Trường Đại học Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển kết hợp Bạn trẻ Đại học Hà Nội thổi "hồn Pháp" vào trang phục Thủ khoa Đại học Hà Nội: Không sợ thử thách, chỉ cần có sự quyết tâm
 Phó Hiệu trưởng Lương Ngọc Minh
Phó Hiệu trưởng Lương Ngọc Minh phát biểu khai mạc

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Trung tâm thư viện tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Trường Đại học Kiến trúc, trường Đại học Giao thông Vận tải, trường Đại học Thủy lợi, Đại học Bách khoa, trường Đại học Mở, trường Đại học Ngoại thương, Học viện Y học cổ truyền Việt Nam. Phó Hiệu trưởng Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Dũng cùng đông đảo các thầy, cô là đại diện lãnh đạo các đơn vị và đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường đã đến tham dự.

Hội thảo có sự xuất hiện của các khách mời trong vai trò là diễn giả gồm: ThS Đinh Thúy Quỳnh – (Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), ThS Phạm Thị Mai (Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội), ThS Dương Đình Hòa (Giám đốc Công ty CP Thông tin và Công nghệ số IDT); Chủ nhiệm CLB Sách Hanu Dương Thị Thúy Nga - đại diện cho đối tượng thụ hưởng của chương trình chuyển đổi số Thư viện Trường Đại học Hà Nội.

Thay mặt Nhà trường phát biểu khai mạc, Phó Hiệu trưởng Lương Ngọc Minh khẳng định, Hội thảo là một hoạt động sinh hoạt chuyên môn chất lượng và ý nghĩa, thu hút sự tham gia của đại diện nhiều thư viện lớn, uy tín tại các trường đại học cũng như sự quan tâm của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thư viện.

Đại học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thư viện trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số”

Trong 5 năm qua, thư viện Trường Đại học Hà Nội không ngừng phát triển, đổi mới theo hướng vừa giữ được những nét truyền thống vừa tiếp cận những xu hướng phát triển của thời đại mới. Nhờ sự tâm huyết của đội ngũ quản lý, thư viện Trường Đại học Hà Nội đã trở thành nơi thu hút đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên tới học tập, nghiên cứu, khai thác học liệu.

Trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, nhà trường xác định việc phát triển thư viện theo hướng chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của mình. Nhà trường đang xây dựng Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025 trong đó có Đề án Thư viện số. Hội thảo ngày hôm nay là một trong chuỗi sự kiện nhằm đầu tư, nâng cấp, chuyển đổi thư viện Đại học Hà Nội trong giai đoạn mới.

Đại học Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thư viện trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số”

Tại hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe các báo cáo tham luận với nhiều chủ đề, góc nhìn khác nhau về vấn đề chuyển đổi số trong thư viện như: Tham luận “Một số vấn đề về chuyển đổi số thư viện đại học ở Việt Nam” của ThS. Đinh Thúy Quỳnh – Giảng viên Khoa Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; tham luận “Cơ sở pháp lý trong chuyển đổi số thư viện đại học ở Việt Nam” của ThS Phạm Thị Mai - Phó Giám đốc Trung tâm TT – TV Trường Đại học Luật Hà Nội; tham luận “Giải pháp công nghệ trong chuyển đổi số thư viện đại học” của ThS Dương Đình Hoàn – Công ty CP Thông tin và Công nghệ số (IDT) và tham luận “Chuyển đổi số - Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người học” của em Dương Thị Thúy Nga - Chủ nhiệm CLB Sách Hanu Trường Đại học Hà Nội.

Chuyển đổi số vừa là xu thế tất yếu vừa là yêu cầu cấp thiết đối với các thư viện đại học trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đại học và chuyển đổi số ngành Thông tin – Thư viện. Vấn đề triển khai chuyển đổi số thư viện trường Đại học Hà Nội nói riêng, thư viện đại học ở Việt Nam nói chung có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đòi hỏi các nhà quản lý cần nghiên cứu xây dựng lộ trình, giải pháp triển khai phù hợp với thực tiễn đảm bảo việc triển khai chuyển đổi số thành công. Hội thảo khoa học “Thư viện trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số” được trường Đại học Hà Nội tổ chức nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyển đổi số tại thư viện trường, hướng tới thực hiện thành công Đề án Chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025 của Nhà trường.