Tag

Cộng đồng nghĩ gì về “Ở nhà ngày ô nhiễm”?

Môi trường 03/12/2019 16:11
aa
TTTĐ – “Ở nhà ngày ô nhiễm” là hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ chiến dịch “Không khí sạch, bầu trời xanh” do Doanh nghiệp xã hội CHANGE thực hiện xuyên suốt năm 2019, với sự tài trợ của Tổng lãnh sự Đức tại TP HCM.

Cộng đồng nghĩ gì về “Ở nhà ngày ô nhiễm”?

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP HCM

Năng lượng tái tạo giúp giảm tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người

Giới trẻ Việt bảo vệ môi trường: Từ trào lưu đến hành động thực tiễn

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Xem xét nhiều Nghị quyết tác động đến đời sống dân sinh

Lấy ý kiến chuyên gia về việc bơm nước sông Hồng 'cứu' sông Tô Lịch

Với hình thức “social debate" – tranh luận trên mạng xã hội, chiến dịch mong muốn thúc đẩy những cuộc thảo luận mạnh mẽ trên mạng xã hội, hướng sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân trong những ngày chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức báo động tím (201-300) – Mức xấu: Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, các nhóm khác nên hạn chế ra ngoài.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 mg/m3, cao hơn gấp 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 mg/m3.

Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có. Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí AQI của Hà Nội ở mức kém, ở TP HCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, sự quan tâm của cộng đồng với vấn đề ONKK và tầm nghiêm trọng của nó với sức khỏe vẫn chưa đúng mức. Do đó, tuy họ cảm nhận được sự thay đổi của không khí xung quanh theo chiều hướng xấu đi thông qua các giác quan thị giác, khướu giác, họ vẫn chọn cách “ra đường bất chấp” với trang bị bảo vệ sức khỏe thô sơ hoặc thậm chí không trang bị.

Chiến dịch được mở đầu bằng video clip “Ở nhà ngày ô nhiễm”, một người sếp nữ đang chuẩn bị cho con đi học thì bỗng có một cuộc điện thoại thông báo hôm nay trường cho nghỉ học vì sự cố thời tiết, tiếp nối sau là một chuỗi email nghỉ phép của các nhân viên. Để cuối cùng phát hiện ra, nguyên nhân là vì ngày hôm đó ô nhiễm không khí tăng cao.

Thông qua video clip này, CHANGE muốn giới thiệu một giải pháp đến với cộng đồng đặc biệt là các lãnh đạo doanh nghiệp, xem xét đưa “làm việc ở nhà” khi những ngày AQI mức báo động tím vào chính sách của công ty cũng như nhân viên văn phòng có thể chủ động xin được “làm việc ở nhà” vào những ngày này.

Với hướng đề xuất đó, bà Hoàng Thị Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản Trị Saatchi & Saatchi Việt Nam cho biết “Làm việc tại nhà tuy không phải là một phương án tối ưu, nhưng sẽ là một giải pháp linh hoạt cho các tổ chức và doanh nghiệp nên áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho nhân viên cũng như góp phần giảm khí thải. Hãy làm việc ở nhà trong những ngày không khí bị ô nhiễm cao độ, như một hành động cụ thể để góp phần làm trong sạch môi trường”.

Bên cạnh đó, CHANGE cũng phỏng vấn người dân tại địa bàn Hà Nội, bao gồm người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, nhân viên văn phòng, người nổi tiếng, người làm trong các tổ chức xã hội quan điểm của họ về ONKK, cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân. MC Phan Anh chia sẻ: “Tôi rất lo lắng, không phải bởi những cái chỉ số được đưa ra trên báo, trên truyền thông đâu mà mình có thể cảm nhận được ngay. Tôi nghĩ là mình nên ở trong nhà, khi mình đi ra ngoài đường vào lúc ô nhiễm quá và thêm sự nóng nực thì nhìn thấy mọi người không có ai là vui vẻ cả”.

Trên mạng xã hội, CHANGE cũng tạo một diễn đàn thảo luận xoay quanh câu hỏi “ra đường bất chấp” hay “cố thủ ở nhà” khi chỉ số ONKK tăng cao? Tham gia thảo luận không chỉ có “team nhân viên", “team mẹ và bé" mà “team sếp" - quản lý cấp cao của các doanh nghiệp Dinosaur, MicroAd Việt Nam, Eurowindow; Reckitt Benkiser Việt Nam... cũng hào hứng tham gia.

“Có lẽ cách duy nhất để người Việt mình đối phó với ô nhiễm không khí là đeo khẩu trang khi ra đường. Nhưng vì bị hội chứng sợ không gian kín (claustrophobia), đeo khẩu trang cũng thấy khó chịu bức bối vô cùng, nên anh sẽ hạn chế ra đường và ở nhà cho lành vào những ngày ô nhiễm nặng. Ít nhất là giảm được một chiếc xe máy ở ngoài đường thì cũng giảm đi chút ô nhiễm không khí” - anh Trọng Nguyễn, Giám đốc Sáng tạo của Dinosaur cho biết.

Trên thế giới, khi ONKK tăng cao, Thái Lan lần đầu tiên đã thông báo nghỉ học cho hơn 400 trường trong khu vực có nồng độ ONKK vượt ngưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe của “thế hệ tương lai”. Cùng lúc, thủ đô Thái Lan - Bangkok cũng tiến hành các chiến dịch phun nước trong thành phố lẫn vùng lân cận nhằm giảm thiểu nồng độ bụi mịn quanh trường học và những tuyến đường chính.

Ấn Độ trong đợt ô nhiễm trầm trọng vào tháng 10 vừa rồi, ông Arvind Kejriwal - Thủ Hiến Thành Phố New Delhi, nơi mệnh danh là “phòng hơi ngạt” đã thông báo đóng cửa toàn bộ trường học trong khu vực. Chưa hết, chính phủ còn đưa ra chính sách hạn chế cả phương tiện cá nhân trong thành phố và cung cấp khẩu trang miễn phí cho ai buộc phải ra đường.

Bà Nguyễn Thị Cát Tường, Quản lý dự án của Tổ chức CHANGE, cũng chia sẻ về tầm quan trọng của truyền thông nâng cao nhận thức đối với những tác động sức khoẻ do vấn đề ONKK. Bà chia sẻ: “Trong thời gian vừa qua, CHANGE đã thực hiện khảo sát trên diện rộng nhằm đánh giá về nhận thức của người dân của các đô thị lớn tại Việt Nam đối với vấn đề ONKK và chúng tôi nhận thấy dù phần lớn người dân đã ý thức được sự suy giảm của chất lượng không khí xung quanh, đa số vẫn khá chủ quan và chưa có biện pháp kịp thời và đúng đắn để bảo vệ sức khoẻ cá nhân trong mùa ô nhiễm không khí tăng cao.

Chúng tôi cũng nhận thấy việc đưa ra cảnh báo từ chính quyền cho người dân khi chỉ số AQI tăng cao đóng vai trò rất quan trọng để người dân, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ và các trường học có biện pháp ứng phó kịp thời, vì trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất từ ONKK”.

Chiến dịch “Ở nhà ngày ô nhiễm" được sự hỗ trợ của các đối tác đồng hành bao gồm Đối tác truyền thông chiến lược Chicilon, Target Media, WE media, Movad, Ureka.

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm