Tag

Công tác phòng chống thiên tai năm 2020: Chủ động phòng ngừa, ứng phó linh hoạt, hiệu quả

Môi trường 11/02/2021 14:05
aa
TTTĐ - Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai bất thường, cực đoan, vượt lịch sử, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Nhờ làm tốt công tác phòng chống, ứng phó nên đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người do thiên tai. Tuy nhiên, tác động của thiên tai đối với đời sống, sản xuất và nền kinh tế là vô cùng lớn.
Công bố đường dây nóng phòng, chống thiên tai dịp Tết Tân Sửu 2021 Hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng Nông thôn mới Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai

Bước sang năm 2021, theo dự báo, các hình thái thời tiết cực đoan ở nước ta vẫn diễn biến phức tạp. Do đó, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương đánh giá, rút kinh nghiệm, hoàn thiện các phương án ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” để hạn chế tới mức tối đa thiệt hại do thiên tai.

Khép lại một năm đầy “sóng gió”

Nhìn lại năm 2020 vừa qua đã cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của thiên tai, sự khốc liệt, cực đoan, bất thường của thời tiết ngày càng không theo quy luật.

Theo thống kê của Tổng cục Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai với diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng, miền cả nước. Trong đó có 14 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố (9 đợt mưa lớn trên diện rộng tại 21 tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ); 118 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; Nhất là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22/10 tại khu vực Trung Bộ...

Đặc biệt, từ cuối tháng 9 và trong tháng 10/2020, các tỉnh miền Trung và Bắc Tây Nguyên đã chịu ảnh hưởng rất lớn của tình trạng bão lũ, sạt lở đất rất nghiêm trọng. Chỉ trong thời gian ngắn, khu vực này đã chịu tác động của 9 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 2 áp thấp nhiệt đới gây ra mưa đặc biệt lớn, lũ lịch sử; Trong đó, cơn bão số 9 đi vào biển Đông sáng 26/10, đổ bộ vào đất liền vào trưa 28/10 là cơn bão lớn nhất trong 20 năm qua và đổ bộ ngay sau khi khu vực miền Trung vừa bị tổn thương rất nặng nề do mưa bão và lũ lụt trước đó.

Công tác phòng chống thiên tai năm 2020: Chủ động phòng ngừa, ứng phó linh hoạt, hiệu quả
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp thăm hỏi người dân ở nơi sơ tán tránh bão

Bão chồng bão, lũ chồng lũ trong thời gian ngắn đã khiến tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng. Thời điểm cao nhất vào ngày 12/10 và 19/10 có trên 317 nghìn hộ (với 1,2 triệu nhận khẩu) bị ngập lụt tại 7 tỉnh, từ Nghệ An vào đến Quảng Nam và kéo dài (nơi dài nhất 15 ngày). Trong đó, Quảng Bình là tỉnh bị ngập lớn nhất với trên 109 nghìn hộ (437 nghìn nhân khẩu), có nơi ngập sâu 5 – 8m (tại các huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh).

Các đợt bão và mưa, lũ lớn liên tục gây ra nhiều vụ sạt lở đất rất nghiêm trọng, nhất là tại Thủy điện Rào Trăng 3, Trạm Kiểm lâm số 67 Phong Điền (Thừa Thiên – Huế); Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 Hướng Hóa (Quảng Trị); Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My) và Phước Lộc (huyện Phước Sơn) của tỉnh Quảng Nam. Các vụ sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người dân và cán bộ, chiến sĩ.

Tính đến cuối tháng 12/2020, thiên tai đã làm 291 người chết, 66 người mất tích và 912 người bị thương; 3.424 nhà sập, 333.050 nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 509.793 lượt nhà bị ngập. Ngoài ra, các loại hình thiên tai cũng làm thiệt hại 196.887ha lúa và hoa màu; 51.923 con gia súc và 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi; Hàng nghìn ki-lô-mét đê kè, kênh mương, bờ sông, bờ biển, đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng. Ước tính thiệt hại về kinh tế lên đến hơn 39.945 tỷ đồng.

Nhận định về tình hình thiên tai trong năm 2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2020 là năm điển hình về thiên tai, với nhiều yếu tố khốc liệt, dị thường. Ngay từ đầu năm, hình thái thời tiết chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nhưng cuối năm lại chịu tác động của hiện tượng La Nina. Vì vậy, thời tiết các khu vực trong cả nước đều có những diễn biến rất phức tạp.

Thực tế cho thấy, đợt mưa, lũ vừa qua diễn ra bất ngờ và lớn hơn nhiều so với các đợt mưa, lũ trước đây, nhất là đợt mưa lũ lịch sử năm 1999. Tuy nhiên, thiệt hại về người do mưa lũ năm nay đã giảm đáng kể.

Đó là nhờ chúng ta đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để phòng chống thiên tai một cách hiệu quả. Trước hết, đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đã có nhiều chỉ đạo và giải pháp quyết liệt nhằm kịp thời phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Ngay trong đợt thiên tai vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương ban hành các công điện, đồng thời tổ chức các đoàn công tác, triển khai tổng lực lực lượng tại các địa bàn bị ảnh hưởng của bão, lũ, tổ chức nhắn hàng trăm triệu lượt tin nhắn đến các thuê bao trong khu vực bị ảnh hưởng.

Công tác phòng chống thiên tai năm 2020: Chủ động phòng ngừa, ứng phó linh hoạt, hiệu quả

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác phòng chống và ứng phó với thiên tai

Cùng với đó, công tác cứu hộ, cứu nạn cũng được triển khai kịp thời, có hiệu quả nên chúng ta đã giảm được cơ bản thiệt hại về người, nhiều người dân đã được ứng cứu kịp thời khi nước lũ dâng cao đến nóc nhà, vượt lịch sử trên 6 tuyến sông chính trong khu vực. Chúng ta đã làm tốt công tác cảnh báo, thông báo. Thời điểm trước, trong và sau lũ, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ hàng trăm nghìn người dân di chuyển đến nơi ở an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại trực tiếp do bão, lũ gây ra. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong công tác ứng phó, di dời dân, cứu hộ cứu nạn, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người trong bão, lũ.

Ngoài ra, việc triển khai có hiệu quả Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung cũng đã góp phần hạn chế thiệt hại về người trong thiên tai. Tính đến tháng 10/2020, thực hiện Quyết định số 48/QĐ-TTg, cả nước đã hỗ trợ được 19.350/21.600 hộ xây nhà ở phòng, tránh bão lũ.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu thiệt hại

Nhìn nhận về công tác phòng chống thiên tai ở nước ta trong những năm vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, do tác động của biến đổi khí hậu, diến biến thiên tai, nhất là bão, mưa lũ ngày càng cực đoan, bất thường, phạm vi rộng, cường suất lớn.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan là do nhận thức của chính quyền cơ sở và người dân ở một số nơi còn hạn chế, chưa thường xuyên quan tâm đến công tác phòng, chống thiên tai và xác định những nguy cơ rủi ro thiên tai trong cộng đồng nơi sinh sống, sản xuất do công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo còn hạn chế, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa...

Công tác phòng chống thiên tai năm 2020: Chủ động phòng ngừa, ứng phó linh hoạt, hiệu quả
Các lực lượng giúp ngư dân xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đưa thuyền lên bờ tránh bão 13

Mặt khác, một số nơi chưa lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong phát triển cơ sở hạ tầng; Hệ thống thông tin, trang thiết bị cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất còn hạn chế. Điều đáng nói nữa là phương châm “bốn tại chỗ” mới chỉ tập trung trong ứng phó và khắc phục hậu quả, chưa chú trọng việc phòng ngừa nên còn bị động khi có tình huống xảy ra.

Đặc biệt, lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, nhất là ở tuyến cơ sở còn mỏng, thiếu cả kỹ năng, trang thiết bị tối thiểu nên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Để chủ động giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh: Các bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp tại Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo đó, các địa phương cần chủ động rà soát đánh giá tác động, ảnh hưởng toàn diện của thiên tai, nhất là bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đến tất cả các vùng, miền trong cả nước để lồng ghép, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng các kịch bản phòng ngừa, ứng phó phù hợp theo hướng kết hợp đa mục tiêu. Từ đó ban hành các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để xây dựng các thiết chế hạ tầng như đường giao thông, các công sở, nhà ở bảo đảm phù hợp, an toàn trước thiên tai.

Bên cạnh đó, chúng ta cần xã hội hóa các nguồn lực để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, giám sát, phân tích thiên tai bảo đảm kịp thời, chính xác hơn, phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó hiệu quả; Đồng thời, kiện toàn tổ chức, bộ máy phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp từ Trung ương đến địa phương; Tăng cường trang thiết bị chuyên dụng, xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phòng, chống thiên tai.

Một trong những nhiệm vụ đặc biệt trong công tác phòng chống thiên tai hiện nay là ưu tiên công tác trồng và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; Đồng thời đẩy mạnh triển khai chương trình nhà chống lũ, bão, công trình đê, kè, hồ đập, khu tránh trú tàu, thuyền cho người dân tại các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Như vậy, có thể thấy rằng, nếu triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhóm giải pháp nêu trên thì công tác phòng chống thiên tai của nước ta sẽ có những bước tiến mới phù hợp với trước mắt và ổn định lâu dài, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản. Đặc biệt, cá cấp ngành, địa phương chú trọng xây dựng lực lượng, đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai theo hướng chuyên nghiệp để có đủ kỹ năng ứng phó, xử lý các tình huống dị thường, cực đoan do thiên tai gây ra.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm