Tag

Chống ngập và cải tạo 14 tuyến rạch trung tâm Cần Thơ

Môi trường 20/07/2024 15:00
aa
TTTĐ - Thành phố Cần Thơ đang thực hiện dự án chống ngập khu trung tâm thuộc địa bàn 2 quận Ninh Kiều, Bình Thủy và tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Diện tích được bảo vệ 2.675ha với dân số 423.400 người. Trong đó, việc cải tạo 14 tuyến rạch dài 15,77km len lỏi giữa các khu dân cư nhằm tăng cường khả năng điều tiết nước, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân theo định hướng phát huy giá trị sông nước.
Cần Thơ: Điểm sáng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long
Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập cho Thủ đô
TP Hồ Chí Minh tăng cường chống ngập lụt mùa mưa lũ

Ba hợp phần với 3 mục tiêu

Dự án có 3 hợp phần: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường, phát triển hành lang đô thị, tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiệu quả đạt được có 3 nội dung quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường.

Hợp phần kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường gồm xây dựng hệ thống kiểm soát ngập và vệ sinh môi trường. Trong xây dựng hệ thống kiểm soát ngập có vòng ngoài và vòng trong. Hệ thống vòng ngoài xây dựng kè sông Cần Thơ, công viên và đường giao thông sau kè (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến Rạch Cái Sơn) dài 6,14km, bờ kè cho rạch Cái Sơn - Mương Khai dài 3,9km, nâng cấp Quốc lộ 91, làm đường nối Cách Mạng Tháng 8 và đường tỉnh 918.

Chống ngập và cải tạo 14 tuyến rạch trung tâm Cần Thơ

Thi công cải tạo rạch Từ Hổ suốt ngày đêm

Hệ thống vòng trong xây dựng các tuyến kiểm soát ngập cho khu vực đô thị lõi được kết hợp cùng với các công trình kiểm soát ngập như 3 âu thuyền với cống ngăn triều tại 3 rạch Cái Khế, Đầu Sấu và Hàng Bàng giao với hệ thống sông lớn như sông Hậu, sông Cần Thơ, rạch Cái Sơn; xây dựng 9 cống ngăn triều.

Đồng thời, thành phố xây dựng hệ thống chứa nước và kiểm soát ngập tại vòng trong: Cải tạo 15,77km cho 14 tuyến rạch chính trong khu vực bảo vệ, nhằm tăng cường khả năng điều tiết nước khi mưa.

Về vệ sinh môi trường: Nâng cấp đường Hoàng Quốc Việt cải thiện điều kiện ngập úng cho khu vực đô thị, cải tạo 12,2km đường cống thoát nước cho các tuyến đường trong trung tâm quận Ninh Kiều và trạm bơm di động công suất nhỏ.

Hợp phần phát triển hành lang đô thị gồm xây dựng cầu Quang Trung (đơn nguyên 2); đường, cầu Trần Hoàng Na và đường song hành đến nút giao IC3; xây dựng đường CMT8 (QL91) - Đường tỉnh ĐT 918; hạ tầng cơ sở khu tái định cư An Bình. Hợp phần tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm xây dựng cơ sở dữ liệu không gian địa lý hoạt động trên trang mạng để hình thành cơ sở dữ liệu không gian duy nhất phục vụ công tác quy hoạch không gian và phát triển hạ tầng.

Dự án nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế là hết ngập do mưa và triều cường sẽ làm tăng diện tích đất xây dựng, không ách tắc giao thông và giảm bệnh dịch do ngập lụt. Khi hệ thống hành lang giao thông trục chính có quy mô lớn sẽ tăng giá trị đất hai bên đường, phát triển kinh doanh thương mại. Hiệu quả xã hội là tạo công ăn, việc làm ổn định, giảm tệ nạn xã hội. Hiệu quả môi trường là tạo không gian xanh cho đô thị.

Cải tạo 14 tuyến rạch chính ở trung tâm

Việc cải tạo 15,77km cho 14 tuyến rạch chính trong khu vực bảo vệ vùng lõi ở trung tâm thành phố có giá trị rất lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức phải vượt qua.

Phần nào thấy được sự nan giải ấy ở công trường cải tạo rạch Mương Củi nằm giữa phường Hưng Lợi và phường An Khánh (Ninh Kiều). Những đoạn có đường bên bờ thì khi thi công vì nền đất yếu nên hay sạt lở, phải xử lý để đảm bảo giao thông cho người dân qua lại. Có một đoạn không có đường bên bờ mà có nhà của ông Phạm Bình Hòa thì bị sạt lở, phải bồi thường 300 triệu đồng.

Chống ngập và cải tạo 14 tuyến rạch trung tâm Cần Thơ
Rạch Bà Bộ trước đây và nay đã được xây bê tông, khơi thông dòng chảy

Rạch Xẻo Dớn ở phường Hưng Lợi (Ninh Kiều) đoạn chính dài 460m và đoạn nhánh dài 359m, chạy giữa khu dân cư sầm uất mà không có lối đi bên bờ. Nhà dân ở nhiều đoạn xây lấn rạch và xả rác bít dòng nước chảy; thi công phải bốc rác chuyển đi, đào sâu xuống, đổ bê tông làm cống hộp. Không có đường đi, xe bê tông phải đậu ở con đường bên ngoài để bơm bê tông vào và vì đường đông người qua lại nên không thể đậu xe ban ngày, phải làm ban đêm.

Dự án cải tạo 14 tuyến rạch do Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ làm Chủ đầu tư, được chia làm 3 gói thầu. Các gói thầu khởi công trong năm 2022 và 2023, theo hợp đồng sẽ kết thúc ngày 30/6/2024 nhưng đến nay mới đạt tỷ lệ rất thấp. Mỗi gói có giá từ khoảng 190 - 400 tỷ đồng, nay mới đạt 43%, 41% và 10%.

Trong các khó khăn thì việc giải tỏa mặt bằng là nan giai nhất. Mặt bằng bàn giao không đồng bộ giữa 2 bờ và không liên tục, nên rất khó triển khai thi công. Chủ đầu tư cho biết: “Tổng số bị ảnh hưởng là 1.140 hộ, việc giải phóng mặt bằng do các quận đảm bảo, qua rất nhiều lần đốc thúc và hứa hẹn, đến nay mới bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công được 1.016 hộ, đạt 89% và số còn lại chưa biết bao giờ các quận giải tỏa xong để bàn giao”.

Sự chậm tiến độ do nhiều khó khăn đã được các cơ quan quản lý nhìn nhận và đang có phương án xử lý thích hợp, để đạt kết quả đề ra, cải tạo các tuyến rạch thành công. Những khu vực đang hoàn thiện việc cải tạo, đã hiện ra bộ mặt mới cho các khu dân cư, đưa đến nhiều niềm tin và hy vọng.

Ông Nguyễn Tiến Lộc, nhà bên rạch Bà Bộ kể: “Con rạch này trước đây có thuyền chở du khách đến thăm làng hoa Bà Bộ nhưng vài chục năm nay đã tắc nghẽn bởi bèo và rác. Nay được làm rạch bê tông cho nước thông thoát, trước mắt đã hết mùi hôi thối và tương lai hy vọng lại có dòng nước trong lành”.

Chống ngập và cải tạo 14 tuyến rạch trung tâm Cần Thơ

Rạch Hàng Bàng khi dọn rác và nay đã làm mái kè bê tông thoáng đãng

Ông Trần Văn Hải có nhà bên rạch Hàng Bàng vui vẻ: “Rạch Hàng Bàng khá lớn nhưng chẳng nhớ từ năm nào đã bị rác, cỏ cây bít kín dòng chảy. Nay việc cải tạo đã dọn rác, xây mái kè bê tông thoáng đãng, nước bắt đầu lưu thông nên đầu mùa mưa này không còn ngập lụt và hôi thối như trước, không khí đang ngày một trong lành”.

Bà Nguyễn Thị Hải có dãy nhà trọ bên rạch Mưng Củi bày tỏ: “Rạch Mương Củi ở thế kỷ trước thuyền qua lại được nhưng vài ba chục năm nay thì đầy rác, chỉ còn là một dòng ngước đen ngòm rỉ rả. Nay đang được khơi thông, chưa hoàn thiện nhưng đã nhìn thấy sáng đẹp ở tương lai gần cho xứng đáng với đô thị trung tâm vùng sông nước”.

Nhiều khó khăn ở hiện tại, các hộ dân đang đồng lòng để vượt qua để nhìn về tương lại các tuyến rạch và xung quanh hồ sẽ mở ra các công viên đem lại một bộ mặt mới cho thành phố, cùng với môi trường xanh - sạch - đẹp sẽ là hình ảnh của thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đọc thêm

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Xem thêm