Tag

Đầu tư thích đáng cho giáo dục, quyết tâm khắc phục tồn tại, hạn chế

Giáo dục 06/08/2019 16:05
aa
TTTĐ - Ngày 6/8, Bộ GD - ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 tại 63 điểm cầu của 63 tỉnh thành phố. Đây là sự kiện thường niên quan trọng của ngành Giáo dục, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm học trước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ triển khai cho năm học tiếp theo.

Đầu tư thích đáng cho giáo dục, quyết tâm khắc phục tồn tại, hạn chế

Bài liên quan

"Trường sư phạm phải đào tạo ra nhà giáo dục, không phải là thợ dạy"

Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục tạo ra sự chuyển biến căn bản về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Đóng cửa các cơ sở giáo dục đại học kém chất lượng kéo dài

Đại học Đông Đô đào tạo văn bằng 2 trái phép thời gian dài, Bộ GDĐT có vô can?

Hà Nội đăng cai tổ chức thi Olympic Toán học và khoa học quốc tế

Giáo dục thường xuyên không đánh đổi chất lượng lấy số lượng

Điều hành Hội nghị là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ. Tại điểm cầu chính, có hơn 20 đại biểu là Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ ngành trung ương, Đại biểu Quốc hội, đại biểu là nguyên lãnh đạo Bộ GD - ĐT, Hiệu trưởng các Đại học/trường Đại học, Hiệu trưởng trường THPT, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục… tham dự, cùng các Thứ trưởng, lãnh đạo Vụ/Cục chuyên môn của Bộ GD&ĐT.

Các điểm cầu đặt tại 63 tỉnh thành còn lại đều có sự tham dự của Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Sở/Phòng GD - ĐT địa phương, Hiệu trưởng các nhà trường...

Những kết quả tích cực của ngành Giáo dục trong năm học 2018-2019

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết đại hội 12 của Đảng. Năm học này toàn ngành Giáo dục tiếp tục triển khai đồng bộ 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về GDĐT. Bên cạnh những thời cơ thuận lợi, ngành giáo dục cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó có nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.

“Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các Ban, Bộ ngành Trung ương, các tỉnh thành phố, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các cô giáo, thầy giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước, năm học vừa qua ngành Giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Trước Hội nghị tổng kết toàn ngành này, Bộ GD - ĐT đã tổ chức Hội nghị các Sở GD - ĐT, Hội nghị các cơ sở giáo dục đại học, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 và dự kiến phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020. Tại các Hội nghị trên, các ý kiến đều thống nhất cao với dự thảo của báo cáo tổng kết.

Trong năm học vừa qua, ngành GDĐT đã có một số thành tích như: đã trình và được Quốc hội thông qua 2 Luật quan trọng, đó là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục (sửa đổi); ban hành Chương trình tổng thể chương trình GDPT mới và chương trình các môn học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Song song với đó, Bộ GD - ĐT tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Trong năm học vừa qua, ngành GD - ĐT tiếp tục chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GD - ĐT thực hiện. Toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được nâng lên và chuẩn hóa.

Chất lượng giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực; chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm. Giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn ở bậc học phổ thông được nâng cao. Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tiếp cận chương trình GDPT mới được triển khai hiệu quả. Công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh có bước chuyển biến.

Chất lượng Giáo dục đại học (GDĐH) ngày càng được nâng cao. Đã có 6 cơ sở GDĐH và 128 chương trình đào tạo được các tổ chức kiểm định giáo dục quốc tế công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Việt Nam lần đầu tiên có 2 ĐH được vào danh sách 1.000 ĐH hàng đầu thế giới là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; 7 ĐH được vào danh sách các ĐH hàng đầu Châu Á. Một số trường ĐH đã triển khai đào tạo hiệu quả nguồn nhân lực theo các chương trình tiên tiến được chuyển giao từ các nước phát triển; đẩy mạnh việc triển khai thực hiện hỗ trợ khởi nghiệp đối với sinh viên.

Hợp tác quốc tế trong Giáo dục được đẩy mạnh với nhiều thỏa thuận, bản ghi nhớ đã được ký kết. Nhiều cơ sở GDĐT đã chủ động tích cực hội nhập quốc tế thông qua các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và các chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên và hợp tác nghiên cứu. Cả nước hiện có gần 550 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài giữa 85 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và 258 cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc 34 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; công tác thanh tra giáo dục; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học… được triển khai tích cực, hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đang từng bước được nâng lên. Năm học vừa qua các địa phương đã đầu tư xây dựng bổ sung 14.308 phòng học; xây mới 38.165 công trình nước sạch và 60.000 nhà vệ sinh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GDĐT còn một số khó khăn, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ như: Công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn bất cập; Tình trạng thiếu giáo viên vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để, đặc biệt là giáo viên mầm non; Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu, còn một bộ phận học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống.

“Năm học 2019-2020, ngành giáo dục xác định tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GDĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói. Trong đó các nhóm nhiệm vụ, giải pháp này, Bộ GD - ĐT tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là: Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; rà soát sắp xếp các trường Sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học; Giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đổi mới tự chủ đại học; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế; Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Ngành giáo dục tiếp tục kiên định với con đường đã chọn

Tại hội nghị, nhiều đại biểu là Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm… đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành giáo dục trong năm qua, đặc biệt là việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia an toàn, nghiêm túc, minh bạch, khách quan. Việc Bộ GD - ĐT thống kê toàn bộ giáo viên cả quốc để tạo hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ của đội ngũ trong toàn ngành, được đại diện Hiệu trưởng khối trường đại học Sư phạm là Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nghị đánh giá là “chủ trương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác động đến toàn hệ thống”. Hệ thống cơ sở dữ liệu này đã giúp công tác quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên hiệu quả hơn; giúp cho cơ quan quản lý giáo dục các cấp chủ động hoạch định các chính sách cho đội ngũ cũng như công tác chuẩn bị về số lượng, chất lượng đội ngũ.

Ghi nhận những kết quả đạt được của ngành GDĐT trong năm học vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, giáo dục liên quan đến tất cả mọi người, mọi nhà, nhất là một dân tộc hiếu học như Việt Nam. Mọi sự đổi mới trong lĩnh vực này đều có ý kiến, tranh luận của cộng đồng. “Rất hiếm có đổi mới nào đồng thuận 100%. Một khi đã xác định được đường hướng đổi mới đúng đắn rồi thì phải kiên trì, kiên định theo đuổi”, Phó thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, không giống một số ngành khác, đổi mới trong giáo dục cần có lộ trình, thời gian. Đây không phải việc trong một năm có thể làm được. Ví dụ, lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa ngành giáo dục đang chuẩn bị triển khai có lộ trình cuốn chiếu là 6 năm. Một số lần đổi mới sách giáo khoa trước, thời gian là 11 năm. “Quá trình thực hiện sự đổi mới không bao giờ là hoàn mỹ, sẽ có lúc này, lúc khác, vấn đề nọ kia. Nhưng ta phải kiên định”, Phó thủ tướng nhấn mạnh. Ông nhắc lại việc đổi mới thi THPT quốc gia có lộ trình từ 2015-2020 nhưng năm 2018 xảy ra sai phạm ở 3 địa phương và đã có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi. Tuy nhiên, xác định đây là chủ trương phù hợp, đúng đắn nên hệ thống chính trị và Bộ GD&ĐT đã kiên định, không vì một vài hiện tượng cá biệt mà từ bỏ lộ trình đã đề ra.

“Giáo dục từ khi thực hiện Nghị quyết 29 đã làm rất tốt 2 việc: Phổ cập mầm non và tự chủ đại học. Xếp hạng phổ thông của chúng ta đứng vị trí cao trên thế giới, số lượng bài báo quốc tế năm vừa rồi tăng… Đây là những kết quả chúng ta phải ghi nhận, đánh giá đúng và tin tưởng vào Nghị quyết để nỗ lực kiên trì thực hiện”, Phó Thủ tướng nói.

Giải quyết dứt điểm vấn đề dư luận quan tâm, bức xúc

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt chính phủ đã biểu dương những nỗ lực của toàn ngành giáo dục: “Mặc dù có nhiều thách thức, khó khăn, nhưng điều đáng mừng là ngành giáo dục đào tạo đã đạt nhiều kết quả tích cực trong năm qua, nhất là việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nề nếp hơn, khách quan, chất lượng hơn, tạo được niềm tin cho toàn xã hội”.

Các điểm nhấn thành công của ngành Giáo dục như: đã tạo ra hành lang pháp lý tốt; tỷ lệ phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi đạt 99,98% được thế giới đánh giá cao; chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều tăng.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh vai trò to lớn của ngành giáo dục trong sự phát triển của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Lịch sử và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, không có kỳ tích kinh tế hay bước nhảy vọt nào về xã hội diễn ra mà không gắn với những đột phá về giáo dục đào tạo. Anh muốn chuyển biến của đất nước, phát triển của ngành và địa phương một cách bền vững thì giáo dục đào tạo mang yếu tố là quốc sách hàng đầu”. Do đó, Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục và các địa phương quan tâm đầu tư thích đáng cho lĩnh vực này, khắc phục tình trạng thiếu trường lớp, thiếu giáo viên ở nhiều nơi hiện nay.

Trong các yêu cầu đề ra cho ngành giáo dục, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh đến công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh sinh viên. “Việc giáo dục đạo đức lối sống là nhiệm vụ quan trọng, ngành giáo dục phải tạo ra sự đổi mới căn bản ngay trong năm học này”, Thủ tướng nói. Xác định đây là công việc liên quan đến các gia đình, nhà trường, toàn xã hội, Thủ tướng do đó yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị có trách nhiệm cùng nhà trường chung tay giải quyết. Trong đó, ngành giáo dục vẫn đóng vai trò trụ cột của công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh sinh viên này.

Cũng tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp nhất là mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho người dân; đồng thời yêu cầu bố trí đủ quỹ đất để xây dựng trường học, đặc biệt là mầm non. Các địa phương giải quyết dứt điểm việc thiếu trường mầm non ở các khu chế xuất – khu công nghiệp. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh sắp xếp lại các trường sư phạm, tập trung các trường sư phạm trọng điểm. các trường khác có lộ trình làm vệ tinh trong bồi dưỡng giáo viên”.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra thực trạng hiện nay, nhiều trường đại học không đảm bảo điều kiện, chất lượng nên hạ điểm chuẩn, “vơ vét” học sinh đầu vào, mượn giáo viên cơ hữu, điều kiện không đủ nhưng vẫn tuyển sinh ồ ạt.

Thủ tướng yêu cầu Bộ GD - ĐT phải kiểm tra để xử lý các trường đại học hữu danh vô thực, nhất là những nơi tìm kiếm đầu vào quá đáng để kinh doanh. Thủ tướng nhấn mạnh: “Xã hội hóa là cần thiết nhưng chất lượng rất quan trọng”.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm