Tag

Chính sách thuế “trói” doanh nghiệp dệt may: Bộ Tài chính nói gì?

Kinh tế 02/06/2021 21:25
aa
TTTĐ - Bộ Tài chính chính thức phản hồi về việc Vitas phản ánh Nghị định 18/2021/NĐ-CP gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu vì phải huy động số tiền lớn để đóng thuế, sau đó lại phải bỏ nhiều thời gian để hoàn thuế.
Doanh nghiệp dệt may vẫn phải tìm đơn hàng từng tháng Nguồn cung nguyên liệu được nối lại giúp ngành dệt may bứt phá

Trước đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan kiến nghị các vướng mắc về chính sách thuế và thủ tục hải quan theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ (Nghị định 18).

Theo đó, khi thực thi điểm g, h khoản 6 điều 1 của Nghị định 18 (vốn được bổ sung từ nghị định 134/2016/NĐ-CP), các doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đối với loại hình sản xuất - xuất khẩu phải đóng thuế nhập khẩu ngay khi mở tờ khai hải quan, sau đó xuất khẩu mới được hoàn lại.

Theo Vitas, vấn đề nộp thuế trước gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu vì phải huy động một số tiền lớn để đóng thuế và mất thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó.

"Như vậy, Nghị định mới này không thông thoáng hơn mà gây khó cho doanh nghiệp khi thực hiện", Vitas đánh giá.

Theo Vitas, bất cập khi thực hiện Nghị định 18 là doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ. Như vậy một đối tượng hàng hóa cả hai doanh nghiệp đều phải nộp thuế.

Chính sách thuế “trói” doanh nghiệp dệt may: Bộ Tài chính nói gì?
Theo Vitas, Nghị định 18/2021/NĐ-CP gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp dệt may.

Bên cạnh đó, thực tế hàng nhập khẩu tại chỗ sử dụng để sản xuất xuất khẩu sau cùng cũng xuất ra nước ngoài, không tiêu thụ trong thị trường Việt Nam thì theo quy định tại Luật thuế Xuất nhập khẩu phải được miễn thuế.

Vitas nhấn mạnh rằng, vấn đề nộp thuế ngay sau đó được hoàn lại khi chứng minh là thực sự xuất khẩu gây khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp, vì phải huy động một số tiền lớn để đóng thuế và mất rất nhiều thời gian để hoàn thành các thủ tục nộp và hoàn thuế sau đó.

Đồng thời, điều này chỉ tăng thủ tục hành chính cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý để theo dõi, chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế, hoàn thuế, không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu, gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu.

Theo Vitas, việc chỉ ưu tiên hàng nhập khẩu để gia công xuất khẩu mà không ưu tiên các doanh nghiệp nhập để sản xuất xuất khẩu (một hình thức mang lại giá trị gia tăng và hiệu quả cao hơn) và không ưu tiên doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu đã khuyến khích các doanh nghiệp lựa chọn hình thức gia công thay vì tìm cách nâng cao vị trí của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng, đi ngược lại chiến lược phát triển của ngành.

Vì vậy, Vitas kiến nghị sửa đổi quy định cho phép miễn thuế nhập khẩu với hàng nhập tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hình thức gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang phương thức xuất khẩu mua đứt bán đoạn (FOB) thay vì khuyến khích gia công.

Đặc biệt, theo Vitas, Nghị định 18 cần làm rõ, sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu cần nộp thuế nhập khẩu có bao gồm sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài nhưng được chỉ định hàng hóa giao từ các doanh nghiệp chế xuất, khu phi thuế quan không?

Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm cho thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng hóa cho doanh nghiệp không phải doanh nghiệp chế xuất hoặc thuộc phi thuế quan thì có được hoàn thuế nhập khẩu không?

Chính sách thuế “trói” doanh nghiệp dệt may: Bộ Tài chính nói gì?
Bộ Tài chính khẳng định, nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu tại chỗ là không thay đổi.

Trước phản ánh của Vitas, Bộ Tài chính cho biết, nộp thuế xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu tại chỗ được thực hiện theo căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu 107/2016/QH13 thì “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu. Theo đó, sản phẩm sản xuất xuất khẩu không được miễn thuế xuất khẩu.

Đồng thời, Khoản 24 Điều 16 Luật Thuế xuất nhập khẩu 107/2016/QH13 giao “Chính phủ quy định chi tiết điều này”. Tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP không có quy định về miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu. Khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định: “g) Sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu”.

Như vậy, nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu đối với sản phẩm sản xuất xuất khẩu tại chỗ là không thay đổi theo các quy định tại các văn bản Luật Thuế xuất nhập khẩu 107/QH13, Nghị định 134/2016/NĐ-CP, Nghị định 18/2021/NĐ-CP.

Theo Bộ Tài chính, trong quá trình xây dựng Nghị định 18/2021/NĐ-CP, quy định về chính sách thuế đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ của hàng hóa sản xuất xuất khẩu được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét trên cơ sở các quy định pháp lý có liên quan đến sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để gia công.

Đối với loại hình gia công (người nhận gia công là người làm thuê, nhận phí gia công theo 01 hợp đồng giữa bên thuê và bên nhận gia công; tại Điều 43 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định về gia công chuyển tiếp: “1. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; 2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo”.

Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định miễn thuế đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để gia công nếu đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Nếu quy định thu thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp nhận gia công cũng không có đủ nguồn tiền để trả đồng thời không phản ánh đúng bản chất của hoạt động gia công và không phù hợp với pháp luật về thương mại);

Đối với hàng hóa nhập khẩu sản xuất xuất khẩu: Pháp luật về quản lý ngoại thương không có quy định như hàng gia công; hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu thuộc sở hữu của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu; doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu có quyền chủ động nguồn hàng để sản xuất kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan thì được miễn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp nội địa thì nộp thuế nhập khẩu và được hoàn thuế khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan, theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Việc đưa quy định về chính sách thuế đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ để sản xuất sản phẩm xuất khẩu để xử lý các tình huống phát sinh trên thực tế và được nêu rõ tại Điều 10, Điều 12 (quy định về chính sách thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nhằm đảm bảo tính minh bạch).

Như vậy, theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế đối với sản phẩm sản xuất khi xuất khẩu tại chỗ cũng như đối với trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ để sản xuất hàng xuất khẩu phải nộp thuế nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài, từ khu phi thuế quan thì được miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp được quyền lựa chọn nguồn hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.

Đọc thêm

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới Doanh nghiệp

PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC: Hose: DCM) và Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới giao dịch toàn cầu, sản phẩm chất lượng cao từ hai bên sẽ được quảng bá và mở rộng phân phối đến khách hàng trên thị trường thế giới.
Luỹ kế 8 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu gần 27.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Luỹ kế 8 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu gần 27.000 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2024 với doanh thu thuần đạt 26.866 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.281 tỷ đồng.
Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD Doanh nghiệp

Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank - mã chứng khoán: HDB) và Proparco (Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp) ký kết Hợp đồng tín dụng trị giá 50 triệu USD.
Vinamilk hỗ trợ, động viên người dân và trẻ em vùng ngập lụt sau bão Doanh nghiệp

Vinamilk hỗ trợ, động viên người dân và trẻ em vùng ngập lụt sau bão

TTTĐ - Vinamilk đã mang nhiều sản phẩm sữa, nước, quà tặng trao gửi đến tận tay người dân, trẻ em các huyện ngoại thành Hà Nội hiện vẫn còn bị ngập lụt kéo dài do ảnh hưởng sau bão.
Xem thêm