Công nghệ Blockchain dự báo tương lai ngành tài chính
Diễn giả chia sẻ tại hội thảo
Bài liên quan
Từ bỏ 2 đại học ở Úc, nữ sinh 2K chọn RMIT để “chắp cánh ước mơ”
Trung tâm Chế tác công nghệ cao Đại học RMIT in thành công đĩa đệm cột sống 3D
RMIT xếp hạng hàng đầu thế giới về nghiên cứu blockchain
Nghiên cứu khoa học là nền tảng cho sự phát triển của các trường đại học
RMIT đăng cai tổ chức hội thảo quốc tế về vận tải biển và logistics
Sinh viên RMIT trên toàn thế giới học hỏi kỹ năng lãnh đạo trọng yếu
Blockchain (công nghệ đứng đằng sau tiền mã hóa Bitcoin được nhiều người biết đến) đang được xem là một trong những phát kiến mang tính đột phá, là một trong những công nghệ tác động mạnh mẽ nhất được phát triển trong những năm gần đây.
Với những đặc tính ưu việt như tính bảo mật cao và không thể tẩy xóa, giới công nghệ đánh giá Blockchain sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ tài chính, ngân hàng, công nghiệp sản xuất, dịch vụ, chuỗi cung ứng, giáo dục. Ngoài ra, Blockchain còn được ứng dụng trong các cơ quan chính phủ để quản lý dữ liệu về dân cư, phương tiện giao thông. Lấy ví dụ cụ thể với lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ Blockchain cho phép quản lý dữ liệu, tài sản và đảm bảo an toàn trong giao dịch.
Đại biểu đặt câu hỏi tại hội thảo |
Công nghệ Blockchain với thuật toán phức tạp, bảo mật cao, cho phép vô hiệu hóa việc can thiệp sửa đổi dữ liệu, giúp làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp từ nhiều nguồn khác nhau. Blockchain cũng loại bỏ yêu cầu sử dụng của một tổ chức trung gian (bên thứ ba), góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, giảm chi phí trong các giao dịch.
Vì những lợi ích đó, công nghệ này đang được đẩy mạnh ứng dụng trong giao dịch liên ngân hàng, giúp đảm bảo an toàn ở mức cao hơn so với phương thức giao dịch truyền thống. “Blockchain là một trong những động lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Blockchain cũng là nền tảng để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các công nghệ tự động hóa, dữ liệu lớn”, tiến sĩ Chris Berg nhấn mạnh tại hội thảo.
Cũng theo tiến sĩ Chris, công nghệ Blockchain xuất hiện trên thế giới khoảng 10 năm nay, tuy có nhiều ứng dụng hiệu quả nhưng đến nay thực tế công nghệ này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu tiên ứng dụng và tiếp tục được hoàn thiện.
Dù vậy theo đánh giá của chuyên gia đến từ đại học RMIT, sự phát triển của Blockchain cũng chính là cơ hội cho Việt Nam tìm hiểu, khai thác và ứng dụng vào thực tế các lĩnh vực để tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong phát triển ngành sản xuất, tài chính. Do tiềm năng ứng dụng trong ngành tài chính rất lớn, Việt Nam có thể bắt tay vào nghiên cứu công nghệ Blockchain để tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong tương lai.
Theo đánh giá của tiến sĩ Chris Berg, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang quan tâm lớn đến công nghệ Blockchain ở cấp độ tối ưu hóa chuỗi cung ứng như ứng dụng để theo dõi luồng hàng xuất – nhập, giao dịch thương mại quốc tế vv.
Công nghệ Blockchain có những thiết kế, mục đích sử dụng khác nhau cho từng ngành, lĩnh vực, vấn đề đặt ra là phải tối ưu việc ứng dụng. Việt Nam tuy phát triển sau nhiều nước trong ứng dụng Blockchain nhưng có thể học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia đã phát triển hơn và áp dụng vào thực tế.
Ngoài ra công nghệ Blockchain sở hữu những tính năng bảo mật cao, có thể ngăn ngừa rủi ro về an ninh mạng tốt hơn nhiều các công nghệ cũ trước sự tấn công của hacker.
Cũng theo chia sẻ của tiến sĩ Chris Berg, thời gian qua đại học RMIT đã có nhiều nghiên cứu, tìm hiểu về tác động của Blockchain đối với hoạt động của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp… nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp, chính phủ, các ngành kinh tế để phát huy những lợi thế cũng như tìm hiểu mặt trái của Blockchain trong ứng dụng.
Năm 2018, đại học RMIT đã ra mắt khóa học ngắn hạn đầu tiên trong chương trình đại học của Australia về chiến lược Blockchain tại cơ sở Melbourne, nhằm bắt kịp xu hướng đào tạo Blockchain – một ngành đang nổi và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng.
“Dự kiến chúng tôi sẽ nhân rộng các khóa học ở trình độ đại học và sau đại học về Blockchain, hy vọng sẽ triển khai tại Việt Nam vào ngay đầu năm 2020”, tiến sĩ Chris Berg chia sẻ.