Tag

Công nghiệp văn hóa - rất cần những chủ thể tiên phong, sáng tạo

Văn hóa 22/01/2023 09:10
aa
TTTĐ - Thời gian qua, rất nhiều nghệ sĩ với tinh thần trẻ trung, nhanh nhạy đã bắt nhịp nhanh với xu hướng và tạo nên những không gian văn hóa, tác phẩm nghệ thuật, hoạt động biểu diễn nghệ thuật... tạo nên diện mạo đầy sáng tạo của Thủ đô, thu hút khách du lịch.
Trang phục truyền thống - bản sắc văn hóa độc đáo của núi rừng Đông Bắc

Để công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh hơn nữa, thì ngoài việc lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Văn hóa cùng các ngành chức năng đang vạch ra nhiều hoạt động, chiến lược cụ thể, chúng ta cần rất nhiều chủ thể sáng tạo phát huy hơn nữa trí tuệ, tâm huyết của mình cống hiến cho công cuộc phát triển văn hóa Hà Nội trong thời kì hội nhập mạnh mẽ này.

Tính tiên phong xuyên suốt của Thủ đô Hà Nội

Nằm trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố và Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XVII), Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU được Thành ủy Hà Nội chuẩn bị, thu thập tài liệu, nghiên cứu rất kỹ lưỡng, khoa học với 2 hội thảo khoa học và 4 cuộc tọa đàm, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực văn hóa cả trong nước và quốc tế.

Điều này tiếp tục chứng tỏ tinh thần tiên phong như một truyền thống xuyên suốt của Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã dành rất nhiều tâm huyết để chỉ đạo, quán triệt các nội dung của Nghị quyết.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: “Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới”.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Vì thế, đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng quán triệt: Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

“Bữa tiệc nghệ thuật” đầy hứng khởi

Thực hiện nhiệm vụ này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhận định rằng với những thay đổi về chính sách, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô đã từng bước có sự chuyển động tích cực. Vì thế, định vị thương hiệu thành phố sáng tạo để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là tìm cho Hà Nội một giá trị cốt lõi, từ đó kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh giá trị cốt lõi đó.

Đã có rất nhiều hoạt động được Hà Nội triển khai trong năm 2022, tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Thiết kế sáng tạo nhằm hiện thực hóa các cam kết của Hà Nội với UNESCO khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo đồng thời, thúc đẩy phát triển giá trị văn hóa mới để phát triển công nghiệp văn hóa.

Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm những ngày diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2022
Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm những ngày diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2022

Trải dài trên nhiều không gian: Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, Bảo tàng Hà Nội… các chương trình văn hóa, nghệ thuật và triển lãm dày đặc của Lễ hội tạo nên một “bữa tiệc nghệ thuật” hoành tráng nhất từ trước đến nay.

Không gian “Truyền thống” được thiết kế như một bảo tàng thu nhỏ, vật liệu tre trúc có vai trò như bức tường bao trọn Nhà bát giác. Không gian “Hội nhập” lấy cảm hứng sáng tạo từ chính tháp Rùa, cầu Thê Húc… và tái sử dụng những nguyên liệu cũ để tạo hình.

Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022, được thiết kế bởi kiến trúc sư Lê Quang Thạch.

Kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022
Kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022

Không gian trưng bày số 2 Lê Thái Tổ tâm điểm là “Tả Thanh Thiên” - một tác phẩm triển lãm nhiếp ảnh mang tính chất sắp đặt và trình diễn của nghệ sĩ Nguyễn Kim Long… Bên cạnh đó là các buổi tọa đàm, Workshop, trình diễn… khiến người dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước thực sự choáng ngợp trong suốt 10 ngày liền.

Nói như Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Christan Manhart: “Tại Lễ hội, các cá nhân sáng tạo một lần nữa cho thấy tinh thần đổi mới sáng tạo có thể đóng góp cho việc dựng xây thành phố vì lợi ích của mỗi công dân nơi đây như thế nào”.

Rất cần những cá nhân sáng tạo, tiên phong

Lời của ngài Christan Manhart thực sự đề cập đến vấn đề cốt lõi của sáng tạo. Chủ trương, đường lối của Lãnh đạo thành phố, của Sở Văn hóa và các ngành liên quan đã có nhưng nếu những cá nhân không thực sự vào cuộc, không phát huy cao độ tinh thần cống hiến và tiên phong thì sẽ không thể cho ra đời những sản phẩm sáng tạo có chất lượng, tạo thành cả ngành công nghiệp văn hóa.

Thực tế cho thấy, rất nhiều những nghệ sĩ nhiều năm qua đã miệt mài tiên phong sáng tạo nên những giá trị, các công trình được chính quyền, Nhân dân và khách du lịch vô cùng thích thú.

Tác phẩm “Phúc Tân Giang” của nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam tại Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân
Tác phẩm “Phúc Tân Giang” của nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam tại Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Có thể kể đến trường hợp cuối năm 2018, quãng đường hầm 500m của Nhà Quốc hội xuất hiện một không gian nghệ thuật đương đại đầy ấn tượng. Đây có lẽ là cột mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật đương đại Việt Nam và nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn là người tạo nên “kỳ tích” này. Bản thân anh cũng “đánh thức” Trung tâm văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm để trở thành một không gian văn hóa - sáng tạo mới dành cho Hà Nội.

Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” được Nguyễn Thế Sơn tổ chức tại đình Nam Hương (phố Hàng Trống, Hà Nội) đã giúp sinh viên khoa Hội họa (Trường Mỹ thuật Việt Nam) khai thác vẻ đẹp của tranh dân gian Hàng Trống để thể hiện trong những bức tranh lụa và sơn mài theo lối vẽ hiện đại.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến Dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân cũng do Nguyễn Thế Sơn và các cộng sự thực hiện. Những năm qua, hai không gian cùng với các dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam… thực sự đã hòa nhịp vào đời sống của Nhân dân Hà Nội, là những địa điểm tuy mới nhưng đã sớm “ăn sâu, bám rễ” vào tâm hồn, tình cảm, tạo nên nhiều giá trị về nghệ thuật, kinh tế cho mảnh đất này.

Công nghiệp văn hóa - rất cần những chủ thể tiên phong, sáng tạo

Theo đó, những cái tên như Nguyễn Thế Sơn, Trần Hậu Yên Thế, Đoàn Kỳ Thanh, Nguyễn Hoàng Điệp… với con đường nghệ thuật Phúc Tân, với bích họa Phùng Hưng, với Con đường danh vọng, với Hanoi Creative City, Úi Chà Chà… sẽ vẫn ghi dấu trong lòng công chúng yêu nghệ thuật nói riêng và yêu cũng như mong muốn thành phố ngày càng đẹp hơn nói chung.

Tin rằng, thời gian tới, bên cạnh các công trình được thành phố đầu tư, những không gian văn hóa công cộng đã quen thuộc với Thủ đô thì còn nhiều cá nhân, tổ chức nhập cuộc một cách mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa để đóng góp nhiều sản phẩm sáng tạo cho sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội.

Đọc thêm

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm” Văn học - Nghệ thuật

“Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm”

TTTĐ - Khi ở giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, cô gái trẻ Phạm Ngọc Phương Thảo đã quyết định viết một cuốn sách kể về câu chuyện của cuộc đời mình. "Hãy sống hết mình vì đời ngắn lắm" là một cuốn sách đầy cảm hứng, đưa độc giả vào hành trình của những con người không ngừng nỗ lực, không ngừng yêu thương và không ngừng sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai Văn hóa

Khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, cùng vượt qua thiên tai

TTTĐ - Tối 17/9, chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường” diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Chương trình đã khắc sâu tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết, tương thân tương ái để vượt qua thiên tai, hoạn nạn.
Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu Văn hóa

Huyền Linh làm Đại sứ cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu

TTTĐ - Người mẫu Huyền Linh nhận lời mời làm đại sứ nhí cho Tuần lễ thời trang sinh viên toàn cầu diễn ra tại Việt Nam trong thời gian tới.
Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024 Văn hóa

Chuyên gia John Kim chia sẻ về xu hướng váy cưới thu đông 2024

TTTĐ - Chuyên gia trang điểm John Kim khai trương cửa hàng thời trang váy cưới JohnKim Hana Bridal tại Hà Nội sau nhiều năm tâm huyết ấp ủ. Đồng thời, anh cũng tiết lộ xu hướng trang phục mùa thu đông năm nay để các cô dâu lựa chọn trong ngày trọng đại của cuộc đời.
Trở thành Idol Social khó hay dễ? Giải trí

Trở thành Idol Social khó hay dễ?

TTTĐ - Đây là một trong những câu hỏi đặt ra thu hút nhiều sự quan tâm trong buổi lễ ra mắt khoá đào tạo “Nhân hiệu thực chiến - Idol Social”, được tổ chức tại TP HCM mới đây.
NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão Điện ảnh - Âm nhạc

NSƯT Hoàng Tùng động viên quê hương khắc phục hậu quả cơn bão

TTTĐ - NSƯT Hoàng Tùng - Quán quân Sao Mai 2003 giới thiệu tới người yêu nhạc tác phẩm mang đậm âm hưởng dân gian trữ tình “Cha mẹ tôi già”. Ca khúc ra mắt đúng dịp Trung thu - Tết của tình thân và cũng là lời tri ân bố mẹ già, người dân quê hương Quảng Ninh đang nỗ lực khắc phục thiệt hại cơn bão số 3 vừa qua.
Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ Văn học - Nghệ thuật

Các chương trình nghệ thuật quyên góp ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức 6 chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ Văn hóa

Việt Nam kiên cường - Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Trong những ngày qua, chứng kiến những đau thương, mất mát của đồng bào các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi), với tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Oscar Media và Báo Hànộimới tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ”. Với chủ đề “Việt Nam kiên cường”, sự kiện sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 17/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Ba Đình, Hà Nội).
“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai Văn hóa

“An toàn cho con" - chùm phim hoạt hình về phòng, chống thiên tai

TTTĐ - Từ thứ Bảy (14/9), trên kênh VTV3, chương trình “An toàn cho con” bắt đầu phát sóng chùm phim đặc biệt gồm 10 tập về chủ đề phòng, chống thiên tai.
Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Xem thêm