Tag

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp

Tin tức 01/11/2024 10:05
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, hiện nay, một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và kết quả giải ngân trong kế hoạch đầu tư công hằng năm.
“Cởi trói” cho đầu tư công Thực hiện mọi biện pháp hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Bên cạnh kết quả tích cực, một trong những bất cập, hạn chế trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024 là giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với cùng kỳ.

Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2024 của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (51,38%).

Thống kế cho thấy, có 13 bộ, cơ quan Trung ương và 40 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn 31 Bộ, cơ quan Trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dưới mức trung bình chung của cả nước.

Mất thời gian vì phải trình, báo cáo nhiều cấp

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng, thời gian qua Luật Đầu tư công 2019 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, việc phân cấp, phân quyền còn chưa triệt để; một số trình tự, thủ tục còn phải trình, báo cáo qua nhiều cấp, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và kết quả giải ngân trong kế hoạch đầu tư công hằng năm.

Đồng thời, một số nội dung còn chồng chéo, chưa được quy định cụ thể hoặc còn có nhiều cách hiểu đối với cùng một nội dung, gây lúng túng cho các bộ, cơ quan và địa phương trong quá trình triển khai.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp
Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam)

Đáng chú ý là đã phát sinh những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025: Chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư dự án còn chưa bảo đảm yêu cầu, việc phê duyệt chủ trương đầu tư một số dự án còn mang tính hình thức; việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công hằng năm còn chậm và thực hiện nhiều lần.

Bên cạnh đó, việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài còn nhiều vướng mắc, tỷ lệ giải ngân thấp gây ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công nói chung…

Cùng với đó, đã phát sinh các yêu cầu mới về đa dạng hóa các hình thức, phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư công nhằm tối ưu hóa, tận dụng tối đa năng lực quản lý, nguồn lực của địa phương và các thành phần kinh tế khác, tuy nhiên do liên quan đến nhiều luật khác nhau, nên chưa được sửa đổi để thể chế hóa chung mà chủ yếu đang được quy định tại các nghị quyết thí điểm đặc thù của Quốc hội cho một số dự án, địa phương cụ thể.

Từ những bất cập trên, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, việc nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét Luật Đầu tư công (sửa đổi) nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh là rất cần thiết.

Điểm nghẽn lớn nhất là giải phóng mặt bằng

Nêu nguyên nhân tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) cho biết, một trong những vướng mắc khá phổ biến là các công trình công nghiệp hiện nay đang thiếu đất, thiếu vật liệu san lấp.

Do vậy, đại biểu cho rằng đối với các công trình trọng điểm cần nghiên cứu các giải pháp điều chỉnh quy hoạch để nâng công suất khai thác, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thiện thủ tục đầu tư, đấu thầu dự án.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên)

Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cũng cho biết, có một số quy định cụ thể liên quan đến giải phóng mặt bằng, chuyển đổi diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên… khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm. Bởi, để hoàn thiện các thủ tục để chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian, thậm chí có những quy định bất hợp lý.

Một số đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, có nhiều vấn đề bất cập liên quan đến giải ngân đầu tư công, nhiều hạng mục công trình phải chuyển hạng mục, chuyển đổi nguồn vốn và xin kéo dài thời hạn; trong khi đó những địa phương cần nguồn vốn lại không được bố trí.

Vì vậy, cần đánh giá lại thể chế, các quy định, trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ dự án, trách nhiệm quản lý của chính quyền các địa phương trong việc tiếp nhận vốn đầu tư công để triển khai giải ngân đúng tiến độ, tránh tình trạng kéo dài thời gian và số chuyển nguồn lớn.

Để đảm bảo mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2024, một số đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cái bộ, ngành, địa phương có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ những khó khăn, trong đó điểm nghẽn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Một số ý kiến nhận định, cùng một hệ thống pháp luật, nhưng thực tế kết quả triển khai giải ngân vốn đầu tư công ở các cơ quan, đơn vị, địa phương là khác nhau, do vậy Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này.

Cùng với đó, Chính phủ siết chặt kỷ luật, kỷ cương; có chế tài cụ thể và xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đặc biệt người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; kiên quyết loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết; ưu tiên bố trí nguồn lực của ngân sách Trung ương thực hiện các công trình kết nối các tỉnh, kết nối vùng, kết nối quốc gia, quốc tế.

Đồng thời, các địa phương chủ động cân đối nguồn lực của địa phương để đầu tư các dự án thuộc phạm vi tỉnh. Bên cạnh đó, cần giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn.

Đọc thêm

Vận động Nhân dân tích cực phản ánh vi phạm an toàn giao thông Tin tức

Vận động Nhân dân tích cực phản ánh vi phạm an toàn giao thông

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội vừa có Công văn số 2818 - CV/BTGTU tuyên truyền phổ biến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Khơi dậy khát vọng xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại Tin tức

Khơi dậy khát vọng xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy xác định trọng tâm tiếp theo là tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết, thống nhất, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; nỗ lực phấn đấu, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố...
Cử tri kiến nghị đẩy nhanh đề án giãn dân phố cổ Tin tức

Cử tri kiến nghị đẩy nhanh đề án giãn dân phố cổ

TTTĐ - Ngày 25/12, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn và đại biểu HĐND TP Hà Nội (đơn vị bầu cử số 2) đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp thứ 20, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Hà Nội: Bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết Tin tức

Hà Nội: Bảo đảm mọi người, mọi nhà đều có Tết

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, chăm lo chu đáo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn toàn thành phố với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”, không ai bị bỏ lại phía sau...
Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của quan hệ Việt-Trung Tin tức

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo động lực mới cho sự phát triển của quan hệ Việt-Trung

TTTĐ - Ngày 25/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ.
Trọn vẹn một cuộc đời cách mạng, những dấu ấn còn mãi Tin tức

Trọn vẹn một cuộc đời cách mạng, những dấu ấn còn mãi

TTTĐ - Trong sự nghiệp cách mạng của mình, Đại tướng Nguyễn Quyết đã có nhiều năm tháng gắn bó với Thủ đô, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm, góp phần xây dựng nên “Thủ đô văn hiến và anh hùng”. Trong đó có những chỉ đạo giành chính quyền của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trên cương vị Bí thư Thành uỷ Hà Nội khi chỉ mới 23 tuổi, đến nay vẫn được thế hệ sau trân trọng, chắt lọc, vận dụng vào thực tiễn.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18 Tiêu điểm

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú làm việc với các cơ quan của Đảng, MTTQ về Nghị quyết 18

TTTĐ - Chiều 24/12, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã làm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
Việt Nam mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước Tin tức

Việt Nam mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước

TTTĐ - Ngày 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.
Chốt phương án giải quyết vướng mắc tại nhiều dự án chậm tiến độ Tin tức

Chốt phương án giải quyết vướng mắc tại nhiều dự án chậm tiến độ

TTTĐ - Chiều 24/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND TP chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng trong năm 2025 Tin tức

Tuyên truyền các ngày lễ lớn và sự kiện quan trọng trong năm 2025

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội vừa có Hướng dẫn số 165 - HD/BTGTU tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2025.
Xem thêm