Tag

Điều tra: 'Đột kích' cửa hàng thời trang thương hiệu IFU ở Thái Bình

Bạn đọc 15/11/2019 10:28
aa
TTTĐ - Nhận được đề nghị của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã ập vào kiểm tra cửa hàng thời trang IFU số 137 Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình).

Điều tra: 'Đột kích' cửa hàng thời trang thương hiệu IFU ở Thái Bình

Bài liên quan

Doanh nghiệp Dệt may và Thời trang với sinh viên 2019

Sa Pa xuất hiện sang chảnh trong show thời trang của NTK Lê Thanh Hòa

Sáng 15/11, sau khi nhận được tin báo của nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) đã cử trinh sát kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại cửa hàng thời trang IFU số 137 Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình.

Đây là cửa hàng duy nhất của thương hiệu IFU tại Thái Bình.

Ngay sau khi xác định dấu hiệu vi phạm, lực lượng Quản lý thị trường đã ập vào kiểm tra cửa hàng. Cùng tham gia với Đoàn kiểm tra, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã ghi nhận rất nhiều sản phẩm quần áo được may mác và gắn thẻ bài thương hiệu IFU nhưng không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị sản xuất.

Hiện tại, do chủ cửa hàng không có mặt nên lực lượng Quản lý thị trường đã thông báo mời Công an kinh tế Thái Bình vào cuộc. Tuy nhiên, do Công an kinh tế chưa đủ lực lượng nên đã cử đại diện Công an phường Đề Thám (TP Thái Bình) có mặt để chứng kiến, một cán bộ phường sở tại cũng tham gia Đoàn kiểm tra.

Cửa hàng thời trang IFU tại 137 Trần Hưng Đạo, Thái Bình.
Cửa hàng thời trang IFU tại 137 Trần Hưng Đạo, Thái Bình.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Hải - đại diện Đội Quản lý thị trường số 6 cho biết, qua thu thập thông tin và đề nghị của Báo Tuổi trẻ Thủ đô, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã quyết định kiểm tra đột xuất cửa hàng thời trang IFU số 137 Trần Hưng Đạo.

"Qua kiểm tra ban đầu, các sản phẩm thời trang của cửa hàng có dấu hiệu sai nhãn mác, có nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ vì chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh. Theo quy định chung của pháp luật, những người có thẩm quyền của Cục sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm, trị giá hàng hóa để xử lý. Trước mắt sẽ tạm giữ những sản phẩm chưa rõ nguồn gốc, xuất xứ đề nghị chủ cửa hàng phối hợp làm rõ", ông Hải nói.

Trước đó, lực lượng chức năng đã phát hiện công nhân may của một cơ sở may mặc ở quận Long Biên (Hà Nội) đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM và IFU trên các sản phẩm quần áo. Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Lực lượng Quản lý thị trường Thái Bình kiểm tra cửa hàng.
Lực lượng Quản lý thị trường Thái Bình kiểm tra cửa hàng.

Sau khi sự việc xảy ra, hãng thời trang IFU cũng đã đóng trang web mà không thông báo lý do. Ngay cả fanpage facebook IFU fashion cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, vào chiều tối 13/11, sau một thời gian ''đóng cửa'', trang web và fanpage facebook IFU fashion đã hoạt động trở lại. Mặc dù vậy, các thông tin về công ty chủ sở hữu và hệ thống cửa hàng đều không xuất hiện, chỉ hiển thị thông tin "không tìm thấy trang''.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, tại cửa hàng IFU số 96 Trung Hòa (Cầu Giấy), vào khoảng 18h ngày 13/11, dù vẫn còn mở cửa hàng nhưng khi khách hàng đến, bảo vệ ngay lập tức ngăn cản và nói tạm thời không bán vì đang chuyển mã hàng...

Ghi nhận tiếp theo tại cửa hàng số 72 Trần Phú (Hà Đông) vào lúc 19h cùng ngày, các nhân viên ở đây đang gom hàng vào bao tải. Đặc biệt, nhiều sản phẩm quần áo tại các cửa hàng dù được may mác thương hiệu IFU nhưng không ghi rõ công ty sản xuất, xuất xứ sản phẩm, khi được hỏi về nguồn gốc thì các nhân viên dè dặt trả lời không biết.

Lực lượng Quản lý thị trường làm việc với nhân viên cửa hàng IFU.
Lực lượng Quản lý thị trường làm việc với nhân viên cửa hàng IFU.

Còn tại cửa hàng số 299 Quang Trung (Hà Đông), nhân viên cho biết chỉ còn hàng hè, trong khi tầng 2 trống trơn vì theo nữ nhân viên tại đây là do đang sắp xếp lại cửa hàng. Điều đặc biệt là tất cả sản phẩm thời trang đều giảm giá sâu từ 50% đến 80%...

Đáng chú ý, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô phát hiện một số xe tải mang biển kiểm soát của tỉnh Thái Bình chở quần áo, đồ may mặc khác tại các địa chỉ nêu trên đi nơi khác. Lần theo dấu vết, sáng 14/11, nhóm phóng viên tìm đến của hàng IFU 137 Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình.

Theo ghi nhận của phóng viên, khác với sự "lèo tèo" về số lượng sản phẩm của các cửa hàng IFU trên địa bàn Hà Nội thì tại cơ sở ở Thái Bình, lượng hàng hóa nhiều đến mức không đủ chỗ treo, phải chứa trong các bao tải cất trong phòng thử đồ. Các sản phẩm quần áo, khăn tại đây được may mác và gắn thẻ bài thương hiệu IFU nhưng không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, đơn vị sản xuất.

Ông Nguyễn Hồng Anh - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường Thái Bình).
Ông Nguyễn Hồng Anh - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6 (Cục Quản lý thị trường Thái Bình).

Trước những nghi vấn về xuất xứ hàng hóa, nhóm phóng viên đã liên hệ với Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình để phối hợp kiểm tra.

Cùng với việc ghi nhận ở Thái Bình, nhóm phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đi ghi nhận các cửa hàng IFU ở Hà Nội thì tình trạng các sản phẩm cũng không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ nhiều vô số.

Trao đổi với phóng viên, ông Chu Xuân Kiên - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vụ việc liên quan đến hãng thời trang IFU thì Đội Quản lý thị trường số 17 đang làm rõ, chủ hãng cũng chưa phủ nhận cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên có liên quan đến công ty.

Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị kiểm tra các cửa hàng IFU trên địa bàn Hà Nội thì vị này cho biết chưa kiểm tra vì còn phải thu thập thông tin. Đáng chú ý, sự việc phát giác số lượng hàng hóa tráo nhãn mác IFU đã diễn ra khá lâu nhưng đến nay lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội vẫn chưa tiến hành kiểm tra các cửa hàng đặt ra nhiều dấu hỏi về năng lực, trách nhiệm quản lý.

Theo điều tra của phóng viên, tại Hà Nội, hãng thời trang IFU có 15 cửa hàng gồm: 295 Trần Đăng Ninh (Cầu Giấy); 96 Trung Hoà (Cầu Giấy); 272 Bà Triệu (Hoàn Kiếm); Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa); Lò Đúc (Hoàn Kiếm); Lô 28, 29 K Park, Văn Phú (Hà Đông); 192 Thái Hà (Đống Đa); 31 Lê Văn Lương (Cầu Giấy); 130 Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân); 72 Trần Phú (Hà Đông); 173 Chùa Bộc (Đống Đa); 299 Quang Trung (Hà Đông); 472 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân); 11A, Quang trung (Hà Đông); 91 Chùa Bộc (Đống Đa).

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm