Tag

Đà Nẵng: Cần ưu tiên nguồn lực xử lý ngập nước đô thị

Môi trường 13/12/2023 12:25
aa
TTTĐ - Sau các đợt mưa lớn trong thời gian vừa qua đã cho thấy, tình trạng ngập nước tại một số khu vực trên địa bàn TP Đà Nẵng có xu hướng phức tạp.
Đà Nẵng tăng giá vé xe buýt trợ giá từ đầu năm 2024 Đà Nẵng tăng giá vé xe buýt trợ giá từ đầu năm 2024
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất
14 tác phẩm đoạt giải “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” 14 tác phẩm đoạt giải “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị ngập sâu trong đợt mưa vào tháng 10/2022.
Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị ngập sâu trong đợt mưa vào tháng 10/2022 (Ảnh tư liệu)

Hệ thống thoát nước có dấu hiệu quá tải

Theo thống kê, các đợt mưa lớn năm 2022 và 2023, trên địa bàn TP Đà Nẵng có khoảng 50 điểm ngập nước. Một số khu vực ngập nặng như: Mẹ Suốt, cầu Đa Cô; Yên Thế - Bắc Sơn - Tôn Đức Thắng.

Ngoài ra, tình trạng ngập nặng còn diễn ra tại Khe cạn; Hồ Tương (Kênh Phần Lăng); Hà Huy Tập - Trần Xuân Lê; Kiệt 96 Điện Biên Phủ; CMT8 - cống Quỳnh.

Liên quan đến tình trạng nước ngập đô thị, phát biểu tham luận tại Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND TP Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) diễn ra từ ngày 12 - 14/12, Đại biểu Lê Văn Dũng cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập nước đô thị trong thời gian qua là do hệ thống thoát nước thành phố và các hồ điều tiết đã có tình trạng quá tải.

Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa của thành phố nhanh dẫn đến tình trạng bê tông hóa, làm suy giảm đáng kể khả năng thấm, giảm diện tích ao hồ, khu vực thấp trũng điều tiết nước.

Trong khi đó, một số dự án thoát nước chính của thành phố chưa thi công hoàn thành, chưa khớp nối hoàn chỉnh, dẫn đến thoát nước kém hiệu quả. Việc nạo vét, khơi thông chưa đồng bộ…

Một nguyên nhân quan trọng khác được xác định là do thời tiết biến đổi cực đoan, trong khi mạng lưới thoát nước chính chưa khai thác hết lợi thế tự nhiên sớm thoát nước ra sông, vịnh.

Các tuyến thoát nước đi lòng vòng, kéo dài, tập trung về cùng khu vực cửa xả dẫn đến xung đột, cản trở dòng lẫn nhau, làm giảm hiệu quả thoát nước.

Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND TP Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 – 2026) đang diễn ra
Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND TP Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) diễn ra từ ngày 12 - 14/12/2023

Cần nguồn lực lớn để xử lý dứt điểm

Theo đại biểu Lê Văn Dũng, trước mắt, bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên như nạo vét, khơi thông, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các tuyến thoát nước chính dở dang, ưu tiên dành nguồn lực triển khai ngay xử lý một số vị trí trọng yếu.

Trong đó, đầu tư một số hướng thoát mới ra sông, vịnh để phân lưu các hướng thoát hiện trạng và khai thác các lợi thế giáp sông, giáp biển.

Cụ thể, mở mới tuyến cống dọc theo đường Hà Huy Tập, Hà Khê ra Vịnh Đà Nẵng nhằm giải quyết thoát nước cho khu vực sân bay từ hồ Đầm Sen ra Vịnh.

Cùng với đó, mở mới tuyến cống dọc theo đường Phùng Hưng ra Vịnh nhằm giải quyết thoát nước cho lưu vực kênh Đa Cô để giảm lượng nước tập trung về kênh Phú Lộc.

Tương lai, có thể mở thêm tuyến cống dọc đường Trần Đình Tri ra vịnh để giải quyết thoát nước cho lưu vực hồ Bàu Vàng để giảm lượng nước về kênh Kinh Dương Vương.

Hiện trạng hệ thống thoát nước TP Đà Nẵng
Hiện trạng hệ thống thoát nước TP Đà Nẵng

Ngoài ra, cần có phương án cải tạo lắp đặt các cửa phay điều tiết lượng nước thoát từ sân bay ra khu vực Phần Lăng, Hà Huy Tập, Kiệt 96 Điện Biên Phủ, Hồ 3 Sen Vàng, cống Lê Kim Lăng.. nhằm hạn chế tình trạng ngập nước các khu vực dân cư.

Đồng thời, đề nghị sân bay có kế hoạch khẩn trương nạo vét các hồ sân bay để tăng khả năng điều tiết nước tại khu vực này.

Cùng với đó, mở rộng kênh Nguyễn Nhàn và Cống Quỳnh đảm bảo khả năng thoát nước; Bổ sung thêm nhánh thoát ra sông Cẩm Lệ dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ hoặc đấu vào Hồ điều tiết công viên Thanh Niên ra sông Cẩm Lệ, nhằm phân lưu bớt cho Cống Quỳnh.

Cũng tại kỳ họp, đại biểu Lê Văn Dũng kiến nghị UBND thành phố, tiếp tục tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư các dự án chống ngập nước.

Đồng thời, xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai các giải pháp để xử lý dứt điểm vấn đề ngập nước đô thị trên địa bàn.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Xem thêm