Công tác quốc phòng ở Bộ, ngành Trung ương, địa phương
Ảnh minh họa.
Bài liên quan
Yêu cầu có ý kiến của cộng đồng dân cư khi lập quy hoạch di tích
Hội thảo khoa học về 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2018
Đoàn Khối các cơ quan TP Hà Nội nhận cờ thi đua xuất sắc
Nghị định này quy định chi tiết Điều 16 Luật Quốc phòng năm 2018 về nội dung công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương; Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan thường trực công tác quốc phòng của địa phương; trách nhiệm, mối quan hệ của Bộ, ngành trung ương, địa phương và kinh phí bảo đảm công tác quốc phòng.
Nội dung cơ bản công tác quốc phòng ở Bộ, ngành trung ương, địa phương bao gồm: Ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về quốc phòng theo thẩm quyền; lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quốc phòng theo quy định của pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quốc phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39 Luật Quốc phòng, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý liên quan đến quốc phòng theo quy định của pháp luật; báo cáo, giao ban, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác quốc phòng.
Trong đó, về thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ huy quân sự; chức trách nhiệm vụ của các chức vụ Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương, Nghị định quy định: Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương (trừ Bộ Công an) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm Chỉ huy trưởng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu Bộ, ngành Trung ương; Chính trị viên là Bí thư hoặc Phó bí thư ban cán sự Đảng, Đảng đoàn hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp; Phó chỉ huy trưởng là lãnh đạo cấp vụ hoặc tương đương trở lên, Chính trị viên phó là lãnh đạo cấp vụ có chuyên môn phù hợp.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự liên quan đến lĩnh vực quản lý, Bộ, ngành Trung ương được bố trí không quá 3 Phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự.
Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Bộ, ngành Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật Quốc phòng, Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan, cấp có thẩm quyền giao và có nhiệm vụ chủ trì tham mưu ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bên cạnh đó, chỉ đạo, hướng dẫn Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành quản lý thực hiện công tác dân quân tự vệ; công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tham mưu xây dựng kế hoạch và huy động lực lượng dự bị động viên; động viên nguồn lực của Bộ, ngành trung ương bảo đảm cho quốc phòng...
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban chỉ huy quân sự cấp xã (cơ quan quân sự địa phương) là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở địa phương cùng cấp.
Cơ quan thường trực công tác quốc phòng của địa phương có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng cấp và tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền giao.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thường trực quốc phòng ở cấp tỉnh, cấp huyện.