Tag
Hà Nội

Điều trị bệnh nhi suy hô hấp nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng

Tin Y tế 09/08/2023 17:36
aa
TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực nhi đã điều trị thành công cho bệnh nhân bị suy hô hấp nặng do biến chứng của bệnh tay chân miệng.
Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh tay chân miệng 6 tháng đầu năm, Hà Nội kiểm soát tốt các dịch bệnh truyền nhiễm Chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng tại nhà, tránh biến chứng nguy hiểm 3.000 chai Globulin để điều trị bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Cụ thể, cháu P.M.N (nữ, sinh năm 2022, địa chỉ ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) vào viện trong tình trạng viêm phổi có suy hô hấp, kèm theo biểu hiện tay chân miệng không điển hình.

Diễn biến sau 1 ngày điều trị, bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu chuyển độ nặng của bệnh tay chân miệng, mạch nhanh 200 lần/phút, sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, suy hô hấp tiến triển, huyết áp tăng.

Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi.
Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi

Bệnh nhi được thở máy hỗ trợ hô hấp và điều trị theo phác đồ bệnh tay chân miệng độ 3, được dùng thuốc IVIG, các thuốc hỗ trợ tim mạch, hạ áp...

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân cải thiện, không sốt, nhịp tim giảm, huyết áp trong giới hạn bình thường, đỡ suy hô hấp. Bệnh nhi được rút ống nội khí quản sau 6 ngày điều trị. Sau khoảng 10 ngày, bệnh nhi đã hồi phục.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch, gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt nhóm dưới 3 tuổi. Bệnh biểu hiện nhiều mức độ, việc chẩn đoán sớm, theo dõi là rất cần thiết vì những biến chứng nặng nề.

Bác sĩ Hoàng Văn Kết, Trưởng khoa Hồi sức tích cực nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: "Đây là ca bệnh tay chân miệng dấu hiệu không điển hình, diễn biến nhanh và nặng. Ngoài điều trị bằng những phương pháp thông thường bác sĩ còn dùng thêm các thuốc đặc biệt như IVIG, Milrinone... kết hợp sử dụng máy móc hỗ trợ hô hấp, kiểm soát động mạch liên tục, kiểm soát nhịp tim.

Với các căn bệnh nhiễm virus cấp tính này, tình trạng chuyển độ có thể tiến triển rất nhanh, gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý tới dấu hiệu của bệnh".

Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con có biểu hiện như: lên mụn nước, bọng nước ở niêm mạc miệng, ở bàn chân, bàn tay, mông, gối… cần đi khám để xác định bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có nguy cơ có thể chuyển độ bất cứ lúc nào. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã được khám, có chẩn đoán theo dõi bệnh tay chân miệng độ nhẹ được kê đơn điều trị ngoại trú, cha mẹ cũng cần theo dõi sát.

Khi trẻ có bất kì dấu hiệu chuyển độ nào như: Sốt cao liên tục không đáp ứng thuốc hạ sốt, quấy khóc vô cớ, nôn nhiều, giật mình nhiều, run/yếu chi… hay các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tái khám để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc có thể dẫn đến các di chứng thần kinh, tim mạch vĩnh viễn thậm chí tử vong.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng ngừa đặc hiệu. Vì vậy, phòng lây nhiễm là rất quan trọng, phụ huynh cần hạn chế tối đa tiếp xúc giữa trẻ bệnh và trẻ lành, vệ sinh tay thường xuyên khi chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ dùng chung.

Đặc biệt, trong mùa dịch tay chân miệng, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ, đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng để trẻ có miễn dịch tốt giúp hạn chế nguy cơ mắc và bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch Tin Y tế

Cấp cứu thành công bệnh nhân nhi vỡ lách nguy kịch

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn đã cấp cứu bệnh nhi 8 tuổi bị ngã đập bụng vào cạnh bàn học nhập viện trong tình trạng tinh thần lơ mơ, da xanh, đau bụng dữ dội.
Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao Tin Y tế

Cấp cứu cụ bà mắc u tá tràng nguy cơ tử vong cao

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bệnh nhân N.T.L (85 tuổi) trong tình trạng tắc mật do u tá tràng.
Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi Tin Y tế

Hướng dẫn mới nhất trong chẩn đoán, điều trị bệnh sởi

TTTĐ - Bộ Y tế đã có quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.
Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế Tin Y tế

Đẩy mạnh hợp tác ứng dụng công nghệ trong y tế

TTTĐ - AstraZeneca chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) với Bệnh viện Bạch Mai nhằm mở rộng hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo y khoa và nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế.
Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo Tin Y tế

Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, biến chứng ngưng tuần hoàn bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh" Tin Y tế

Thêm một trường hợp nguy kịch vì uống nước kiềm chữa "bách bệnh"

TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị hôn mê nguy kịch sau khi tự ý bỏ thuốc điều trị Basedow để uống nước kiềm theo hướng dẫn của một thầy lang nổi tiếng điều trị các bệnh bằng "thần dược" nước kiềm.
Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng Tin Y tế

Tuổi trẻ ngành y tế xung kích vì sức khỏe cộng đồng

TTTĐ - Cùng với chiếc áo blouse trắng quen thuộc, các y, bác sĩ trẻ thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Y tế còn thường xuyên khoác trên mình chiếc áo xanh tình nguyện với nhiều hoạt động xung kích vì sức khỏe cộng đồng.
Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3 Tin Y tế

Thu hồi thuốc Pyfaclor Kid vi phạm mức độ 3

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội thông báo thu hồi thuốc Cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg).
Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động Tin Y tế

Đợt cao điểm tuyên truyền Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Hưởng ứng tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm An toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc” và chủ đề tháng Công nhân là “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền về lĩnh vực này.
Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở Tin Y tế

Trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở

TTTĐ - Chiều 25/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế về các dự thảo đề án quan trọng chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Xem thêm