Tag

Diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô khởi sắc

Đô thị 02/02/2022 13:00
aa
TTTĐ - Hà Nội đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc phát triển, đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Nhiều công trình hạ tầng giao thông lớn trên địa bàn Thủ đô đã hoàn thành, đưa vào sử dụng thời gian qua cho thấy “mạch máu” giao thông Thủ đô từng bước được hoàn thiện, góp phần tăng khả năng kết nối, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Hợp tác nghiên cứu các dịch vụ kết nối từ các trạm hạ tầng cao không Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Yên Lư, tỉnh Bắc Giang Công ty CP Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc bị xử phạt 470 triệu đồng do vi phạm xả thải Hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng Việt Nam trong bối cảnh “bình thường mới”

Kỳ vọng bức tranh “sáng” về giao thông

Năm 2021 có nhiều điểm nhấn nổi bật về “bộ mặt” giao thông của Thủ đô Hà Nội khi đã từng bước đưa vào khai thác, vận hành hàng loạt các công trình hạ tầng giao thông đô thị quan trọng, góp phần tăng khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển. Một trong số những công trình giao thông trọng điểm được đông đảo người dân Thủ đô kỳ vọng khi đưa vào khai thác, vận hành chính là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Những ngày này đã có nhiều người dân sử dụng tàu điện làm phương tiện di chuyển. Hầu hết mọi người đều vui mừng, hài lòng khi được đi tàu điện sau nhiều năm mong ngóng. Chị Trần Phương Lan, ở khu đô thị Văn Quán (quận Hà Đông) chia sẻ: “Từ khi tàu vận hành, ngày nào tôi cũng đi làm bằng phương tiện này. Tàu điện Cát Linh - Hà Đông di chuyển êm và nhanh, tiết kiệm thời gian. Tôi kỳ vọng thành phố sẽ có thêm nhiều tuyến đường sắt đô thị, mở rộng và kết nối với khu vực ngoại thành để việc đi lại được thuận tiện, đỡ ùn tắc hơn”.

Diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô khởi sắc

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có thể được xem như dấu mốc đầu tiên cho xu thế phát triển vận tải công cộng hiện đại của Hà Nội. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, tuyến đường sắt này sẽ mang lại hiệu quả đột phá, góp phần tăng cường năng lực của tất cả các loại hình vận tải hành khách công cộng khác.

Đánh giá cao ý nghĩa quan trọng trong giao thông công cộng và khởi đầu cho quy hoạch đường sắt đô thị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030 thì sẽ có 10 tuyến kết nối xuyên tâm và vành đai. Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được xác định là dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô, là khởi đầu cho việc triển khai thực hiện quy hoạch đường sắt đô thị đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong tương lai gần, dự kiến tuyến đường sắt đô thị này sẽ được kéo dài đến khu vực đô thị vệ tinh Xuân Mai.

Động lực mới phát triển kinh tế, xã hội

Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung phát triển nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông, từng bước hoàn thiện theo quy hoạch. Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng trên địa bàn Thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường.

Nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng đã được xây dựng đưa vào sử dụng thời gian qua như: Vành đai 2, cầu Vĩnh Tuy, Vành đai 3, trục phía Nam Hà Tây, Quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 và 3,5; Các công trình cầu vượt tại nút giao thông quan trọng như Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Diện mạo hạ tầng giao thông Thủ đô khởi sắc

Đường Vành đai 3 trên cao là tuyến giao thông đường bộ quan trọng, dài khoảng 65km, đi qua 9 quận, huyện của Hà Nội

Được biết, theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có nhiều tuyến đường vành đai để kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Với riêng tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có vai trò hết sức quan trọng bởi khi hoàn thành không chỉ góp phần giảm ùn tắc giao thông, mở rộng không gian phát triển cho Hà Nội, kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, mà còn tăng khả năng kết nối, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Qua nhiều năm xây dựng, mở rộng hệ thống giao thông đô thị, đến nay, hạ tầng Hà Nội đang từng bước hiện đại hóa; Bộ mặt đô thị ngày càng đổi khác, bất kỳ ai cũng thấy kỳ vọng và tự hào.

Chúng ta tự hào khi Hà Nội vươn mình, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành một thành phố hiện đại, xứng tầm vị thế trong khu vực và thế giới. Trong tương lai, bên cạnh sự phát triển kinh tế, xã hội, bộ mặt của Hà Nội sẽ ngày càng khang trang, hiện đại.

Đọc thêm

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan Đô thị

TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện có của thành phố thành xe buýt điện, với kế hoạch triển khai gần 2.800 xe. Đây là bước đi tiên phong của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí metan và CO₂, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tương lai.
EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3 Đô thị

EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3

TTTĐ - EVN tiếp tục huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất.
Xem thêm