Tag

Cựu tù Phú Quốc trực tiếp đào hầm vượt ngục giải thoát 40 đồng đội

Tiêu điểm 30/08/2020 08:12
aa
Sau khi đường hầm được khoét ra một hố vừa lọt đủ thân người, đầu ông vẫn còn nhô lên mặt đất thì quân cảnh đột ngột vào kiểm tra…
1336 13082014vthuy1033154956825
Đường hầm vượt ngục được phục dựng tại Khu di tích nhà tù Phú Quốc.
Trả lại môi trường đầu tư ổn định cho “đảo ngọc” Giải quyết dứt điểm các điểm nóng Phú Quốc quyết liệt xử lý vi phạm đất đai và xây dựng

Những lần thót tim

Vào thăm Trại giam tù binh Phú Quốc (còn gọi là nhà lao Cây Dừa), đa số mọi người đều ngạc nhiên và khâm phục khi chứng kiến đoạn đường hầm dài hơn 80m do tù binh đào để vượt ngục thành công đêm 23/12/1971. Đã có 41 tù binh thoát ra từ đường hầm đó. Người ta nói, đây là cuộc vượt ngục bằng đường hầm ly kỳ như huyền thoại, hiếm có trên thế giới.

Một trong những người tham gia đào đường hầm này là ông Nguyễn Đức Hoè, hiện 78 tuổi, nguyên cán bộ Trường Đại học Cần Thơ. Ông Hòe đã nghỉ hưu, đang sinh sống tại TP. Cần Thơ. Ông kể, năm ông vừa tròn 26 tuổi đang công tác tại Phòng nông nghiệp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang thì nhập ngũ, để lại quê nhà người vợ trẻ và ba đứa con thơ.

Chiến dịch Mậu Thân lịch sử diễn ra, đơn vị ông tấn công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Trong trận đánh ác liệt ngày 5/2/1968, ông bị chấn thương rất nặng, hôn mê do sức ép của một quả bom nổ bên cạnh và căn nhà lầu sập xuống trùm lên. Đơn vị rút lui và tưởng ông đã chết. Ngày hôm sau, địch tái chiếm được cứ điểm này, thấy ông còn sống nên đưa về bệnh viện dã chiến của lữ đoàn. Sau khi điều trị bình phục, ông bị đưa sang Trại giam Buôn Ma Thuột, rồi lại chuyển tiếp sang Trại tù binh Pleiku. Đến ngày 16/4/1968, ông và nhiều tù binh khác bị đưa ra Trại giam tù binh Phú Quốc. Sau gần 4 năm bị giam giữ nơi đây, ông Hoè đã được bí thư chi bộ tin tưởng giao cho chỉ huy tổ đào hầm.

Trại giam tù binh Phú Quốc rất lớn, nằm ở phía Nam đảo, bao gồm 48 phân khu, mỗi phân khu có 9 căn nhà lợp tôn, trong mỗi căn nhà giam từ 80-90 tù binh. Bao quanh mỗi phân khu có 10 lớp hàng rào thép gai và tháp canh ở các góc. Điện sáng suốt đêm. Để chống tù binh vượt ngục bằng đường hầm, có một đường hào bên ngoài hàng rào sâu tới 3m và quân cảnh thường xuyên dùng máy dò tìm đường hầm. Căn nhà mà ông Hoè bị giam nằm phía trong cùng phân khu. Được sự đồng ý của Đảng ủy phân khu, đêm 18/7/1971, anh em tiến hành “khởi công” đào hầm.

Ông Hoè là người đào đầu tiên. Sau khi đường hầm được khoét ra một hố vừa lọt đủ thân người, đầu ông vẫn còn nhô lên mặt đất thì quân cảnh đột ngột vào kiểm tra. Đồng đội vội đè đầu ông xuống và đậy nắp hầm lên. Ông Hoè cố nén người cho lọt vào trong. Khi quân cảnh rút đi, đồng đội vội kéo lên thì ông đã ngất xỉu do thiếu không khí, anh em phải hô hấp nhân tạo hồi lâu ông mới tỉnh lại. Ông bảo, nếu thêm 5 phút nữa chắc ông đã chết.

Theo ông, vất vả nhất khi đào hầm là ngộp thở do thiếu o-xy. Lúc đầu chỉ 3 người đào, sau lên 5, cuối cùng tới 7. Tù binh vốn dĩ ốm yếu, mà ngần ấy người chui trong một đường hầm chật hẹp, tối tăm, thiếu o-xy nên vô cùng cực nhọc. Vì vậy cứ cách chừng 8-10m họ phải làm một lỗ thông hơi. Đến lỗ thông hơi thứ 2 thì phát hiện hầm đào quá cong, lệch hướng quá xa, phải đào lại từ đầu. Các tù binh đã chế ra 2 chiếc thước gỗ dẹt, dài 90cm, trên mỗi thước có ba lỗ cách đều nhau thẳng hàng. Dựa vào nguyên lý toán học “qua hai điểm luôn kẻ được một đường thẳng”, các tù binh chồng hai thước liên tiếp lên nhau sao cho hai lỗ cuối của thước này trùng với hai lỗ đầu của thước kia. Nhờ cách lấy hướng dựa trên hai thước ấy, đường hầm đào từ đó về sau đi thẳng hướng, hiệu quả chẳng kém gì dùng la bàn.

Dụng cụ đào đất thì anh em tù binh chế ra theo nhiều cách. Lúc đầu, anh em cắt cán ga-men (thường dùng để đựng thức ăn) bằng i-nox ra làm cây xắn đất, cắt ca US (dùng đựng nước) ra làm xẻng, về sau kiếm được đoạn sắt chữ V đem đập dẹp đi làm thuổng.

1333 unnamed 5 696x928
Ông Nguyễn Đức Hòe kể lại chuyện đào hầm vượt ngục

Tôi hỏi: "Với khối lượng đất được đào ra lớn như thế thì các ông “tẩu tán” đi đâu mà bọn cai ngục không hề hay biết?". Ông Hòe trả lời: "Đây là khâu phức tạp và khó giải quyết nhất. Chúng tôi đào một hố khá lớn đầu đường hầm, đất đào được bao nhiêu thì cho vào bao tải kéo ra dồn dự trữ vào hố đó dể “tẩu tán” dần. Lúc đầu, chúng tôi phát cho mỗi người tù một nắm đất, sáng dậy anh em giả vờ đi tập thể dục hoặc nhổ cỏ thì bỏ vào các lỗ vùi lại hay bỏ vào các hố nước cho tan ra. Nhưng cách này không giải quyết được nhiều mà lại dễ bị lộ. Về sau, chúng tôi lợi dụng các đêm mưa, đổ đất xuống rãnh nước quanh nhà, nước mưa ào ào cuốn đi. Hiệu quả tuyệt vời! Chúng tôi đào vào ban đêm mùa mưa, mà mưa ở Phú Quốc thì lớn lắm. Còn một cách “tẩu tán” đất nữa cũng rất hiệu quả. Hàng ngày hai bữa cơm trưa - chiều, trực nhật phải đến nhà bếp khiêng mỗi lần hai thùng cơm về các phòng cho tù nhân ăn. Ăn xong, họ phải đưa thùng ra giếng rửa. Lợi dụng lúc này, trực nhật bỏ đất vào thùng khiêng ra giếng, đổ nước vào hoà tan đất rồi trút xuống rãnh nước cho trôi đi".

Ông Hòe kể, bọn cai ngục thường tra tấn rất dã man hoặc giết hại những tù binh sau khi vượt ngục bất thành. Có lần, quân cảnh điểm danh đột xuất vào ban đêm, người đào hầm chui lên sau cùng không kịp lau chùi, đất bám đầy người. Anh này vội vàng lên giường trùm chăn kín lại, giả vờ lên cơn sốt rét, run cầm cập. Thế là thoát!

Cuộc "đào thoát" vào đêm Noel

Đến cuối tháng 11, đường hầm đã vượt qua lớp hàng rào cuối cùng, gặp đoạn hào sâu 3m thì phải đào sâu xuống 4-5m để tránh. Sau đó tiếp tục vượt qua con đường tuần tiễu ra tới giao thông hào giáp bãi cỏ tranh. Như vậy, sau hơn 5 tháng đào, chiều dài đường hầm lên tới hơn 80m với khối lượng đất đào ra khoảng 50 m3.

Thời điểm thuận lợi khui cửa hầm để thoát ra được Đảng ủy chọn vào đêm 23/12/1971 vì đêm đó bọn lính thường ăn chơi, nhậu nhẹt nhân dịp lễ Noel. Lúc đầu, chi bộ quyết định chỉ thoát ra 30 người gồm 23 người thay nhau đào hầm và 7 cán bộ chủ chốt. Nhưng đêm đó thấy tình hình thuận lợi, ta thoát ra 41 người. Tổ ba chiến sỹ đặc công ra đầu tiên lúc 9 giờ 30 có nhiệm vụ đi trước gỡ mìn và giăng dây nylon định hướng. Người cuối cùng ra lúc 4 giờ sáng. Đó cũng là lúc bị quân cảnh phát hiện, nhưng phần lớn tù binh đã đi xa trại. Kết quả, có 26 người đào thoát thành công, 9 người bị bắt trở lại, 6 người hy sinh trên đường đi. Đã có cả chục lần tù binh ta tổ chức vượt ngục bằng đường hầm, nhưng chỉ có ba lần thành công. Đây là cuộc vượt ngục bằng đường hầm thành công nhất trong lịch sử Trại giam tù binh Phú Quốc.

Riêng với Nguyễn Đức Hoè, ông là người ra thứ 21, lúc đó khoảng hơn 12 giờ đêm. Tổ của ông đi đến rạch Đầu Sấu thì trời sáng, phải ém lại chờ đến tối mới đi tiếp. Quân cảnh truy tìm, bủa vây khắp nơi. Đêm 28/12 gặp địch phục kích gần đồn Hàm Linh, một đồng chí hy sinh. Sau 10 ngày băng rừng, vượt suối, ăn quả xanh, rau rừng, tổ của ông mới về đến chiến khu của huyện đảo. Tại đây, ông gia nhập lực lượng vũ trang (huyện đội), cùng họ chiến đấu thêm nhiều trận chiến nữa.

Đất nước thống nhất, đầu năm 1976, ông Hoè vô cùng phấn khởi, náo nức khi được về phép thăm gia đình. Tròn 9 năm xa quê, niềm vui sum họp chỉ đến với ông có một nửa. Bởi người vợ trẻ xinh đẹp của ông từ lâu đành “đi bước nữa” sau khi đau đớn nhận được tin ông đã hy sinh. Ba đứa con gái của ông được ông bà nuôi dưỡng. Nghe tin ông trở về, vợ ông chạy lại, hai người chỉ còn biết nhìn nhau mà khóc.

Đường tình duyên của ông Hòe khá lận đận. Người vợ đang chung sống hạnh phúc với ông là cuộc hôn nhân lần thứ 3. Nhiều năm qua, với cương vị là phó chủ tịch Hội người tù kháng chiến của phường, ông có nhiều cơ hội gặp lại đồng đội cũ từng bị giam giữ với ông. Không ít lần ông cùng những cựu tù binh trở về thăm Phú Quốc, gặp lại đồng đội xưa vẫn còn cư ngụ nơi đây và cung cấp thêm nhiều tư liệu giúp huyện đảo tái tạo, phục hồi lại một phần trại giam, xây dựng thành Khu di tích lịch sử.

Đọc thêm

Tổng Bí thư: Không tinh gọn bộ máy không phát triển được Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư: Không tinh gọn bộ máy không phát triển được

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn.
“Hiệu lệnh” phòng, chống lãng phí - Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Hiệu lệnh” phòng, chống lãng phí - Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân

TTTĐ - Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 5: Hóa giải tham nhũng, tiêu cực, lãng phí bằng điểm tựa "hồn cốt" dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Xem thêm