toạ đàm: Thiết kế, Nghệ thuật, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Thời trang, Công nghệ, Xuất bản và các lĩnh vực khác cùng các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Các hội thảo, tọa đàm với nội dung phong phú, gợi những điểm nhìn mang tính hệ thống của các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… góp phần tạo ra một cộng đồng tri thức mới, đặc biệt tác động tới thế hệ trẻ hôm nay.

Các đơn vị lữ hành tham gia hình thành các tour du lịch văn hoá và du lịch sáng tạo kết hợp trong các hoạt động của Lễ hội nhằm đưa khách tham quan đến gần hơn với di sản, giới thiệu về giá trị văn hoá, lịch sử, kiến trúc trong tuyến Lễ hội có kết hợp với thưởng thức nghệ thuật truyền thống và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 là nơi gặp gỡ của gần 500 nhà sáng tạo, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ đương đại, nghệ sĩ biểu diễn, chuyên gia, những nhà nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật… mang nhiều tâm huyết đóng góp cho Lễ hội, lan tỏa vẻ đẹp của nỗ lực sáng tạo, khuyến khích sự dũng cảm thực hành sáng tạo để thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa của Hà Nội - Thành phố Sáng tạo.

Với đặc thù lịch trình hoạt động dày đặc, tính liên ngành cao cùng nhiều hàm nghĩa gửi gắm trong mỗi hoạt động, du khách rất có thể sẽ “lạc” giữa ma trận thông tin Lễ hội. Nhiều nỗ lực được triển khai hướng tới cung cấp thông tin nhanh và toàn diện, phục vụ tốt nhu cầu thông tin của người dân Hà Nội cũng như bạn bè trong nước và quốc tế tham gia Lễ hội.

Đội ngũ tình nguyện viên gần 300 bạn trẻ nhiệt huyết và năng động sẽ hiện diện tại các điểm hoạt động của Lễ hội. Được tuyển chọn kỹ lưỡng và tập huấn bài bản, các tình nguyện viên này không chỉ cung cấp thông tin mà còn là những đại sứ sáng tạo, sẵn sàng hỗ trợ khách tham quan thông tin chi tiết về các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội.

Đọc thêm

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không” Người Hà Nội

Chuyển biến rõ nét từ nghị quyết “5 có, 3 không”

TTTĐ - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, huyện Đông Anh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Huyện ban hành những nghị quyết chuyên đề như nghị quyết "5 có, 3 không", nhờ đó, đời sống văn hóa cơ sở được nâng cao, các thiết chế văn hóa được đầu tư và phát huy hiệu quả.
Xem thêm