Tag

Đà Nẵng: Tạo điều kiện để công nhân an cư lạc nghiệp

BHXH & Đời sống 01/05/2022 08:00
aa
TTTĐ - Những công nhân ngoại tỉnh đang làm việc tại Đà Nẵng do thu nhập thấp, nhiều lao động chọn sống trong các khu nhà trọ đã xuống cấp, an ninh không đảm bảo.
Đà Nẵng: Người đàn ông quốc tịch Hoa Kỳ rơi từ tầng 18 tử vong Đà Nẵng: Người đàn ông quốc tịch Hoa Kỳ rơi từ tầng 18 tử vong
Quảng Nam: Hôm nay, Khu du lịch Cổng trời Đông Giang chính thức mở cửa đón khách Quảng Nam: Hôm nay, Khu du lịch Cổng trời Đông Giang chính thức mở cửa đón khách
Đà Nẵng: Khai trương phố du lịch An Thượng kết nối hoạt động bãi biển đêm Mỹ An Đà Nẵng: Khai trương phố du lịch An Thượng kết nối hoạt động bãi biển đêm Mỹ An
Đà Nẵng: Công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý phản ánh của du khách dịp lễ 30/4 Đà Nẵng: Công bố đường dây nóng tiếp nhận và xử lý phản ánh của du khách dịp lễ 30/4
Nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm giải quyết bài toán chỗ ở cho khoảng 600 lao động (Ảnh Đ.Minh)
Nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm giải quyết bài toán chỗ ở cho khoảng 600 lao động (Ảnh Đ.Minh)

Tính đến tháng 2/2022, TP Đà Nẵng có lượng lớn lao động là người ngoại tỉnh (27.376 người, chiếm tỷ lệ 40 %); người lao động nước ngoài (308 người). Trong đó, đa số là công nhân thuê trọ gần các Khu công nghiệp để thuận lợi cho việc đi làm, tuy nhiên do thu nhập thấp, nhiều lao động chọn sống trong các khu nhà trọ cũ đã xuống cấp, an ninh không đảm bảo.

Ổn định chỗ ở với mức thuê thấp

Dự án Nhà ở công nhân (KCN) Hòa Cầm (giai đoạn 1) tại phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ là quà tặng của Thành ủy cho công nhân lao động tại Đại hội Công đoàn thành phố Đà Nẵng lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2018 - 2023 và giao Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố làm chủ đầu tư.

Dự án với 3 block gồm 278 phòng đơn, 7 phòng đôi, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân lao động. Được khánh thành vào tháng 10/2020, đến nay, có nhiều công nhân lao động đã nộp đơn và được xét duyệt vào ở.

Anh T.M.Đ (Quảng Nam) chia sẻ: “Tôi vừa được ký hợp đồng chính thức tại công ty sản xuất linh kiện điện tử trong KCN Hòa Cầm, thông qua Công đoàn tôi được biết dự án nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm, cơ sở vật chất khang trang có giá thuê ưu đãi cho công nhân. Với những công nhân xa quê như chúng tôi, điều mong mỏi nhất là có được nơi ở ổn định, an toàn để an tâm làm việc, gắn bó dài lâu với doanh nghiệp”.

Cũng là công nhân sống ở đây, anh P.V.N đoàn viên Công đoàn Công ty CP Cơ điện miền Trung phấn khởi cho biết: “So với giá cho thuê phòng trọ tại các khu dân cư thì giá thuê tại nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm thấp hơn rất nhiều. Là người ngoại tỉnh, thu nhập thấp, chỗ ở giá cả hợp lý đối với chúng tôi là vấn đề rất lớn, tôi may mắn được xét duyệt hồ sơ và cảm thấy yên tâm khi thuê nhà tại đây.

Cơ sở vật chất trong rất khang trang, nhà vệ sinh, khu bếp được bố trí rất khoa học, mỗi khối nhà có nhà để xe riêng, có sân tập thể dục và bóng đá. So với thuê trọ trong nhà dân trước đây, số tiền chi trả hàng tháng thấp hơn mà chất lượng cuộc sống được nâng lên rất nhiều”.

Bên trong nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm được bố trí thiết bị PCCC, camera đảm bảo an ninh (Ảnh Đ.Minh)
Bên trong nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm được bố trí thiết bị PCCC, camera đảm bảo an ninh (Ảnh Đ.Minh)

Chị N.T.A.L (quê Thanh Hóa, làm công nhân tại KCN Hòa Cầm) ngậm ngùi suốt 7 năm làm việc tại Đà Nẵng vẫn chưa thể an cư. Căn phòng trọ 15 m2 tại phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ) của chị thuê có giá 900.000 đồng/tháng, khá ẩm thấp và ngột ngạt. Tuy nhiên, chị không còn lựa chọn nào khác khi thu nhập hằng tháng chỉ 7 triệu đồng. Khoản tiền dành cho việc thuê nhà được chị L tính toán cẩn thận vì còn phải dành dụm gửi tiền phụ giúp cha mẹ ở quê. Mong muốn lớn nhất lúc này là có được chốn ở an toàn với giá cả hợp lý, công nhân như ai cũng ao ước được dọn đến các khu nhà ở xã hội, có như vậy, họ mới yên tâm làm việc.

Theo Quyết định số 2725/QĐ-UBND ngày 28/7/2020 của UBND TP Đà Nẵng, giá thuê phòng ở bình quân từ 318.150 - 1.313.006 đồng/phòng, khoảng 18,5 nghìn đồng/m2; Diện tích các phòng dao động từ 15,75 m2 đến 46,03 m2 đã bao gồm chi phí quản lý, vận hành. Mặc dù có đến 285 căn hộ nhưng khu nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm hiện chỉ có hơn 31 gia đình sinh sống.

Theo khảo sát thực tế, số căn hộ còn trống rất nhiều, được Ban quản lý nhà khóa cửa cẩn thận. Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vấn đề nhà ở công nhân càng trở nên bức thiết để giảm tải khó khăn, đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động.

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát, UBND TP Đà Nẵng đã trưng dụng nơi này là khu cách ly F1, các hộ gia đình sinh sống tại đây phải chuyển ra ngoài. Đến tháng 3 vừa qua, thành phố chấm dứt trưng dụng và công nhân mới được ở trở lại.

Cần có giải pháp căn cơ, lâu dài

Được biết, dự án nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng do LĐLĐ TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 27.755m2, gồm 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân, lao động.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Đà Nẵng Hoàng Hữu Nghị cho biết: “Đối tượng được thuê nhà là người lao động làm việc có hợp đồng trên 12 tháng tại các doanh nghiệp đăng ký đầu tư trong các KCN trên địa bàn thành phố. Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký thuê nhiều hơn tổng số căn hộ do LĐLĐ thành phố công bố, việc xét duyệt căn cứ trên điểm chấm từ cao xuống thấp, với 2 tiêu chí là chưa có nhà ở và có nhà ở nhưng hư hỏng, dột nát hoặc diện tích bình quân dưới 10m2/người”.

Ngoài nhu cầu về nhà ở, công nhân cần được đáp ứng nhu cầu tinh thần, thể dục thể thao (Ảnh Đ.Minh)
Ngoài nhu cầu về nhà ở, công nhân cần được đáp ứng nhu cầu tinh thần, thể dục thể thao (Ảnh Đ.Minh)
Đà Nẵng: Tạo điều kiện để công nhân an cư lạc nghiệp

Tuy nhiên theo ông Nghị, thời gian qua rất nhiều công nhân gửi đơn nhưng quá trình thẩm định nhiều hồ sơ không bảo đảm nên bị loại. Trong khoảng thời gian COVID-19 diễn biến phức tạp, nhà ở công nhân KCN Hòa Cầm được thành phố trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Một thời gian khá dài, công nhân lao động dọn ra ngoài sống, công tác xét duyệt hồ sơ bị tạm hoãn.

Đồng thời, theo LĐLĐ thành phố Đà Nẵng, vướng mắc lớn nhất khiến khu nhà ở công nhân tại KCN Hòa Cầm còn trống nhiều là do diện tích phòng quá nhỏ, chỉ phù hợp đối tượng là công nhân chưa lập gia đình. Trước mắt, LĐLĐ TP Đà Nẵng tiếp tục giới thiệu về khu nhà ở để công nhân tiếp cận và kiến nghị mở rộng các đối tượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài KCN.

Cùng với đó, hiện nay việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động trong các KCN trên địa bàn Đà Nẵng chưa có khảo sát, cập nhật cụ thể nhu cầu nhà ở thực tế. Do đó, thành phố khó có cơ sở để quyết định các giải pháp đầu tư phù hợp trong việc phát triển nhà ở công nhân.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng thông tin thêm: “Nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân, mới đây BQL đã kiến nghị thành phố phát triển đô thị công nghiệp phải gắn với nhà ở công nhân theo hình thức KCN đô thị, dịch vụ. TP Đà Nẵng cần khảo sát kỹ nhu cầu và có kế hoạch về nhà ở cho NLĐ; Chuẩn bị sẵn sàng các quỹ đất sạch để đầu tư xây dựng các chung cư, nhà ở xã hội tại vị trí lân cận các KCN”.

BQL Khu Công nghệ cao và các KCN Đà Nẵng cũng kiến nghị thành phố cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý, chính sách liên quan đến đầu tư nhà ở xã hội; Tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút nguồn vốn xã hội hóa; Có chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở nhằm hỗ trợ công nhân “an cư lạc nghiệp”.

Ngoài ra, việc phát triển nhà ở cho công nhân, lao động phải gắn liền với các dịch vụ dân sinh, các thiết chế văn hóa, y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và gắn với tăng trưởng xanh… Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đời sống tinh thần, giải trí cho người lao động.

Được biết, dự án nhà ở công nhân tại KCN Hòa Cầm được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách, TP Đà Nẵng cũng đã quy hoạch quỹ đất để kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở công nhân từ nguồn vốn xã hội hóa. Nhà ở công nhân đã góp phần giúp người lao động ngoại tỉnh ổn định về chỗ ở với mức thuê thấp nhất. Thời gian tới, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng hoàn thiện các thiết chế xung quanh khu nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động.

Đọc thêm

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số BHXH & Đời sống

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số

TTTĐ - Những kết quả chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, góp phần kiến tạo và xây dựng ngành BHXH Việt Nam theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.
BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam nâng cao hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến

TTTĐ - BHXH Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 598.771 trường hợp, phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT BHXH & Đời sống

Kịp thời giải đáp những vướng mắc về chính sách BHXH, BHYT

TTTĐ - Sáng 2/10, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn.
Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội BHXH & Đời sống

Hải Dương: 8 tháng đầu năm, 216 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Tính đến hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh Hải Dương tồn tại 216 đơn vị sử dụng lao động có số chậm tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ 3 tháng trở lên, với tổng số tiền chậm đóng là gần 21,8 tỷ đồng.
Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH BHXH & Đời sống

Hà Nội công bố 50 đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng BHXH

TTTĐ - BHXH Hà Nội vừa công bố danh sách 50 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố.
Xem thêm