Tag

Cùng nhà sử học Dương Trung Quốc gìn giữ, phát huy và lan tỏa Tết Trung thu cổ truyền

Văn hóa 07/09/2022 17:38
aa
TTTĐ - Chiều 7/9, nhân dịp Tết Trung thu, Cung Thiếu nhi Hà Nội phối hợp cùng Hội Truyền thông TP Hà Nội tổ chức chương trình tọa đàm “Tết Trung thu cổ truyền - Gìn giữ, phát huy và lan tỏa” với mong muốn để các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà giáo dục cùng chia sẻ những ý kiến về việc gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của Tết Trung thu cổ truyền.
Trung thu yêu thương tặng trẻ em nghèo

Tham dự chương trình có có nhiều chuyên gia uy tín như: Nhà sử học Dương Trung Quốc; Tiến sĩ Vũ Hồng Nhi - Phó Trưởng phòng Truyền thông giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; TS Vũ Thế Long - chuyên ngành nghiên cứu môi trường và lịch sử văn hóa; Nhà văn Lê Phương Liên; TS Phan Đăng Long - nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Nhà báo Vũ Tuyết Nhung; Nhà thơ Nguyễn Thị Bích Ngọc - Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng…

Các chuyên gia và nghệ nhân tại buổi tọa đàm
Các chuyên gia và nghệ nhân tại buổi tọa đàm

Đặc biệt chương trình còn có sự tham gia của 2 nghệ nhân đồ chơi dân gian: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền (83 tuổi, ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã có hơn 60 năm làm đèn kéo quân. Bà Phạm Nguyệt Ánh (73 tuổi, ở tổ 2, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người vẫn miệt mài ngày đêm làm ra các con giống, đĩa hoa quả bằng bột.

Gìn giữ và tiếp nối

Các bức ảnh Trung thu Hà Nội xưa trưng bày tại Cung Thiếu nhi Hà Nội dịp này
Các bức ảnh Trung thu Hà Nội xưa trưng bày tại Cung Thiếu nhi Hà Nội dịp này
Cùng nhà sử học Dương Trung Quốc gìn giữ, phát huy và lan tỏa Tết Trung thu cổ truyền

Trong khuôn khổ chương trình trưng bày gần 30 bức ảnh về Trung thu Hà Nội xưa do Tạp chí Xưa và Nay sưu tầm. Các bức ảnh là những câu chuyện về các đồ chơi Trung thu, cách đón Trung thu của người Hà Nội xưa.

Cùng nhà sử học Dương Trung Quốc gìn giữ, phát huy và lan tỏa Tết Trung thu cổ truyền
Cùng nhà sử học Dương Trung Quốc gìn giữ, phát huy và lan tỏa Tết Trung thu cổ truyền

Bài tham luận của các chuyên gia trong chương trình tọa đàm cũng chia sẻ những câu chuyện, ký ức, nghiên cứu về Tết Trung thu cổ truyền qua những góc nhìn khác nhau: Làm thế nào để đồ chơi Tết Trung thu vừa giữ gìn, tiếp nối được yếu tố truyền thống mà vẫn thu hút được trẻ em hiện đại với các cách thức khác như chuyển động, vật liệu hiện đại; Sự tế nhị khi tổ chức chấm thi mâm cỗ Trung thu để tạo nên sự công bằng, văn minh; Về những nét văn hóa đẹp cần gìn giữ, lan tỏa.

Nhà Sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại chương trình
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại chương trình

Tại chương trình tọa đàm, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những chia sẻ về Tết Trung thu xưa qua những câu chuyện và những bức ảnh sưu tầm.

Ông tâm sự: “Tết Trung thu năm nay có vẻ "bình thương mới" rồi nhưng Trung thu ở cái tuổi mình ngại nhìn nhận xung quanh mà vẫn thích "hồi cổ". Bởi lẽ, Trung thu là dịp để trẻ em vui đón và người lớn nhớ lại tuổi thơ của mình.

Với người làm nghề lịch sử, ký ức không chỉ là trải nghiệm mà còn có cả những gì đã đọc được trong sách vở. Ấn tượng sâu sắc nhất bởi tôi vẫn là một bài “tập làm văn” của một học trò nếu còn sống thì hôm nay đã 128 tuổi và viết cách đây đã 115 năm (1907). Đó là bài “Trung thu" của trò Nguyễn Văn Xuân, học tại trường Đông Kinh Nghĩa Thục nổi tiếng ở phố Hàng Đào gắn với tên tuổi Cụ Cử Lương Văn Can.

Đọc lại bài văn trên "Đăng Cổ Tùng Bảo" cách nay đã hơn trăm năm chứa đựng nhiều tri thức (cả ngôn từ) về đời sống liên quan đến ngày Tết Trung thu ở Hà Nội với các đồ chơi, trò vui, tích truyện hay phong tục tập quán của người xưa. Nhiều thứ nay vẫn còn, nhiều cái nay đã mất nhưng cái dường như không bao giờ mất được là lòng hướng thiện mà người lớn luôn gửi gắm giáo dục cho con cái nhà mình đừng quên những thân phận thiệt thòi trong mọi dịp vui…

Ký ức tuổi thơ cũng chính là một phần của Tết Trung thu dành cho người lớn vậy...”.

TS Vũ Hồng Nhi Phó Trưởng phòng Truyền thông Giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
TS Vũ Hồng Nhi, Phó Trưởng phòng Truyền thông giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam trình bày bài tham luận công phu

TS Vũ Hồng Nhi, Phó Trưởng phòng Truyền thông giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có bài tham luận công phu với nhiều thông tin về các nghệ nhân đồ chơi dân gian, những người đã góp phần “Giữ lửa” cho Trung thu xưa để các bạn nhỏ ngày nay có thể hiểu rõ và tham gia những trò chơi dân gian thú vị.

Những tâm huyết, nỗ lực của các nghệ nhân, thợ thủ công làm đồ chơi trong nhiều năm quan đã góp phần giữ và truyền lửa cho Tết Trung thu cổ truyền. Tuy nhiên, cũng rất cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức văn hóa trong việc giới thiệu và tổ chức các hoạt động đón Tết Trung thu cho trẻ em với những đồ chơi, trò chơi dân gian có tính giáo dục cao để những giá trị cốt lõi của Tết trẻ em này sẽ được tiếp tục gìn giữ, lan tỏa và không ngừng nhân lên.

Cùng nhà sử học Dương Trung Quốc gìn giữ, phát huy và lan tỏa Tết Trung thu cổ truyền

TS Vũ Thế Long chia sẻ về những kỷ niệm của mình về những trò chơi Trung thu xưa cũng như những suy nghĩ của ông về việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của các đồ chơi Trung thu.

“Đồ chơi Trung thu ở Việt Nam có nhiều loại hình, thể loại có loại hợp với em gái, có loại hợp với em trai và có loại phù hợp với các cụ cao niên cần được trân trọng và bảo tồn. Những loại đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị cấm theo quy định của pháp luật.

Những năm gần đây một số nơi trong nước đã tổ chức lễ hội Trung thu trong đó có những hoạt động thi xe hoa trung thú không kém gì các nước có carnavan truyền thống mà thành phố Yên Bái là một ví dụ liên hoan hội đèn cộng đồng rất thành công. Nên tổ chức hội Trung thu trong nhiều tỉnh thành vì đây là một giá trị văn hóa sẽ có đóng góp lớn cho phát triển công nghiệp văn hóa du lịch ở nước ta”.

Lan tỏa giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc

TS Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: Thấm nhuần tư tưởng, tình cảm và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô luôn dành tình cảm, sự quan tâm sâu sắc chăm lo, giáo dục thanh, thiếu niên nhi đồng.

Ngoài những nghị quyết, chuyên đề, kế hoạch hoạt động của thành phố, các cấp ngành, địa phương... hàng năm, mỗi khi đến Tết Trung thu, thành phố đều có những chỉ đạo sát sao, cụ thể về công tác tuyên truyền, chăm lo vật chất, tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho thiếu nhi vào dịp này.

TS Phan Đăng Long - Nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành Ủy Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm
TS Phan Đăng Long, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Tết Trung thu hàng năm tuy đều được diễn ra. Tuy nhiên, để đảm bảo có được một cái Tết Trung thu an toàn, vui, lành mạnh, đem lại ý nghĩa, giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc tới từng người dân Thủ đô, nhất thiết phải có sự quan tâm thiết thực, cụ thể của Thành ủy, UBND thành phố, chứ không thể tự nhiên có được.

Trước hết, việc quán triệt công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống luôn được đặt lên hàng đầu. Từ các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố đến hệ thống các cơ quan báo chí, truyền thông đều có nhiệm vụ có được những tin, bài phù hợp giới thiệu về lịch sử, về ý nghĩa xã hội sâu sắc, nhân văn của Tết Trung thu theo truyền thống dân tộc; Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của thành phố đến Tết Trung thu.

Đặc biệt, sự quan tâm, chăm lo nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất trong điều kiện cụ thể đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi người dân, cho mỗi cháu thiếu niên nhi đồng. Những hoàn cảnh nghèo, khó khăn, phận đời bất hạnh đều được chú trọng hỗ trợ, giúp đỡ từ các ngành, tổ chức chính trị xã hội, chính quyền địa phương, các tấm lòng nhân ái”.

Nghệ nhân ưu tú hơn 60 năm làm kéo quân Nguyễn Văn Quyền 83 tuổi
Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền 83 tuổi có hơn 60 năm làm đèn kéo quân

Em Nguyễn Bình Nguyên, học sinh lớp 10 D3, THPT Chu Văn An, giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU tâm sự: “Nói tới Trung thu là nói tới những rộn ràng của nhịp trống tùng rinh rinh nhưng cùng cái chữ “Trung thu” ấy, mỗi người sẽ lại gọi ra trong đầu mình những hình ảnh và xúc cảm thật khác nhau - khác đến mức có khi chẳng ai nghĩ chúng cùng nhân một dịp.

Dù có thế nào, Trung thu vẫn là điều thật tuyệt với trẻ em ở bất cứ nơi đâu. Nó tạo ra niềm vui, sự háo hức về một lễ hội dành riêng cho mình. Nó không phải chỉ là một ngày, một buổi tối mà niềm vui bọn trẻ tìm thấy ở suốt hành trình chuẩn bị và hóng đợi. Nhìn vào Trung thu, người ta sẽ thấy cả một tuổi thơ, cũng thấy cả thế giới tinh thần của con người. Trung thu với mỗi chúng ta đều giống như “mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” kì diệu.

Tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi
Tiết mục văn nghệ của các em thiếu nhi

Bà Phạm Thanh Hà, Chủ tịch Hội truyền thông thành phố Hà Nội đại diện ban tổ chức cho biết: “Chủ đề Tết Trung thu cổ truyền - Gìn giữ, phát huy và lan tỏa đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các chuyên gia cũng như các bậc phụ huynh, những người làm công tác giáo dục.

Để gìn gìn giữ và phát huy được những nét đẹp văn hóa của Tết Trung thu cổ truyền cần sự chung tay của các bên: Nhà nghiên cứu bảo tồn văn hóa, nhà trường, gia đình, các cơ quan truyền thông, các nhà sản xuất đồ chơi, sản phẩm phục vụ Trung thu. Những cách làm, mô hình tổ chức Trung thu hay, sáng tạo sẽ cần được phát huy và lan tỏa. Trong tương lai, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình góp phần bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Trung thu”.

Đọc thêm

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam Văn hóa

Đường đến TikTok của một cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam

TTTĐ - Nguyễn Trọng Phan khiến nhiều người ngưỡng mộ với bài luận hoàn hảo chinh phục học bổng toàn phần NTU Singapore. Ngay từ khi là sinh viên năm thứ ba, Phan đã trúng tuyển thực tập sinh tại TikTok nhờ kinh nghiệm tích luỹ sau lần đứng lên từ thất bại.
“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Xem thêm