Đặc san “Trường học hay Trường đời 3” cái nhìn về “Nghề nghiệp thời chuyển đổi số”
Phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số |
Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa diễn ra lễ ra mắt đặc san “Trường học hay Trường đời 3” và toạ đàm “Tinh thần khởi nghiệp 4.0” với sự tham dự của hàng nghìn sinh viên. Chương trình do báo Tiền Phong và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức.
Diễn giả chính của chương trình là tiến sĩ Lê Thẩm Dương – đồng tác giả đặc san “Trường học hay Trường đời 3”.
Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời và đông đảo sinh viên |
“Trường học hay Trường đời 3” gồm 4 phần: Phần 1: Trường học hay Trường đời; Phần 2: Nghề nghiệp thời chuyển đổi số; Phần 3: Tuyển dụng trong xu hướng chuyển đổi số; Phần 4: Kinh nghiệp học tập từ các thủ khoa.
Chương trình tọa đàm và đặc san góp phần giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc hơn về chuyển đổi số |
“Trường học hay Trường đời 3” quy tụ nhiều tác giả, nhân vật khách mời uy tín đang được đông đảo các bạn học sinh, sinh viên yêu thích như: Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (tác giả sách best-seller, chuyên gia kinh tế, diễn giả hàng đầu Việt Nam); Nhà báo Lê Xuân Sơn – Tổng biên tập báo Tiền Phong; Ông Vũ Tú Thành – Phó Giám đốc Điều hành khu vực, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN; Tiến sĩ Lương Cần Liêm – Giảng viên trường Đại học Y khoa Paris (Pháp), Chủ tịch Hội Khoa học Hữu nghị Tâm lý, Tâm thần Pháp- Việt…
Tiến sĩ Lê Thẩm Dương chia sẻ tại chương trình |
Nhận xét về đặc san “Trường học hay Trường đời 3”, anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam cho biết: “Chuyển đổi số” là cụm từ sẽ được nhắc đến nhiều trong thời gian tới và ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, sinh viên nên làm quen dần, bởi nó là xu thế tất yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao ý tưởng xuất bản đặc san “Trường học hay Trường đời 3” với chủ đề “Nghề nghiệp thời chuyển đổi số” của báo Tiền Phong. Hy vọng, đây sẽ là cẩm nang giúp các bạn học sinh, sinh viên hiểu đúng về chuyển đổi số và áp dụng hiệu quả vào việc chọn ngành nghề và học tập tại giảng đường”.