Tag

Chuyện đàn bà và chính trường

Tiêu điểm 20/07/2020 00:00
aa
Tất nhiên, không phải chỉ là thế, mà đàn bà còn là một nửa thế giới, là phái đẹp, là nguồn cảm hứng sáng tạo và bảo vệ... Đàn bà nhiều tuyệt vời lắm. Nhưng ở đây bảo là tai họa, bởi vì vừa qua, nhân chuyện một cựu bộ trưởng bị khởi tố, có những bàn luận như thế bên bàn nước, bàn cafe...
chuyen dan ba va chinh truong
Nhan sắc của Điêu Thuyền được ví là
Chuyện "vượt bão kép" của Lọc hóa dầu Bình SơnThầy thuốc trẻ Thủ đô giỏi chuyên môn, sáng y đức, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Đúng là thời bây giờ, có nhiều câu chuyện về vợ quan chức can thiệp, ảnh hưởng tới cách xử lý công việc và danh tiếng của chồng quá. Mà đủ kiểu nhé, từ nũng nịu gây phiền, rồi khuynh loát lấn át đòi hỏi ích lợi cho con cái, anh em, cháu chắt họ hàng, rồi mở ra cửa sau chạy chức chạy tiền, cho đến tới mức lan truyền đồn đại là mọi sự phải qua bà phu nhân của quan chức ấy "OK" thì mới xong việc được.

Vợ và con, nhất là vợ, tác động và ảnh hưởng tới sự nghiệp, công danh, cách khu xử của người chồng khi tham gia triều chính, từ cổ xưa đến nay, không lạ lùng gì. Không ít tấm gương người vợ có trí cao tình sâu, vun đắp và giữ bền công danh cho chồng, làm vượng phu ích tử.

Nhưng cũng rất nhiều câu chuyện tày liếp về việc vợ can thiệp, lộng hành quyền lực của chồng, gây ra rất nhiều hủ bại và cuối cùng là làm tiêu tan thảm hại sự nghiệp của chồng.

Đàn bà là người chăm sóc vun dưỡng chí khí cho chồng và con, thì là phúc đức. Nhưng đàn bà cũng là giặc trong nhà, là kẻ làm tha hoá, tàn phá cái chí khí ấy, thì là cái mầm của tai họa. Người xưa đã nhận định thế. Đàn ông, đã bước vào chốn quan trường, phải hiểu cả hai mặt ấy mà biết cách đón lấy phúc, mà tránh được tai hoạ.

Xưa đến nay, hình như chưa có cuốn sách nào công phu soạn riêng ra chuyện này để dạy cho người làm quan. Chỉ có rất nhiều câu chuyện để người ta nghe mà ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm rút ra làm bài học cho riêng mình.

Cuối tuần, xin cà kê kể hai câu chuyện, một Tàu một ta, về đề tài này. Trong đó có cả việc chuốc hoạ và tránh họa, rất đáng bàn luận.

Thứ nhất là câu chuyện nàng Điêu Thuyền, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa. Vào thời nhà Hán suy vi, giặc giã cát cứ khắp nơi. Đổng Trác là một tay gian hùng, nổi binh lên để mưu bá chủ trời đất. Nhưng mưu sâu kế hiểm chưa đủ. Có người bày cách tặng ngựa cực quý hiếm để Đổng Trác thu phục được Lã Bố, một tay tướng cực tài, về dưới trướng. Hai người kết đạo cha con, thành một thế lực, đã nhất thống được thiên hạ. Tất cả quy phục, rên xiết dưới tay cha con nhà này. Triều đình nhà Hán như một đụn cát. Đổng Trác với thủ túc Lã Bố chỉ cần hất nhẹ một cái nữa là đổ...

Nhưng đúng vào thời điểm ấy, còn có Đại Tư đồ Vương Doãn và "vũ khí bí mật" là nàng Điêu Thuyền. Điêu Thuyền xuất thân kỳ ảo ở một vùng núi non, mồ côi trong loạn lạc, một ngày rơi vào nhà quan Tư đồ. Biết nàng lớn lên sẽ thành một quốc sắc thiên hương, đẹp xinh không bút nào tả xiết, lại thông minh khí chất, Vương Doãn nhận nàng làm con nuôi, giữ kín trong nhà, yêu chiều dạy dỗ nàng thành điêu luyện cầm kỳ thi họa, tinh thông kinh sách, nghĩa lý.

Vương Doãn đinh ninh kỳ nhân này sẽ có ngày dược dùng vào việc lớn. Và dịp ấy đã đến. Một số lực lượng và nhân mối tụ lại tìm cách hạ bệ cha con Đổng, Lã, trước là cứu mạng chính mình, sau là khôi phục cơ đồ nhà Hán. Muôn kế bàn định chỉ nhằm làm sao phá được mối liên kết giữa cha con nhà này.

Nắm thóp được hai cha con đều có thói say mê tửu sắc, Vương Doãn dùng đến Điêu Thuyền. Ông cúi lạy cô con gái nuôi và nói: "Cơ đồ nhà Hán giờ nằm trong tay con". Trước khi Đổng Trác phái Lã Bố đi coi việc xây thành My Ổ, Doãn mời Lã Bố tới nhà mình mở tiệc thết đãi, cho Điêu Thuyền ra tiếp. Lã Bố lập tức ngây ngất trước người đẹp, quỳ xuống xin Doãn cho được làm rể. Doãn cả cười, vui sướng chấp nhận, Điêu Thuyền e lệ thuận theo. Vị đại tướng quân khét tiếng chinh chiến và người đẹp chỉ non hẹn bể đợi ngày làm lễ hợp hôn.

Một thời gian ngắn sau, từ thành trở về, Lã Bố kinh ngạc thấy Điêu Thuyền đã là thiếp yêu trong phủ bố nuôi. Thì ra, ngay sau khi hứa gả con gái nuôi cho Lã Bố, Vương Doãn lại khéo léo sắp xếp để đón Đổng Trác đến chơi, lại tiệc rượu thiết đãi và Điêu Thuyền ra tiếp. Đổng Trác sửng sốt trước người đẹp, thấy mọi thứ mình làm chủ thành vô nghĩa, nếu không cưới được người này. Vương Doãn giả bộ phải thuận theo ý chúa. Nghe ra như thế, Lã Bố gầm lên.

Đổng Trác biết mình sẽ mất Lã Bố nếu không nhả Điêu Thuyền ra nhưng vẫn quyết giữ người đẹp bên mình. Điêu Thuyền lựa cách đong đưa với cả hai. Đỉnh điểm là Lã Bố nổi loạn, chém chết bố nuôi, để mình được cưới Điêu Thuyền.

Mối liên minh thần thánh tan như bọt biển, mất ngay sức mạnh, để rồi Tào Tháo hợp quân, sau đó chém đứt bay đầu Lã Bố, chiếm ngôi thống lĩnh.

Chưa hết chuyện, Điêu Thuyền vào tay Tào Tháo. Tháo lại say mê ân ái, tri kỷ với nàng. Nhưng Tào Tháo là bậc đại gian hùng, coi sự nghiệp trên hết, bèn nghe quân sư, sớm buông bỏ Điêu Thuyền, dù vô cùng tiếc nuối.

Điêu Thuyền về với ba anh em Lưu, Quan, Trương. Lưu Bị muốn lấy nàng làm thiếp, Quan Vân Trường si mê nàng, Trương Phi cũng không ngoại lệ. Rồi ba anh em đã nhanh nhận ra đấy chính là tai họa cho mối quan hệ kết nghĩa trung trinh vườn đào, cuối cùng thống nhất phải gạt lệ chém nàng đi để trừ hậu họa. Ba người thay nhau vung kiếm chém mà không nổi vì đường kiếm sắp chạm vào đến đầu tuyệt thế giai nhân cứ bỗng dưng chựng lại.

Cuối cùng, chính Điêu Thuyền phải tự tay mình cầm lấy kiếm sắc cắt ngang cổ mà chết.

Trong câu chuyện này, thì Đổng Trác và Lã Bố đã tự mình chuốc lấy hoạ đàn bà mà chết bi thảm. Còn Tào Tháo và ba anh em Lưu Bị thì tỉnh táo, biết cách tránh xa...

Giờ kể sang ta, câu chuyện ứng xử của Trần Thủ Độ với vợ yêu Trần Nhị Nương thời đầu nhà Trần.

Khi nhà Lý suy vi, triều đình nát rách, hết cơ trấn hưng, họ Trần phú gia địch quốc ở vùng Hải Ấp đã chuẩn bị lực lượng với ý chí sẵn sàng thế thiên hành đạo, phụng sự giang sơn xã tắc. Một dòng họ lớn, vững bền ý chí, kỷ cương, cũng phải mất rất nhiều năm mưu lược mới mở ra một triều đại mới một cách êm thuận rồi tồn tại rực rỡ dài tới 175 năm. Trần Thủ Độ là nhân vật công tích lớn nhất trong cuộc mở triều này.

Trần Thủ Độ yêu người chị họ Trần Nhị Nương khi cả hai vừa vào tuổi thanh niên. Đúng lúc ấy, Thái tử Hạo Sảm chạy loạn Quách Bốc về Hải Ấp nương náu, vừa gặp đã mê đắm Nhị Nương. Trần gia hết lẽ khuyên bảo Nhị Nương dẹp tình riêng để thành thân với Hạo Sảm giúp họ Trần nắm lấy cơ trời mà đổi vận nước.

Sau đó, anh em họ Trần tập hợp lực lượng kéo về kinh đô, đánh tan Quách Bốc, phò tá cho Hạo Sảm lên ngôi vua. Trần Thủ Độ cùng người anh họ Trần Tự Khánh trở thành rường cột của nhà Lý. Trần Thủ Độ chính là người thiết kế, buộc vua Lý Huệ Tông (Hạo Sảm) truyền ngôi cho con gái 8 tuổi Lý Chiêu Hoàng (con của Nhị Nương), rồi đạo diễn Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh, lúc đó cũng lên 8 tuổi.

Từ đó, Trần Thủ Độ nắm việc triều chính và rèn cặp, dạy dỗ vị vua non trẻ cho đến khi trưởng thành thật sự. Ông được phong là Thượng phụ Thống quốc Thái sư.

Năm 29 tuổi, Trần Thủ Độ mới chính thức cưới vợ, chính là vợ vua Lý Huệ Tông, bà Nhị Nương, người con gái ông yêu chung thủy từ khi 16 tuổi. Nhị Nương được phong là Linh Từ Quốc Mẫu. Bà là hoàng hậu, là mẹ đẻ của vua thời triều trước, rồi là cô ruột và mẹ vợ của vua Trần Thái Tông đầu triều Trần, là vợ yêu của người thực chất nắm quyền lớn nhất bấy giờ. Nói thế để thấy uy thế lệch đất nghiêng trời của bà.

Vậy mà bà vẫn có thể là tai hoạ, là "giặc trong nhà" và Trần Thủ Độ đã khu xử ra sao để tránh họa?

Một lần, Trần Thủ Độ xem xét tấu trình bổ nhiệm chức việc hàng xã, Nhị Nương thủ thỉ xin cho một người họ hàng bên họ nhà mẹ nàng được làm câu đương. Thủ Độ gật đầu khoanh tròn ngay tên người ấy. Lúc xét đến việc này, ông gọi người đó lên, nói giữa mọi người: "Ngươi được phu nhân có lời xin chức cho. Ta đồng ý. Nhưng để phân biệt, ta phải cho chặt đứt một ngón chân của ngươi để mọi người dễ nhận biết".

Người này sợ hãi tột cùng, than khóc như cha chết, dập đầu xin thôi. Nghe chuyện được thuật lại, Nhị Nương xanh mặt.

Một lần khác, Linh Từ Quốc Mẫu đi kiệu vào cung Thiên An thăm hoàng hậu, chính là con gái của bà, đang bị bệnh mệt. Qua thềm điện, kiệu cứ khiêng đi qua. Người lính quân hiệu đã chặn lại, nói đi qua đây ai cũng phải xuống kiệu đi bộ mà đám khiêng kiệu vẫn nhất quyết bảo kiệu Quốc Mẫu, cứ đi. Người quân hiệu phải rút gươm ra, kiên quyết chặn lại. Thấy vậy, Nhị Nương đành phải bước xuống, đi bộ qua.

Về nhà, bà phàn nàn với chồng là bị lính quân hiệu coi chẳng ra gì. Thủ Độ nổi nóng cho triệu quân hiệu đến. Nghe người lính tấu lại như thế, như thế, Thủ Độ liền ôn tồn nói: "Ngươi chỉ là một người lính quân hiệu thôi mà vẫn biết bảo vệ phép tắc như thế, thì thật đáng phải được khen ngợi". Nói rồi, sai người mang vàng lụa ra thưởng cho. Quốc Mẫu chứng kiến việc này, chỉ lặng yên mà ngẫm nghĩ.

Còn nhiều câu chuyện như thế của Trần Thủ Độ, đã thành gương mẫu cho nhiều đời vua quan nhà Trần noi theo sau này. Và như thế cũng là góp phần vào việc dựng nên Hào khí Đông A rực rỡ của nước Đại Việt ta một thời.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không lợi dụng phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để cản trở phát triển hoặc trục lợi

Ngày 30-10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm Tiêu điểm

Chống lãng phí - Thông điệp mạnh mẽ của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một thông điệp mạnh mẽ, mang tính thức tỉnh sâu sắc, khuyến khích mọi người xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong toàn xã hội. Từ đó, kêu gọi cả hệ thống chính trị và từng người dân cần có ý thức tránh xa lãng phí, không chỉ vì lợi ích quốc gia, lợi ích của bản thân, gia đình, xã hội mà còn vì trách nhiệm với thế hệ tương lai.
Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc Tiêu điểm

Bài 5: Hóa giải tham nhũng bằng điểm tựa “hồn cốt” dân tộc

TTTĐ - Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trước hết được thể hiện ở sức mạnh của văn hóa, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sự thống nhất về lý trí và tình cảm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không có thế lực nào, dù mạnh đến đâu cũng không thể khuất phục. Trong bối cảnh ngày nay, văn hóa lại càng có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham, nhũng tiêu cực. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc... văn hóa còn thì dân tộc còn”.
Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm Tiêu điểm

Vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Khó đến mấy cũng phải làm

TTTĐ - Như đã nói, tham nhũng, tiêu cực là vấn nạn đặc biệt nguy hiểm, không chỉ làm tha hóa những người có chức, có quyền, mà còn là trở lực lớn đối với khát vọng hùng cường của dân tộc, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Do đó, công cuộc phòng, chống “giặc nội xâm” do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo là xu thế không thể đảo ngược, dù có gian nan, cam go, lâu dài và khó khăn đến mấy cũng phải làm, mà đã làm là phải chiến thắng.
Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân Tiêu điểm

Bài 3: Kế thừa “di sản”, giữ “lò nóng” để giữ lòng dân

TTTĐ - Khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, nhiều người đặt vấn đề, thậm chí là nghi vấn là cuộc chống chiến chống tham nhũng sẽ nhạt dần khi vắng bóng người khởi xướng. Nhưng không, người kế nhiệm và giữ lửa tiếp theo - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục làm quyết liệt, triệt để, làm sao chiến thắng được “giặc nội xâm”.
Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng Tiêu điểm

Bài 4: Gỡ "điểm nghẽn" tạo nguồn cán bộ trẻ cho Đảng

TTTĐ - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ được quan tâm thực hiện từ Trung ương tới địa phương, đặc biệt chú trọng việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, từng bước thực hiện việc chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ trẻ cho Đảng và hệ thống chính trị.
Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực Tiêu điểm

Bài 2: “Kiến trúc sư” hiệu triệu lòng dân chống tham nhũng, tiêu cực

TTTĐ - Dẫu biết rằng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là lâu dài, cam go, phức tạp; nhưng khi cả hệ thống chính trị đã “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, cùng thống nhất một ý chí, một quyết tâm để làm trong sạch bộ máy Đảng và chính quyền thì chắc chắn sẽ hiệu triệu được lòng dân và những cán bộ kiên trung trong cuộc chiến đấu này.
Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ" Tiêu điểm

Bài 3: Ươm mầm "hạt giống đỏ"

TTTĐ - Công tác tạo đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt cho nhân lực của Đảng luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Bài 2: Chưa được như kỳ vọng Tiêu điểm

Bài 2: Chưa được như kỳ vọng

TTTĐ - Chúng ta đã có nhiều chính sách thu hút nhân tài, nhưng hiệu quả chưa cao, mới chỉ tập trung vào thu hút, đãi ngộ, chưa quan tâm đúng mức đến trọng dụng…
Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tiêu điểm

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Xem thêm