Đảng Cộng sản Việt Nam - Ngọn hải đăng bền bỉ trên con đường đã chọn
Những truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam Gắn kết mối quan hệ giữa Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, văn hiến, anh hùng |
Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam |
Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn ra đời ngày 3/2, ngày nay được đánh giá rất đặc biệt, kể cả ở các nước khác, cụ thể là Liên bang Nga.
Trong chưa đầy một trăm năm kể từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành nhân tố phát triển, bảo đảm ổn định, an ninh không chỉ cho nước Việt Nam mà còn cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á và thế giới nói chung.
Điều quan trọng cần hiểu là một phần nhờ vào yếu tố đầu thế kỷ 21, khi châu Á trở thành khu vực dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế và chính trị. Vì vậy, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vận mệnh của thế giới trở nên hiện thực.
Thành tựu này của Đảng Cộng sản Việt Nam, vốn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình sáng lập tại Hội nghị ở Hong Kong và sắp bước sang thế kỷ thứ hai, thật đáng ghi nhận.
Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản (Tranh tư liệu/TTXVN phát) |
Ngay cả Liên Xô trước đây cũng không có kinh nghiệm đảng cộng sản như vậy. Giờ đây, Hà Nội trở thành ngọn cờ tiên phong với những bản sắc đặc biệt và sự kiên trì độc đáo trong việc thực hiện các kế hoạch của mình, đó là lý do Đảng Cộng sản Việt Nam nổi bật trong bối cảnh chung, kể cả trong các hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định qua những thành tựu, chỉ tiêu, số liệu cụ thể trong các lĩnh vực chính do Đảng lãnh đạo. Chính trị và ngoại giao là nền tảng để tiến lên phía trước và có ảnh hưởng quyết định đến nền kinh tế.
Nhờ Đảng Cộng sản, tình hình chính trị ở Việt Nam tiếp tục ổn định, bất chấp tình trạng bất ổn ngày càng tăng trên toàn cầu, chủ yếu do tính chu kỳ của các cuộc khủng hoảng, kể cả trong lĩnh vực xã hội và công cộng, mà bản thân Việt Nam không bị ảnh hưởng.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế Việt Nam và lực lượng lao động chuyên nghiệp của nước này đang trở thành trung tâm thu hút các công ty sản xuất hàng đầu thế giới.
Vị thế cân bằng của Hà Nội trong quan hệ chính trị quốc tế đang trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia. Đường hướng này về cơ bản khác với đường lối “đa chiều” nổi tiếng, với mong muốn ngây thơ là làm hài lòng tất cả, điều không thể có trong một nền chính trị lớn.
Việt Nam giờ đây đóng vai trò là một hình mẫu, một thước đo về mô hình chính phủ. Xin chúc cho Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thực hiện đúng tinh thần lịch sử, quán triệt tình hình và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngọn hải đăng bền bỉ trên con đường đã chọn! Grigory Trofimchuk, Chuyên gia quan hệ quốc tế (Moskva, Liên bang Nga) |
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm của mình tại các diễn đàn quốc tế uy tín cũng như trong khuôn khổ các tổ chức đa phương với tư cách thành viên tích cực: từ ASEAN cho đến Liên hợp quốc.
Sự tham gia của Việt Nam luôn gắn liền với việc tập trung giải quyết các vấn đề cụ thể, không liên quan đến cách tiếp cận hình thức. Điển hình ở đây là sự hỗ trợ của lực lượng cứu hộ Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Dấu hiệu đáng chú ý cho thấy vị thế của nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa trong thế giới hiện nay là chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chuyến thăm Tổng thống Mỹ Joseph Biden tới Hà Nội trong năm 2023. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc không chỉ trở thành biểu tượng sống động cho quan hệ giữa hai Đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc mà còn làm sâu sắc thêm đáng kể mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trở thành hình mẫu về ngoại giao.
Nói về quan hệ Việt-Mỹ, điều quan trọng cần lưu ý không chỉ là quan hệ đối tác giữa hai nước ngày càng được nâng cao mà cả sự thừa nhận vị trí quan trọng của Việt Nam trong các vấn đề và trên bản đồ Châu Á.
Nếu không có Việt Nam, quốc gia thực sự là trung tâm của các sự kiện khu vực, ngày nay không thể giải quyết được bất kỳ nhiệm vụ và vấn đề nào mà Châu Á và cả thế giới đang phải đối mặt, bao gồm không chỉ các vấn đề chính trị mà cả các vấn đề về cơ sở hạ tầng và giao thông.
Hiện nay, Hà Nội đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 6 nước: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và danh sách này đã nói lên điều đó. Nói về các nước trong không gian hậu Xô Viết và Á-Âu nói chung, điều quan trọng cần lưu ý là mong muốn sẵn sàng hợp tác của họ với Việt Nam, cùng với việc tăng cường hợp tác đối tác.
Và về mặt này, nếu không có Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không thể có được kết quả như vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng của uy tín của Việt Nam trên thế giới.
Một lĩnh vực quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đấu tranh phòng chống tham nhũng. Ở những quốc gia có cơ sở chính trị và loại hình kinh tế giống như Việt Nam, cuộc đấu tranh như vậy thực tế là không thể, hoặc ít nhất là vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên, hệ thống của nhân dân đã tạo điều kiện rất nhiều cho nhiệm vụ này: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, tiêu cực trong lĩnh vực nhân sự được hạn chế ở mức tối thiểu. Một số vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến tham nhũng và hậu quả tiêu cực do nó gây ra đã được điều tra và đưa ra tòa, việc này được thảo luận một cách công khai.
Hành động của các cơ quan thực thi pháp luật đã tạo ra sự tin tưởng đặc biệt vào chính quyền, lãnh đạo đảng các cấp, từ phía người dân và các nước đối tác.
Đổi lại, đây là một trong những nền tảng để đặt niềm tin vào Việt Nam với tư cách là đối tác chiến lược, đối tác có thể tin cậy trong những dự án phức tạp nhất liên quan đến tương lai: hợp tác và đầu tư lâu dài, phát triển công bằng và minh bạch.
Một lần nữa, cần nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không giấu những vấn đề về tham nhũng, xác định cẩn thận các loại tội phạm này và phản ứng mạnh mẽ với chúng, theo đúng quy định luật pháp. Nhờ đó, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế đã đạt tới tầm cấp mà nhiều quốc gia chưa thể có được.
Những con số, như đã đề cập, là minh chứng cho tính hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam. Bất chấp điều kiện không ổn định bên ngoài và nhiều vấn đề đi kèm, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt được mức tăng trưởng trên 5%, bản thân con số này đã giống như một kỷ lục.
Chỉ số này mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho tất cả các đối tác, trong đó có vị thế như giá trị thương hiệu quốc gia đạt 431 tỷ USD. Điều này đã giúp Việt Nam đứng thứ 32 trong số 100 thương hiệu quốc gia mạnh nhất thế giới và xu hướng đi lên vẫn tiếp tục.
Nếu nhìn chi tiết vào sự phát triển của Việt Nam cũng rất ấn tượng. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt 8 triệu tấn, đạt kim ngạch hơn 4,4 tỷ USD, mức cao nhất kể từ năm 2009. Và một ví dụ rõ ràng khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhất kể từ năm 2020, với thặng dư thương mại vượt 26 tỷ USD năm thứ 8 liên tiếp.
Có một câu hỏi được đặt ra từ lâu: "Liệu mọi người có thể nghĩ về một năm như vậy trong tương lai xa hay không?" Và thường thì câu trả lời là: Không, họ thậm chí không thể tưởng tượng đến một điều như vậy.
Tuy nhiên đúng dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 20, câu trả lời là: Có. Những người cộng sản Việt Nam không chỉ có thể mà còn mơ ước được thấy điều này, và đã làm mọi thứ có thể và không thể cho việc này.
Trải qua mọi thử thách và thắng lợi, những người cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ không chỉ cho đồng bào của họ mà còn cho toàn thế giới thấy tấm gương xây dựng một nhà nước thành công dựa trên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bình dân. Hồ Chí Minh và các đồng chí của mình đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc, không thể tưởng tượng nổi cho việc này.
Hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng (Ảnh: An Đăng/TTXVN) |
Có thể thấy mô hình nền kinh tế của Việt Nam không phải là nơi thử nghiệm hay thao trường. Đây là một hệ thống nhà nước hiện đại, mạnh và đáng tin cậy, có thể làm gương cho các quốc gia khác. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những điều chỉnh cần thiết trong toàn bộ quá trình, khi xuất hiện những vấn đề đối với xã hội Việt Nam đòi hỏi cần làm gì đó trước một bước ngoặt, trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, khi phải đối mặt với những vấn đề tồn tại hóc búa nhất. Nhờ những khuyến nghị chính xác, kịp thời của các thế hệ lãnh đạo Đảng, xã hội Việt Nam đã vinh dự có câu trả lời cho những vấn đề này, và tự đạt đến một tầm phát triển mới, một giai đoạn tiếp theo.
Chính vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông gánh vác một trách nhiệm đặc biệt đối với người dân của mình. Nhưng chính trách nhiệm cao cả này đã giúp Việt Nam ngày nay trở thành người kế thừa xứng đáng cho Đảng, Nhà nước và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Nhìn từ Nga, có thể thấy Việt Nam chưa bao giờ thay đổi con đường mình đã chọn, luôn điều chỉnh đường lối của mình phù hợp với tinh thần của thời đại, nhưng luôn trung thành với những nền tảng, như cột mốc năm 1986, vốn đặt nền móng cho công cuộc “đổi mới” của Việt Nam. Một chính sách cải cách không dẫn đến sự suy yếu và hủy hoại nhà nước mà giúp củng cố và phát triển nhà nước.
Việt Nam với tư cách một thương hiệu quốc gia đang phải đối mặt với những thời điểm rất thú vị. Và thậm chí không phải về mặt thăng hạng trong bảng xếp hạng thế giới, điều mà theo tôi, chắc chắn sẽ xảy ra.
Và theo nghĩa này, Việt Nam giờ đây đóng vai trò là một hình mẫu, một thước đo về mô hình chính phủ. Xin chúc cho Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thực hiện đúng tinh thần lịch sử, quán triệt tình hình và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Ngọn hải đăng bền bỉ trên con đường đã chọn.