Tag

Đi lễ thế nào để thuận mắt cõi trần, cõi thiêng?

Người Hà Nội 09/02/2023 11:07
aa
TTTĐ - Đầu xuân năm mới, việc đi lễ ở các cơ sở tâm linh là nhu cầu đồng thời cũng là nét đẹp truyền thống của người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Dù vậy, đi lễ ra sao cho thuận mắt cả người cõi trần, cõi thiêng thì lại là câu chuyện cũ mà vẫn mới, vẫn cần phải nói đi nói lại để cửa đình, đền, chùa, miếu được thanh tịnh và người người vẫn phải soi vào để sửa mình.
Đầu năm mới người trẻ nô nức đi lễ chùa

Sau thời gian dài dịch bệnh, năm nay, trong tình hình mới, các cơ sở tín ngưỡng, tâm linh đã mở cửa cho đông đảo người dân đến lễ bái trở lại. Cùng với việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp điều kiện mới, một điều mà những nơi linh thiêng này vẫn luôn khuyến cáo người dân, đó là tác phong, trang phục, ứng xử đúng mực khi tới lễ.

Hình ản không mấy đẹp mắt của người đi lễ  tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)
Hình ảnh không mấy đẹp mắt của người đi lễ tại chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội)

Điều đó chẳng những đảm bảo tôn nghiêm của cửa Phật, cửa Thánh mà còn thực hiện tốt các quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, thể hiện là người có văn hóa. Điều đó cũng giúp cho việc lễ bái của chúng ta được thành tâm, chỉn chu hơn, dẫn đến những mong cầu cho năm mới có thể được hanh thông, thuận lợi hơn.

Bây giờ đã là nửa cuối tháng Giêng nhưng vẫn là tháng “cao điểm” người dân đi lễ chùa. Nhiều câu chuyện, hình ảnh không được thuận mắt mà chúng tôi thu lượm được dọc đường đi lễ đầu năm cho thấy một số người dân đã “tự nhiên chủ nghĩa” khi đến với chốn thiêng.

Chẳng hạn, chị Thu Dung (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, vào chiều mùng 1 Tết, dòng người đổ về chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội) rất đông. Thời tiết ấm áp, một số người chọn trang phục áo dài để vừa đi lễ vừa chụp ảnh. Phần đông mặc các trang phục lịch sự và đẹp đẽ vì họ chủ đích đi chúc Tết đầu năm và đi lễ chùa.

Cá biệt vẫn có những trường hợp mặc váy rất ngắn tung tăng lượn khắp khuôn viên của chùa, vào lễ Phật, hồn nhiên chụp ảnh bên mái đao cong vút, bên hương khói trang nghiêm. Cá biệt, có “cặp đôi” còn tự do thể hiện tình cảm với nhau ngay tại nơi nghỉ sau khi lễ chùa, giữa chốn đông người.

Chị Thu Dung bày tỏ thái độ rất ngao ngán: “Việc mặc váy ngắn cũn cỡn của người phụ nữ đi vào chùa đã không thể chấp nhận được, hành động người đàn ông ôm ấp, sờ soạng vào phần da thịt hở của người phụ nữ ngay tại sân chùa lại càng không thể chấp nhận hơn. Đáng nói là, họ không còn trẻ tuổi, là bậc có thể làm gương cho lớp trẻ nhìn vào”.

Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)
Người mẹ dắt con đi check-in tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

Lại nói về chuyện làm gương, chị Hoài Hương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vô cùng bức xúc kể về việc một gia đình cùng nhau đi lễ tại đền Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Người mẹ mặc váy ngắn, dắt con vòng hết chỗ nọ đến chỗ kia để người cha cầm điện thoại chụp ảnh cho hai mẹ con. Cả gia đình 3 người không ai để ý đến những chiếc váy ngắn họ đang mặc theo từng nhịp bước chân trèo leo co lên hở xuống như thế nào.

Cô gái nhỏ đang ở tuổi teen, bà mẹ còn trẻ nhưng lẽ ra làm gương cho con thì lại dường như không để ý đến trang phục mình mặc có phù hợp đi lễ hay không. Cũng tương tự, tại đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội), một người ở tuổi bà cũng vô tư mặc một chiếc quần soóc vào lễ. Mặc dù thời tiết mùa này còn lạnh, đa phần mọi người mặc đồ ngắn đều có mặc quần tất màu đen bên trong, quần có thể dày, có thể mỏng song vẫn không thể phủ định được trang phục họ mặc bên ngoài là ngắn.

Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...
Đi lễ đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) mà ăn mặc như thế này...

“Đừng biện hộ rằng chiếc quần đen đã che đi khoảng da thịt để hở. Đừng biện hộ rằng đi lễ cũng là đi vãn cảnh. Đành rằng, lễ chùa, du xuân là việc thường gắn với nhau. Dù vậy, du xuân hay đi lễ là việc đều được chúng ta có chủ định từ trước. Không thể nói đi du xuân thấy chùa, đền thì tiện chân rẽ vào.

Việc đi lễ ngoài thành tâm ra thì còn phải có định hướng, nghĩa là ta chọn điểm đến, chọn đình, đền, chùa, miếu để lễ theo nhu cầu, theo cái tâm của mình hướng đến. “Tiện đường” đã là không thành tâm, thì việc không sửa soạn trang phục một cách chỉnh tề cũng là một biểu hiện của không thành tâm”, chị Hoài Hương nhấn mạnh.

“Nhiều người chỉ để ý đến lễ lạt mang đến chùa mà quên mất rằng, trang phục, tâm thế mình mang đến chùa cũng là một “lễ vật” mà mình dâng lên Thần, Thánh, Phật. Mình đến cửa Phật bằng sự thành tâm, bằng trang phục nghiêm trang, bằng nụ cười, bằng tấm lòng hướng thiện, sùng bái, kính trọng các bậc thánh nhân, Thần, Phật thì đã được chứng giám, đã được thành công cho cả chuyến đi lễ rồi.

Giống như ai đến nhà bạn, với trang phục không phù hợp, với sự chuẩn bị không được tốt, như kiểu “tiện đi qua ghé chơi” chắc bạn sẽ không vui. Trần sao âm vậy, mình thế nào thì cõi trên thế ấy, chúng ta nên suy luận như thế để mà đi lễ sao cho thành tâm, như thế mới hiệu quả”, chị Diệu Hồng, một Phật tử tại quận Thanh Xuân chia sẻ.

Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn
Tất đen hay tất trắng thì vẫn là đồ ngắn

Với rất nhiều nỗ lực chúng ta mới phòng, chống dịch được tốt để có thể mở cửa các hoạt động trong điều kiện bình thường mới như hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có rất nhiều nỗ lực để xây dựng nếp sống văn hóa, lối ứng xử văn hóa theo các chuẩn mực của quy tắc ứng xử mà thành phố Hà Nội ban hành. Cùng với việc hưởng một mùa xuân mới vui tươi, an toàn, chúng ta lại càng phải xốc lại những thành quả về văn hóa ứng xử đã đạt được trước đây.

Những tháng đầu năm này, nhu cầu lễ bái, vãn cảnh tại các nơi thờ tự, tín ngưỡng, cơ sở tâm linh còn nhiều. Mỗi người Hà Nội nên tự ý thức cao hơn trong việc chuẩn bị tâm thế đi lễ của mình. Tại một số nơi, trước ban thờ người ta còn đặt tấm gương lớn. Tấm gương ấy là để mỗi người trước khi quỳ xuống lễ soi lại trang phục, tác phong, soi lại cả cái tâm của mình trước khi chắp tay khấn nguyện.

Nên chăng, mỗi chúng ta nên tự soi mình trong chính cái tâm của mình. Bên cạnh đó, các cơ sở tâm linh cũng nên tăng cường treo biển và giám sát việc thực hiện các quy tắc ứng xử. Thuận mắt cõi trần, phù hợp với tác phong, ứng xử văn hóa thì cũng đẹp lòng cõi thiêng. Có như thế, việc lễ bái mới được thành kính, mọi nguyện cầu trong năm mới mới có thể linh nghiệm.

Đọc thêm

Ấm áp như người Hà Nội... Nhịp điệu cuộc sống

Ấm áp như người Hà Nội...

TTTĐ - Trong trận bão lịch sử Yagi và đợt ngập lụt diện rộng do hoàn lưu của bão, người Hà Nội ấm áp vô bờ bởi những nghĩa cử vô cùng cao đẹp.
Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Xem thêm