Tag

Chú trọng biện pháp phòng dịch trên các phương tiện công cộng

Xã hội 06/05/2020 20:04
aa
TTTĐ - Sau hơn 1 tháng tạm dừng hoạt động, các phương tiện công cộng tại Hà Nội đã hoạt động trở lại. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được các đơn vị vận tải đặc biệt quan tâm ở thời điểm hiện tại nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ đồng thời cũng tạo tâm lý yên tâm cho hành khách.

Chú trọng biện pháp phòng dịch trên các phương tiện công cộng

Hành khách trên xe buýt đều được nhắc nhở đeo khẩu trang

Bài liên quan

Hành khách đi phương tiện công cộng phải phòng chống dịch Covid-19 ra sao?

Tài xế phương tiện công cộng cần làm gì để tránh lây nhiễm Covid-19?

Hành khách còn e ngại

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội bắt đầu cho xe buýt hoạt động trở lại sau khi kết thúc giãn cách xã hội từ ngày 23/4 với công suất 20 - 30% và 100% vào ngày 4/5 vừa qua. Sau một thời gian dài dừng hoạt động, người dân Thủ đô có phần e ngại trong việc lựa chọn các phương tiện công cộng để di chuyển khi dịch bệnh vẫn đang hiện hữu.

Mỗi ngày, Xí nghiệp vận tải Transerco vận hành 10.102 lượt xe trên 77 tuyến và nhánh tuyến. Theo ghi nhận của phóng viên, vào giờ cao điểm trong ngày, tại các tuyến buýt nằm trên các trục đường có đông dân cư và thuận lợi di chuyển, lượng hành khách luôn dao động trong khoảng từ 15 đến 20 người, có xe có đủ 30 hành khách theo quy định của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Còn trong các khung giờ khác, lượng khách lác đác từ 3 đến 5 người trên chuyến cùng thời điểm.

Anh Dương Văn Tuấn, tài xế điều khiển xe khách tuyến 46 tại bến xe Mỹ Đình cho biết, ngày đầu tiên chạy xe lại lượng khách rất vắng vẻ. Trên các tuyến đều phải thực hiện biện pháp an toàn để chống dịch và nhắc nhở hành khách đeo khẩu trang. “Tôi chạy lại thời điểm này cũng khá lo sợ dịch bệnh nhưng mình cứ chủ động thực hiện các biện pháp an toàn, công việc vẫn phải làm”, anh Tuấn cho biết.

Chị Nguyễn Phương Thúy, hành khách trên tuyến 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) chia sẻ: “Tôi đi xe buýt nhưng thật sự vẫn rất lo lắng trong thời điểm này dù đơn vị vận tải đã trang bị nước sát khuẩn, thực hiện giãn cách an toàn và có quy định nghiêm ngặt về số hành khách trên xe”.

Chị Thúy cho biết thêm, do hạn chế số hành khách trên xe nên những tuyến xe người dân có nhu cầu di chuyển cao như tuyến 02 đều phải đợi rất lâu mới đến lượt lên xe di chuyển. Trong khoảng thời gian buổi tối chỉ còn 1 - 2 chuyến cuối, đứng đợi xe trong một khoảng thời gian dài mà số hành khách đã đủ khiến nhiều người không khỏi chán nản mà lựa chọn phương tiện vận chuyển công cộng khác.

Trước thời điểm dịch bệnh, di chuyển bằng tàu hỏa vốn đã không được người dân lựa chọn nhiều, nay trở lại sau thời gian dừng hoạt động phòng, chống dịch lại càng vắng vẻ hơn. Theo bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, ngành Đường sắt đã cho hoạt động trở lại một số đôi tàu Bắc - Nam, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Yên Bái... song lượng khách đi tàu vẫn còn ít.

Với hoạt động vận tải hành khách bằng taxi, người dân đã bắt đầu quay trở lại gọi và đặt xe khi phương tiện này được phép hoạt động. Tuy vậy, việc sử dụng điều hòa trong môi trường kín như taxi làm dịch bệnh có khả năng lây lan nên tâm lý người dân còn rất lo lắng khi sử dụng.

Lượng khách sử dụng xe buýt đã ít hơn so với trước đây nhưng công tác phòng, chống dịch vẫn cần được nâng cao
Lượng khách sử dụng xe buýt đã ít hơn so với trước đây nhưng công tác phòng, chống dịch vẫn cần được nâng cao

Tăng cường công tác phòng dịch

Quyết định cho các xe buýt hoạt động trở lại 100%, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cần triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên phương tiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế.

Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị yêu cầu, các phương tiện xe buýt phải bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe cách nhau 1 ghế, hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 mét. Ngoài lực lượng giám sát của các đơn vị, cơ quan chức năng cũng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định phòng, chống dịch Covid-19 trên xe buýt.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Xí nghiệp xe buýt 10-10 Hà Nội cho biết: “Khi quay trở lại hoạt động, các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm việc phòng dịch Covid-19 để đạt hiệu quả cao nhất, các xe trước và sau khi hoạt động về bến đều được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.

Trên xe chuẩn bị sẵn khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, hướng dẫn giữ khoảng cách an toàn. Khi đón hành khách thì hướng dẫn thực hiện nghiêm, mỗi xe không chở quá số người quy định. Chúng tôi mong muốn sớm dập được dịch để vận tải có thể hoạt động trở lại bình thường như trước để phục vụ bà con”.

Đại diện của xí nghiệp vận tải hành khách Transerco cũng cho biết: Đội ngũ nhân viên phục vụ trên xe có trách nhiệm sắp xếp chỗ ngồi cho hành khách theo phương án và kiểm soát lượng người lên xuống xe đúng, đủ. Các đơn vị thành viên của Transerco tăng cường lực lượng kiểm soát chất lượng dịch vụ và lực lượng điều hành trực tiếp tại các đầu bến, trên tuyến để kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện yêu cầu giãn cách và số lượng hành khách trên xe.

Với phương tiện vận chuyển hành khách bằng taxi, ngoài việc trang trị cồn sát khuẩn và khẩu trang y tế, cơ quan chức năng khuyến khích các tài xế taxi hạ cửa kính để thông gió tự nhiên. Tuy vậy, trong điều kiện nhiệt độ Hà Nội liên tục tăng cao, oi bức như mấy ngày gần đây, việc hạ cửa kính đang gặp khó khi thực hiện vào thời điểm ban ngày.

Công tác phòng, chống dịch cả trên tàu cũng như dưới ga tàu đều được thắt chặt. Các toa xe được khử khuẩn thường xuyên. Tất cả hành khách đều được hướng dẫn khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt khi vào và ra khỏi ga.

Khi hành khách lên tàu và trong suốt hành trình, tiếp viên căn cứ số chỗ trống trên toa xe để bố trí, sắp xếp chỗ ngồi của hành khách, bảo đảm giãn cách ít nhất 1 mét. Đối với hành khách đi theo gia đình được bố trí ngồi các ghế liền nhau. Nhà tàu cũng bố trí đầy đủ xà phòng, nước rửa tay tại khu vực bồn rửa trên các toa xe.

Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tuy đã có những dấu hiệu khả quan nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp khó lường. Trong giai đoạn nới lỏng các hoạt động giãn cách xã hội để phục hồi kinh tế, việc tăng cường các giải pháp phòng chống dịch tiếp tục có ý nghĩa quan trọng. Với sự nghiêm túc thực hiện quy định về phòng, chống dịch trên các phương tiện vận tải công cộng của các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ tạo nên những hành trình thông suốt, an toàn, góp phần không để dịch bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng.

Đọc thêm

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Xem thêm