Tag

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới

Giáo dục 25/08/2022 17:13
aa
TTTĐ - Theo văn bản hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động đầu năm học 2022-2023, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường không bắt buộc học sinh mua đồng phục mới, có thể cung cấp mẫu để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh.
Hà Nội chỉ đạo tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, lấy học sinh là trung tâm Hà Nội: Khai giảng trực tiếp, thống nhất trên toàn thành phố từ 7h30 ngày 5/9

Học sinh mặc đồng phục là cần thiết

Vào đầu năm học, chuyện đồng phục học sinh luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh tranh luận gay gắt. Dù quy định không bắt buộc phụ huynh, học sinh phải mua đồng phục mới, chỉ cần các em mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, theo nhiều phụ huynh, việc học sinh mặc đồng phục khi đến trường là điều cần thiết.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Đồng phục học sinh là niềm tự hào của học sinh về truyền thống của nhà trường

Chị Nguyễn Thị Thu Phương (phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Ở thế hệ của chúng tôi khi đi học thường sẽ hay so sánh bạn nào có quần áo đẹp hơn, kiểu dáng thời trang hơn, nhất là với con gái đang tuổi dậy thì lại càng để ý đến chuyện ăn mặc, quần áo của bạn bè. Những học sinh có điều kiện kinh tế gia đình kém hơn các bạn khác thường sẽ khá tự ti khi đi học”.

Cho rằng, ở thành phố lớn, khoảng cách giàu - nghèo cũng đã ít nhiều bị xóa mờ nhưng không hoàn toàn hết. Có nhiều học sinh sành điệu, sớm được bố mẹ cho dùng đồ hiệu. Vì vậy, chị Phương cho rằng, bộ đồng phục học sinh là cần thiết giúp các em xóa tan khoảng cách về giàu nghèo, chú tâm hơn vào việc học. Thêm vào đó, mặc đồng phục đến trường sẽ giúp các em học sinh thêm tự hào về truyền thống của nhà trường, đảm bảo an toàn cho học sinh.

Đồng tình với quan điểm ấy, anh Phương Minh Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Đồng phục với học sinh là cần thiết. Trang phục đi học khác với trang phục đi chơi, đi dã ngoại. Nếu không quy định đồng phục, mỗi cháu sẽ mặc một kiểu, một mốt khác nhau dễ gây xao nhãng chuyện học hành mà chỉ đi để ý xem áo quần của bạn nào đẹp hơn, thời trang hơn. Tuy nhiên, nên có quy định về đồng phục như thế nào cho hợp lý cũng là điều đáng bàn”.

Theo anh Thắng, đồng phục học sinh chỉ cần kiểu dáng đơn giản, nhẹ nhàng, thiết kế gọn gàng, ít loại, mẫu khác nhau để mọi gia đình đều sẵn sàng. Ví dụ chỉ nên có một mẫu đồng phục mùa đông, một mẫu đồng phục mùa hè và một mẫu thể dục.

Không để học sinh vì chưa có đồng phục mới mà chưa được vào học

Thời điểm chuẩn bị vào năm học mới, tại Hà Nội, nhiều trường đã triển khai việc cho học sinh đăng ký đồng phục. Điều đặc biệt, các nhà trường khuyến khích học sinh không mua mới đồng phục nếu không thật sự cần thiết, có thể dùng lại đồng phục của các anh chị đã tốt nghiệp, học lớp trên (nếu có). Như tại trường THCS Nguyễn Trãi (quận Hà Đông), phụ huynh học sinh có thể đăng ký mua đồng phục cho học sinh tại trường hoặc dùng lại của anh chị lớp trên.

Chuyện đồng phục học sinh đầu năm học mới
Trẻ mầm non ở trường Mầm non Đa Sỹ trong một giờ học

Thầy và trò trường Mầm non Đa Sỹ (quận Hà Đông, Hà Nội) hân hoan hướng đến lễ khai giảng năm học mới đầu tiên - năm học 2022 - 2023. Ngôi trường được thành lập đúng trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở thành niềm phấn khởi của hàng nghìn cư dân phường Kiến Hưng khi giảm tải được áp lực về sĩ số cho các ngôi trường lân cận, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trên địa bàn. Các học sinh được thụ hưởng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Để chuẩn bị cho năm học mới, cũng như bao ngôi trường khác, nhà trường vừa triển khai cho phụ huynh đăng ký và phát đồng phục đến học sinh. Cô Trịnh Thùy Linh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi bộ đồng phục có giá 160.000 đồng. Do đặc thù lứa tuổi học sinh mẫu giáo, mầm non nhiều khi mỗi ngày thay vài bộ quần áo nên đồng phục khuyến khích được sử dụng vào các dịp lễ quan trọng của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường phối kết hợp với phụ huynh cho các con mặc đồng phục 2 buổi /tuần để tạo màu sắc tươi mới trong giờ học. Nhiều bé thấy có đồng phục mới và đẹp còn thích thú bảo mẹ mặc cho con mỗi khi đến lớp".

Theo đánh giá của phụ huynh, mức giá này là hợp lý khi so sánh với kiểu dáng thiết kế và chất vải. Nhà trường chú trọng khâu chọn vải (vải cotton thấm mồ hôi tốt). Các bạn trai và gái đều mặc quần cho tiện. Đồng phục có logo riêng của nhà trường.

Cô Linh cũng cho biết: Trường Mầm non Đa Sỹ có rất nhiều cây xanh, các bé thường xuyên được xuống vườn gần gũi với thiên nhiên nên nhà trường chọn đồng phục tông màu vàng để ở góc nhỏ nào của trường, các con cũng được nổi bật.

Còn tại trường THCS Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội), nhà trường có thông báo cụ thể về đăng ký và mua đồng phục cho học sinh. Theo cô Phạm Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng nhà trường: Khi triển khai đến phụ huynh, nhà trường có thông báo rõ về việc phụ huynh có thể tùy ý lựa chọn mua mục nào.

Trường cũng khuyến khích các em có thể sử dụng lại đồng phục của anh, chị nếu có. Nhà trường cũng cho học sinh đăng ký mua logo từ đơn vị may đồng phục với giá 10.000 đồng/logo để các em tự may theo đúng số đo của mình.

Mới đây, trong văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở yêu cầu các trường cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh. Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.

Đọc thêm

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
Xem thêm