Danh họa Nguyễn Phan Chánh và Nam Sơn được đặt tên phố của Hà Nội
Triển lãm kỷ niệm 99 năm ngày sinh danh họa Bùi Xuân Phái |
Phố Nguyễn Phan Chánh, dài: 1.270m, rộng: 10,5-22,5m, cho đoạn từ ngã ba giao cắt với phố Nam Sơn cạnh trụ sở Cty viễn thông HN đến Ngã ba giao cắt phố Bằng Liệt tại cầu Bắc Linh Đàm.
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu và học vẽ trên lụa Vân Nam từ năm 1928.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh |
Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa 1931 tại Paris, những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương, đặc biệt ở lĩnh vực tranh lụa. Ông tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại Trường Bưởi và Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội (1955), góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.
Nguyễn Phan Chánh đã để lại trên 170 tác phẩm và là người giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong số các tác phẩm hội hoạ của ông có bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” được coi là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, rồi bức “Chợ Kim Liên”…
"Chơi ô ăn quan", tác phẩm tranh lụa nổi tiếng của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh |
Với những đóng góp to lớn cho nền hội họa nước nhà, ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.
Phố Nam Sơn dài 1.250m, rộng 9 đến 15m, cho đoạn từ ngã ba giao cắt với phố Hoàng Liệt tại chợ Xanh đến Ngã ba giao cắt phố Nguyễn Phan Chánh tại Lô BT01 khu ĐT bán đảo Linh Đàm.
Danh họa Nam Sơn |
Nam Sơn còn gọi là Nguyễn Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), quê gốc ở Vĩnh Yên cũ, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là một trong những họa sĩ Việt Nam đầu tiên của nền hội họa đương đại. Ông đã cùng họa sĩ Tacđiơ (V. Tardieu) người Pháp đồng sáng lập trường Mỹ thuật Đông Dương và trực tiếp giảng dạy với tư cách giáo sư chuyên ngành bậc 2.
Ông cũng chính là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất được giao quản lý trường với cương vị, trọng trách là một quyền Hiệu trưởng, từ tháng 3 đến cuối năm 1945. Sau đó trường đóng cửa và mở lại tại chiến khu Việt Bắc với tên Trường trung học Mỹ thuật do họa sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng.
Bức tranh lụa "Thiếu nữ cầm quạt" của họa sĩ Nam Sơn |
Trong sự nghiệp sáng tác, ông đã để lại cho đời trên 400 tác phẩm hội họa theo nhiều thể loại, trong đó có một số có giá trị rất cao, được trưng bày tại các Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia, Triển lãm Mỹ thuật quốc tế như: Pháp, Ý, Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng.
3 cuốn tiếp theo trong "Bộ danh họa Larousse" ra mắt bạn đọc |
Dấu ấn của danh họa Bùi Xuân Phái trên sách cũ |
Những tuyệt phẩm độc đáo của danh họa Lưu Công Nhân |