Tag

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online

Doanh nghiệp 08/11/2023 14:15
aa
TTTĐ - Năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ ba trên thế giới, đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu. Là mũi nhọn xuất khẩu song hàng chục năm qua, dệt may Việt vẫn tồn tại nhiều thách thức từ việc đầu ra phụ thuộc quá nhiều vào đối tác xuất khẩu; chưa được khách hàng biết đến rộng rãi do hầu hết sản phẩm gia công để xuất khẩu cho thương hiệu bán lẻ nước ngoài; không chủ động được kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường.
Tăng tốc để Việt Nam trở thành mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức doanh nghiệp Việt Việt Nam là một mắt xích cung ứng mới nổi của thương mại điện tử toàn cầu Amazon có cơ hội lớn phát triển thị trường tại Việt Nam

Vì sao người Việt có thể sản xuất ra các sản phẩm thời trang chất lượng cao cho thương hiệu nước ngoài mà không thể tự sản xuất và kinh doanh với chính thương hiệu của mình? Làm sao để tạo được giá trị thương hiệu cho dệt may Việt, đảm bảo công việc cho người lao động địa phương? Làm sao để không bị phụ thuộc các đơn đặt hàng sỉ hay chủ động đương đầu với các thay đổi khi chuỗi cung ứng có vấn đề?

Đây là câu hỏi lớn cách đây gần 20 năm của chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER Fashion, một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thời trang tại Việt Nam và hiện nay đang phân phối toàn thế giới qua Amazon.

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online
Chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER đánh dấu bước ngoặt cho ngành dệt may Việt

Đi tìm lời giải cho bài toán này, chị Thủy đã đưa LAMER bước một hành trình mới, đánh dấu bước ngoặt mới cho dệt may Việt khi một doanh nghiệp dệt may trong nước có thể tự sản xuất và xây dựng thương hiệu, xuất khẩu trực tiếp và bán đến tay người dùng cuối các sản phẩm của chính thương hiệu mình thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Từ cô công nhân may tới người “đánh thức tiềm năng” dệt may quê hương

Lớn lên tại vùng đất Nam Định, cái nôi của ngành dệt may với số lượng lớn người lao động tham gia trong ngành may gia công cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhỏ, xuất hàng đi trong nước và nhiều thị trường lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản… chị Thủy có cơ hội tiếp xúc và tích luỹ nhiều kinh nghiệm sâu sắc trong ngành.

Từ đây, cô công nhân của một trong số hàng trăm xưởng may gia công tại Nam Định ấp ủ và tìm kiếm cơ hội để tạo dựng thương hiệu dệt may riêng, đánh thức tiềm năng của dệt may quê nhà. Không chỉ là tạo sợi, sản xuất cúc áo, đai quần… khát khao của chị Thủy là tạo ra và giới thiệu đến thị trường những sản phẩm thời trang hoàn chỉnh mang thương hiệu Việt Nam tới khách tiêu dùng trên toàn cầu. LAMER, doanh nghiệp ngành thời trang hướng đến nhóm khách phụ nữ công sở ra đời từ đó.

Thành lập từ năm 2009, LAMER JSC là cơ sở may mặc, sản xuất theo đơn hàng. Năm 2015, LAMER chuyển đổi mô hình F2C - Factory to Customers (tạm dịch: Từ nơi sản xuất đến khách hàng) hướng đến việc quản lý chặt chẽ toàn bộ chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất đến bán lẻ nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

LAMER có 30 cửa hàng khắp cả nước và tại nhiều trung tâm thương mại từ Bắc vào Nam. Sự xuất hiện của LAMER góp phần tạo nên cú hích cho nhiều thương hiệu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiêm túc cân nhắc về việc chuyển đổi từ gia công sang sản xuất và tiếp thị, phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người dùng cuối, không chỉ tại Việt Nam, mà cả trên toàn cầu.

Đến nay, LAMER sở hữu bốn dòng sản phẩm cho đa dạng phân khúc, nhu cầu. Từ những sản phẩm đầu tiên với phong cách công sở truyền thống, lịch thiệp đến các thiết kế đơn giản, mang tính ứng dụng hằng ngày cao, hoặc trang phục đi tiệc, hay quần áo thoải mái, dễ thương cho các bạn tuổi teen…

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online
LAMER tận tâm phục vụ phái đẹp với những sản phẩm đa dạng

Gần 3 thập kỷ chinh chiến trong mảng thời trang, chị Vũ Thị Thu Thủy và đội ngũ nhanh chóng xác định hướng đi khác biệt cho thương hiệu. Dựa trên nghiên cứu, LAMER nhận thấy thời trang, nhất là thời trang công sở thường đi theo vòng lặp của thị hiếu, xu hướng và thậm chí có các sản phẩm có phong cách được ưa chuộng mang tính bền vững, ít thay đổi xuyên suốt các thời kỳ.

Do đó, LAMER quy hoạch lại chiến lược sản phẩm, tập trung nhóm các sản phẩm phổ biến, bám sát các đặc tính, form dáng được ưa chuộng rộng rãi và chỉ bổ sung các cải tiến nhỏ về chất liệu, tính năng để phù hợp các phân khúc khách hàng, các thị trường mục tiêu, giúp tăng lượng khách trung thành, tỷ lệ quay lại mua hàng cao.

LAMER sở hữu nhà máy hơn 100 công nhân cùng với mạng lưới xưởng vệ tinh chuyên nghiệp giúp đảm bảo sản lượng sản xuất lên tới hơn 300.000 sản phẩm mỗi năm, đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm liên tục được mở rộng, phân phối lợi nhuận và chuẩn bị tài chính trong 24 tháng.

Các khâu phân phối, bán lẻ cũng được đầu tư để đảm bảo chất lượng, giá thành cạnh tranh so với mặt bằng chung. Tạo dựng được một thương hiệu có nền tảng vững chắc trong nước, LAMER tự tin “mang chuông đi đánh xứ người”.

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online
Làm chủ quy trình phát triển sản phẩm và sản xuất, LAMER tự tin mở cánh cửa ra thị trường quốc tế

Tự tin chinh phục quốc tế

Mục tiêu vươn ra thế giới đã lâu nhưng phải đến khi đại dịch COVID-19 nổ ra, động lực tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của LAMER mới càng thêm cháy bỏng. Triết lý F2C - Factory to Customer là yếu tố tiên quyết mà LAMER đặt ra khi tìm kiếm các đối tác kinh doanh để đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.

“Chúng tôi biết đến Amazon là một tên tuổi lớn về thương mại điện tử tại thị trường Âu, Mỹ với hàng trăm triệu khách hàng sẵn có, và từ đó, chúng tôi quyết định thử nghiệm con đường mới: Tiếp cận trực tiếp thị trường quốc tế thông qua Amazon thay vì đi qua những nhà bán lẻ trung gian, dựa trên kinh nghiệm chuyên môn sẵn có, và sự hỗ trợ từ đội ngũ Amazon Global Selling Việt Nam”, chị Vũ Thị Thu Thủy, nhà sáng lập thương hiệu LAMER FASHION, cho biết.

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online
Cùng Amazon, LAMER thực hiện triết lý Factory to Customer với TMĐT xuyên biên giới

Hòa vào dòng chảy thương mại xuyên biên giới, LAMER không tránh khỏi bỡ ngỡ khi thử nghiệm thâm nhập, định hình chân dung khách mua mục tiêu tại các thị trường quốc tế khó tính như Hoa Kỳ. Thương hiệu tìm kiếm sự hỗ trợ từ đội ngũ và các công cụ phân tích, khám phá cơ hội sản phẩm, bán hàng của Amazon.

Trước tiên, LAMER sử dụng công cụ khám phá sản phẩm của Amazon - Product Opportunity Explorer để xác định sở thích của khách hàng Hoa Kỳ. Với công cụ này, LAMER quyết định tập trung vào nhóm khách hàng có độ tuổi 30 cũng như đầu tư phát triển các sản phẩm theo phong cách lịch sự, hợp thời trang. LAMER cũng bổ sung thêm nhiều kích cỡ sản phẩm từ XL đến 4XL, phù hợp với kích cỡ của người Hoa Kỳ.

Hơn nữa, sản phẩm còn được trang bị dây thun co giãn để đảm bảo độ co dãn tối đa, thiết kế dáng suông, thắt lưng cao hoặc xếp ly để vừa vặn với dáng vóc của người dùng sở tại. Không chỉ vậy, việc bán sản phẩm đến tận tay khách hàng giúp thương hiệu hiểu rõ và tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu thông qua các phản hồi trực tiếp của người mua.

Theo đó, LAMER quyết định tinh gọn danh mục và tối ưu việc đăng tải sản phẩm: không dàn trải mà tập trung vào sản phẩm có biên độ lợi nhuận tốt, được khách hàng đánh giá cao làm chủ lực để đảm bảo màn “chào sân” suôn sẻ. Thông qua Amazon, LAMER cũng tham gia chương trình Đăng ký thương hiệu (Brand Registry) nhằm bảo vệ quyền sở hữu thương hiệu, xây dựng lòng tin và sự gắn bó của khách hàng đối với LAMER.

Một thử thách lớn khi bán hàng toàn cầu là logistics. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong khâu vận hành kinh doanh quốc tế, đội ngũ LAMER quyết định sử dụng FBA – Dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon để tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro hậu cần và tinh gọn bộ máy nhân sự vận hành thương mại điện tử, nhờ đó tập trung vào thế mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm và sản xuất.

Dệt may Việt tự tin gỡ khó với xuất khẩu online
Thành công của LAMER là nguồn cảm hứng để dệt may Việt vươn xa trên thị trường quốc tế

Cái bắt tay của LAMER đối với Amazon Global Selling đánh dấu nhiều khởi sắc trong kinh doanh cho thương hiệu. Chỉ trong 9 tháng đầu, thương hiệu Việt đã nhận được hơn 2.000 đơn hàng mới từ khắp nơi trên thế giới. Sau một năm kinh doanh trên Amazon, doanh thu các sản phẩm chủ đạo đã tăng trưởng 250%.

Chặng đường dù thử thách song đội ngũ LAMER luôn tìm thấy niềm hạnh phúc, từ chính những công việc hằng ngày, từ sự hài lòng của khách hàng, từ những người lao động địa phương được tạo điều kiện công ăn việc làm, và dệt may Việt dần thoát khỏi cái bóng “sân sau” để tiếp cận trực diện thị trường toàn cầu.

Từ một doanh nghiệp nhỏ được xây dựng dựa trên hoài bão lớn của người con xứ dệt may Nam Định, LAMER đã và đang vươn mình, từng bước chinh phục khách hàng quốc tế, đồng thời sẵn sàng trở thành bệ phóng cho các start-up dệt may non trẻ hơn…

“Chúng tôi hy vọng ngày càng xuất hiện nhiều hơn những thương hiệu thời trang Việt Nam tại chính thị trường trong nước, và sau đó là thế giới. Bởi khả năng của người Việt hoàn toàn có thể làm được, và làm tốt”, chị Thủy cho biết.

Hành trình từ người công nhân may đến “nữ tướng” đánh thức tiềm năng của quê hương, hay câu chuyện vươn ra thế giới thành công của LAMER sẽ tiếp thêm động lực cho nhiều doanh nghiệp Việt chủ động tìm kiếm hướng đi mới phù hợp với xu thế phát triển toàn cầu, tận dụng thương mại điện tử để đưa thương hiệu Việt đi xuyên biên giới.

Đọc thêm

Đội ngũ doanh nhân ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế Doanh nghiệp

Đội ngũ doanh nhân ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển Doanh nghiệp

Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh để cùng đất nước phát triển

TTTĐ - Sáng 4/10, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.
Thêm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Quảng Ninh Doanh nghiệp

Thêm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Quảng Ninh

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ninh đã có buổi tiếp xã giao đối với ông Lee Dea Hoon, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty YNC Hàn Quốc trong chuyến thăm và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh.
Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ Doanh nghiệp

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

TTTĐ - Tháng 9 vừa qua, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.
MB ra mắt dịch vụ dành cho người nước ngoài trên App MBBank Doanh nghiệp

MB ra mắt dịch vụ dành cho người nước ngoài trên App MBBank

TTTĐ - Với gói sản phẩm chuyên biệt này, khách hàng là người nước ngoài có thể dễ dàng thực hiện giao dịch thanh toán chi tiêu tại Việt Nam thông qua App MBBank trên điện thoại.
Cake thắng giải Ngân hàng công nghệ của năm tại Better Choice Awards 2024 Doanh nghiệp

Cake thắng giải Ngân hàng công nghệ của năm tại Better Choice Awards 2024

TTTĐ - Tối 2/10, Giải thưởng lớn “Ngân hàng công nghệ của năm” trong khuôn khổ Better Choice Awards 2024 đã được trao cho Cake by VPBank - một ngân hàng số toàn diện đang thu hút hơn 4,6 triệu khách hàng cá nhân và ứng dụng AI trong toàn trình hoạt động.
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 447/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa Doanh nghiệp

Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

TTTĐ - Đó là chia sẻ của bà Trần Thị Lê, thành viên của Câu lạc bộ Người cao tuổi Quận 1, TP HCM, sau chuyến tham quan Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk tại Bình Dương.
3 cách săn vé concert Anh Trai “Say Hi” đêm 2 miễn phí Doanh nghiệp

3 cách săn vé concert Anh Trai “Say Hi” đêm 2 miễn phí

TTTĐ - Sau Concert 1 với sức nóng chưa từng thấy, vé concert Anh Trai “Say Hi” đêm 2 đang được săn đón cuồng nhiệt. VIB – nhà tài trợ chính của Anh Trai “Say Hi” đã ngay lập tức dành ưu đãi đặc quyền tặng vé Concert đêm 2 cho khách hàng sử dụng ứng dụng MyVIB và chủ thẻ tín dụng của ngân hàng.
PV GAS tổ chức 2 giải thể thao chào mừng tuổi 34 phát triển Doanh nghiệp

PV GAS tổ chức 2 giải thể thao chào mừng tuổi 34 phát triển

TTTĐ - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 34 năm thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Công đoàn PV GAS đã tổ chức 2 giải thể thao: Giải cờ vua, cờ tướng và giải bơi năm 2024 tại thành phố Vũng Tàu.
Xem thêm