Tag

Cuộc sống khắc nghiệt ở Norilsk, nơi biệt lập với thế giới bên ngoài

Nhìn ra thế giới 07/06/2020 13:30
aa
TTTĐ - Là thành phố nằm ở cực Bắc thuộc Nga, nơi đây không chỉ có khí hậu lạnh giá mà còn là nơi ô nhiễm nhất thế giới. Theo một nghiên cứu của NASA năm 2018, Norilsk đứng đầu danh sách ô nhiễm lưu huỳnh dioxit.

Cuộc sống khắc nghiệt ở Norilsk, nơi biệt lập với thế giới bên ngoài

Norilsk là thành phố lớn nhất ở Bắc Cực (Ảnh: Yuri Kozyrev)

Vừa qua, sự cố hơn 20.000 tấn dầu diesel tràn ra sông từ một nhà máy điện ở thành phố Norilsk thuộc vùng Siberia đã khiến giới chức Nga đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia.

Thế giới khác biệt

Norilsk là thành phố biệt lập với thế giới, luôn hạn chế khách du lịch và được xây dựng trên tàn tích của một trại lao động. Tuy nhiên, 177.000 người vẫn chọn sống ở thành phố này. Điều đó làm cho Norilsk trở thành thành phố lớn nhất ở Bắc Cực.

Ở đây, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng -10 độ C. Mức thấp nhất kỷ lục tại Norilsk là -53 độ C. Vào mùa đông, nhiều người không thể đợi ở trạm xe buýt vì sợ bị đóng băng đến chết.

Khoảng 3 tháng trong một năm, mặt trời gần như không xuất hiện, khiến thành phố này chìm trong bóng tối. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 6, 7 trong năm, mặt trời lại xuất hiện 24/7, khiến thành phố luôn rực rỡ như ban ngày.

Mỏ kim loại giá trị nhất thế giới

Bất chấp khí hậu khắc nghiệt như vậy, dưới sâu các lớp đất bị chôn vùi trong băng tuyết, Norilsk lại chứa đựng rất nhiều quặng kim loại quý hiếm. Đó là những mỏ kim loại có giá trị nhất trên thế giới.

Norilsk là một trong những nơi sản xuất niken và paladi lớn nhất (paladi là một hợp chất được sử dụng trong điện tử và là một khoáng chất có giá trị lớn, khoảng 35 triệu đồng/ounce).

Những ống khói cao vút trền nền tuyết trắng xóa là hình ảnh quen thuộc ở Norilsk (Ảnh: Elena Chernyshova)
Những ống khói cao vút trền nền tuyết trắng xóa là hình ảnh quen thuộc ở Norilsk (Ảnh: Elena Chernyshova)

Norilsk chính thức thành lập vào năm 1935 dưới thời nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Từ năm 1935 đến 1953, ước tính 650.000 tù nhân đã bị đày ra đây để khai thác quặng kim loại bên dưới lớp băng vĩnh cửu. Các tù nhân tại thời điểm đó làm việc 14 giờ mỗi ngày mà không hề có thiết bị an toàn lao động.

“Đó là một công việc khó khăn. Chúng tôi không có ngày nghỉ, trừ khi nhiệt độ giảm xuống khoảng -50 độ C”, một tù nhân còn sống sót đã kể lại.

Nhiều tù nhân chết vì đói, lạnh, ngộ độc kim loại hay kiệt sức. Thậm chí, một số người tuyệt vọng đến mức tự tử để họ không phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt này nữa.

Tại Norilsk có khoảng 250.000 tù nhân đã qua đời. Hệ thống nhà tù tại đây hiện đã bị đóng cửa và mọi công dân nước ngoài đều không được phép đến thăm khu vực này.

Cuộc sống hằng ngày tại nơi “tận cùng thế giới”

Số ngày giá rét ở đây kéo dài tới 280 ngày mỗi năm, trong đó hơn 130 ngày có bão tuyết.

Vào mùa đông, hầu hết các hoạt động ở thành phố này diễn ra trong nhà. Những người sống ở Norilsk thường coi thành phố của họ là “hòn đảo” và phần còn lại của Nga là “đất liền”. Mãi đến năm 2017, người dân thành phố mới có quyền truy cập internet.

Vào mùa hè, cuộc sống ở thành phố này dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên, lớp băng tan không mang lại cho Norilsk một mùa hè thực sự. Vào mùa hè, ô nhiễm không khí luôn khiến thành phố ngột ngạt và khó thở.

Công dân ở Norilsk thường là những người sống lưu vong hoặc người lao động khổ sai. Họ vẫn sống ở đây vì khó rời khỏi thành phố để tìm một công việc khác. Một số người khác đến đây với hy vọng có mức lương cao như mong muốn.

Người dân tại Norilsk luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng (Ảnh: Elena Chernyshova)
Người dân tại Norilsk luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng (Ảnh: Elena Chernyshova)

Một số người dân địa phương khi có cơ hội rời Norilsk thường không muốn quay lại. Một cư dân 30 tuổi đã được Thời báo New York hỏi rằng cảm thấy như thế nào khi đến các vùng khác của Nga và nhận được câu trả lời: “Tôi thực sự không muốn quay lại Norilsk và sẵn sàng đổi bất cứ thứ gì để không phải trở về”.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những cư dân Norilsk tự hào về khả năng phát triển mạnh ở một nơi khắc nghiệt như vậy.

Norilsk nằm tách biệt so với các phần khác của Nga. Để đến đây, mọi người phải đi tàu hoặc máy bay trong nhiều giờ. Dường như sống ở “nơi tận cùng của thế giới” người dân ở đây dành phần lớn thời gian của họ trong không gian kín tại nơi làm việc, ở nhà, trong căn hộ của họ hoặc trong các trung tâm giải trí và mua sắm.

Thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Khai thác kim loại đã làm cho môi trường ở Norilsk bị ô nhiễm nặng nề. Nồng độ lưu huỳnh dioxit lớn được tạo ra trong quá trình nấu chảy ở nhiệt độ cao, Norilsk không chỉ là thành phố ô nhiễm nhất của Nga mà còn là một trong 10 thành phố ô nhiễm nhất hành tinh.

Khí thải cũng đã giết chết nhiều thảm thực vật nơi đây. Năm 2016, một sự cố từ các nhà máy niken đã biến con sông Daldykan gần đó thành màu đỏ máu.

Tử vong do bệnh hô hấp ở đây cũng cao hơn những nơi khác. Bên cạnh đó là các bệnh về ung thư và tâm lý của cư dân tại đây. Tuổi thọ của cư dân thành phố này ít hơn các khu vực khác của Nga 10 năm. Một số nghiên cứu cho thấy không khí ô nhiễm tại Norilsk là nguyên nhân dẫn đến 37% số trường hợp trẻ em tử vong và 21,6% trường hợp người lớn tử vong.

Vòng tuần hoàn ngày và đêm ở vùng cực ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần con người. Người dân Norilsk phải chịu “hội chứng đêm cực”, dẫn đến căng thẳng, lo âu, buồn ngủ hoặc mất ngủ tùy thuộc theo mùa. Trong khi đó, sự khó chịu tâm lý cũng dẫn đến nhiều trường hợp trầm cảm.

Chính quyền thành phố cũng đã có những hành động để giảm phát thải gây ô nhiễm. Năm 2016, Công ty TNHH Norilsk Niken đã đóng cửa lò luyện cũ từ năm 1942, nơi thải ra lượng khí độc lớn nhất. Điều này đã có tác động tích cực khi năm 2019, lượng khí thải lưu huỳnh dioxit đã giảm gần 200.000 tấn.

Mặc dù vậy, Norilsk vẫn là thành phố sản sinh ra lượng khí độc lớn nhất thế giới. Thành phố này hiện đang chi khoảng 3,5 tỷ USD để giúp hiện đại hóa mỏ và làm sạch khí thải.

Bài liên quan

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì sự cố tràn dầu

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành đường dẫn khí đốt dưới biển

Matxcơva đón Năm mới 2020 trong tiết trời ấm áp lạ thường

Bài học từ nước Nga trong giảm sử dụng rượu, bia bằng các giải pháp kiểm soát mạnh mẽ

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm