Tag
TP Hồ Chí Minh

Cơ quan chức năng phản hồi việc bồi thường dự án Vành đai 3

Đường dây nóng 05/01/2024 16:37
aa
TTTĐ - Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức (TP HCM) cho biết, hộ bà Lam có tổng diện tích giải tỏa trong dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc là 7.750m2, trong đó có 407m2 hiện nay thực hiện dự án đường Vành đai 3.
Vì sao dân phản ánh vấn đề bồi thường dự án Vành đai 3? Vì sao dân phản ánh vấn đề bồi thường dự án Vành đai 3?

Việc thực hiện dự án đường Vành đai 3 được đánh giá là vô cùng quan trọng, tạo động lực phát triển không chỉ cho TP Hồ Chí Minh mà còn mở ra không gian phát triển mới cho các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, do đó Nhân dân rất đồng tình ủng hộ.

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án gặp không ít những khó khăn, tồn tại, nhất là khâu giải tỏa, đền bù. Việc chậm bàn giao mặt bằng cũng là một rào cản đối với tiến độ dự án. Chính vì vậy các cơ quan, ban ngành chức năng cần vào cuộc xem xét, đánh giá một cách toàn diện, khách quan nhất để tháo gỡ. Việc này không chỉ giúp dự án thực hiện một cách nhanh chóng, đạt mục tiêu đề ra mà quan trọng còn tránh những trường hợp sai sót không nên có, cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Thiết kế Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh
Phối cảnh thiết kế một phần dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông)

Liên tục khiếu kiện, cứu xét

Đơn cử, trường hợp bà Nguyễn Thị Kiều Lam (Sinh năm 1964) có khu đất nằm trong dự án đầu tư xây dựng Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (đường Hàng tre và Khu IV) tại phường Long Bình, Quận 9 - nay là TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.

Dự án này được triển khai từ năm 1998 theo Quyết định 426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất cho Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TP Hồ Chí Minh để thực hiện đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, nhận thấy việc bồi thường không thỏa đáng nên bà Lam đã liên tục khiếu nại và đã khởi kiện UBND TP Thủ Đức ra Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh. Bản án sơ thẩm số 1340/2023/HC-ST ngày 7/8/2023 đã tuyên bà Lam thắng kiện. UBND TP Thủ Đức đã có đơn kháng cáo và đang chờ xét xử phúc thẩm.

Trong khi đó, thông qua tìm hiểu, bà Lam đặt nghi vấn về việc một phần khu đất của bà không còn thuộc dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc mà thuộc dự án đường Vành đai 3. Do vậy, một mặt bà Lam vẫn gửi đơn thư khiếu nại, yêu cầu cơ quan chức năng xem xét lại chính sách bồi thường.

Cụ thể, tại Thông báo thu hồi đất số 888/TB-UBND của UBND TP Thủ Đức ban hành vào ngày 16/3/2023 về thực hiện dự án thành phần 2: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đường Vành đai 3 đoạn qua TP Hồ Chí Minh (thuộc địa bàn TP Thủ Đức) có liệt kê một phần thửa đất số 09, số 10, tờ bản đồ số 46 (theo bản đồ năm 2003).

Theo hồ sơ thể hiện và thực tế phần đất nêu trên nằm trong phần đất mà bà Lam đang cư trú ở trục đường Nguyễn Xiển.

Liên quan vụ việc bà Lam, phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức (Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức) cho biết, hộ bà Lam có tổng diện tích giải tỏa toàn bộ trong dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc là 7.750m2, thuộc tờ bản đồ số 09 (Tài liệu 02/CT-UB), phường Long Bình, TP Thủ Đức.

Theo Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức, hộ bà Lam đã nhận đủ chính sách, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc. Sau đó, Quốc hội đã thông qua việc triển khai dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.

“Để thực hiện dự án, UBND TP Thủ Đức ban hành Quyết định số 11231/QĐ-UBND ngày 25/9/2023 thu hồi phần diện tích 134.533,2m2 của Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc.

Trong phần tích 134.533,2m2 này có 407m2/7.750m2 của hộ bà Lam đã nhận bồi thường, hỗ trợ trong dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc”, Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức thông tin.

Qua thông tin trên, có thể thấy Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức đã xác nhận một phần khu đất của bà Lam hiện giờ đã thuộc dự án đường Vành đai 3.

Một phần văn bản phản hồi của Ban
Một phần văn bản phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô của Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức

Ngoài ra, trái với thông tin của Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức là "Bà Lam đã nhận đủ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc", bà Lam khẳng định, hiện tại vẫn chưa chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ tại dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc, cũng như chưa chấp nhận di dời, bàn giao đất.

Cụ thể như đã đề cập, hiện vụ kiện liên quan tới các quyết định bồi thường của dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc vẫn đang được tòa án phúc thẩm thụ lý và giải quyết.

Hiện tại, bà Lam đang rất lo lắng về việc nhà mình có thể bị cưỡng chế bất cứ lúc nào trong khi vấn đề làm rõ việc thu hồi đất thực hiện dự án nào và bồi thường ra sao mới đúng chưa được giải quyết dứt điểm.

Bà Lam cũng liên tục gửi đơn cứu xét khẩn cấp đến UBND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Thủ Đức để giải quyết vấn đề trên.

Liên quan vụ bà Lam, ngày 28/12/2023, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản cho biết, Ban Tiếp công dân TP Thủ Đức có Công văn số 2130/TCD-XLĐ ngày 24/7/2023 và số 3635/TCD-XLĐ ngày 21/11/2023 đề nghị Ban Bồi thường GPMB TP Thủ Đức tham mưu cho UBND TP Thủ Đức giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, công dân chưa nhận được kết quả giải quyết nên gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh.

Do đó, Ban Tiếp công dân TP Hồ Chí Minh chuyển đơn và đề nghị UBND TP Thủ Đức rà soát vụ việc, trả lời công dân, đồng thời phúc đáp cho Ban Tiếp công dân TP.

Văn bản của Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh
Văn bản của Ban Tiếp công dân TP Hồ Chí Minh

Nhiều vấn đề cần làm rõ

Liên quan vụ việc của bà Nguyễn Thị Kiều Lam, Luật sư Hà Ngọc Tuyền (thuộc Văn phòng Luật sư Hà Tuyền, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng, theo Quyết định 426/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ năm 1998 về việc giao đất cho Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc để thực hiện đầu tư xây dựng dự án, về mặt pháp lý, căn cứ Điều 23, Điều 26, Điều 27 Luật Đất đai 1993 thì phần đất được nêu trong Quyết định 426/QĐ-TTg đã thuộc Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp bà Lam vẫn chưa hoàn thành việc bồi thường, chưa thực hiện bàn giao đất. Do đó có cơ sở để xác định bà Lam là người sử dụng đất thực tế mà không phải là Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc. Hay còn có thể hiểu Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc chỉ là người sử dụng đất trên giấy tờ còn bà Lam mới là người sử dụng đất thực tế trên thực địa.

Về vấn đề chồng lên dự án, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, xét dưới góc độ nguyên tắc khi thu hồi đất thì việc thu hồi đất phải sử dụng đúng mục đích thu hồi (căn cứ theo quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều 97 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP).

Nay đất của bà Lam có một số căn cứ có thể xác định một phần là để thực hiện dự án Vành đai 3 (Thông báo thu hồi đất số 888/TB-UBND ngày 16/3/2023 là tài liệu UBND TP Thủ Đức ban hành để phân công công việc cho các cơ quan thuộc cấp quản lý thực hiện phục vụ việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án thành phần 2 đường Vành đai 3, đoạn đi qua địa bàn TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh).

“Căn cứ quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013 thì việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Trong trường hợp bà Lam thì dự án Vành đai 3 là dự án sau nên có cơ sở để bà Lam được hưởng chính sách bồi thường theo diện thu hồi đất làm dự án như những trường hợp bị thu hồi đất khác. Lúc này mới đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ đối với bà Lam”, Luật sư Hà Ngọc Tuyền nhận định.

Một phần khu đất nhà bà Lam
Một phần khu đất của hộ bà Lam

Luật sư Phùng Thị Huyền (thuộc Công ty Luật TNHH A+, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cũng nêu quan điểm, cần xem xét quyết định thu hồi đất dự án Vành đai 3 có phải là một quyết định làm thay đổi quyết định thu hồi đất dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc không?

Nếu quyết định thu hồi đất dự án Vành đai 3 thể hiện thu hồi đất được giao cho Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TP Hồ Chí Minh thì điều này không làm thay đổi quyết định thu hồi đất ban đầu, nên bà Lam nhận bồi thường, hỗ trợ theo dự án đầu tiên.

Mặt khác, nếu quyết định thu hồi đất thực hiện dự án Vành đai 3 không thể hiện thu hồi đất của Công ty Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc TP Hồ Chí Minh mà vẫn thể hiện thu hồi đất của bà Lam, tức là hai quyết định thu hồi có phần đất bị trùng nhau (trường hợp này thường ít xảy ra), thì cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch.

Nếu phần đất của bà Lam được điều chỉnh thuộc quy hoạch dự án Vành đai 3 thì được bồi thường, hỗ trợ theo phương án của dự án này.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng Đường dây nóng

Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng

TTTĐ - Sử dụng tài liệu giả, Tổng Công ty Thăng Long - CTCP vừa bị loại khỏi một gói thầu trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.
Dự án KDC Vĩnh Lộc: Bất cập nhà có, nhà không sổ đỏ Đường dây nóng

Dự án KDC Vĩnh Lộc: Bất cập nhà có, nhà không sổ đỏ

TTTĐ - Tuy đã xây dựng và sinh sống hơn 15 năm nhưng hàng chục hộ dân tại dự án Khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân (TP HCM) lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đáng nói, trong khu đô thị này nhiều nền đã có sổ đỏ và đang được xây dựng mới ngay bên cạnh những căn nhà mòi mỏi chờ sổ…
Xem thêm