Tag

Chiến lược chuyển đổi số cho các nền tảng ngân hàng

Công nghệ số 04/09/2023 13:00
aa
TTTĐ - Công ty tiên phong toàn cầu về Nền tảng ngân hàng số tương tác Backbase đã công bố Báo cáo IDC InfoBrief tập trung vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tiêu đề "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi lấy khách hàng làm trung tâm bằng cách cân bằng giữa chiến lược xây dựng và mua mới - Phương pháp hợp tác hướng tới kiến trúc ngân hàng kỹ thuật số bền vững”.
41 đồng chí trúng cử BCH Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 Ông Đào Minh Tú tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam khóa VII Quyết tâm xây dựng tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam vững mạnh Giao dịch thanh toán an toàn bằng mã QR động của ngân hàng

Cụ thể, báo cáo cho biết: 55,7% giám đốc công nghệ thông tin (CIO) tại Việt Nam có xu hướng ủng hộ phương pháp áp dụng và xây dựng để quản lý chi phí đồng thời nâng cao tăng khả năng đưa sản phẩm ra thị trường.

Chiến lược chuyển đổi số cho các nền tảng ngân hàng
Trong số các ngân hàng có quy mô vừa và lớn ở APAC, 65% ngân hàng lựa chọn phát triển nội bộ để chuyển đổi kỹ thuật số

Báo cáo chuyên sâu này thu thập thông tin chi tiết từ 125 ngân hàng và 316 giám đốc công nghệ thông tin ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC), đưa ra góc nhìn mang tính khu vực về chuyển đổi kỹ thuật số.

Các phát hiện chính của báo cáo bao gồm: Trong số các ngân hàng có quy mô vừa và lớn ở APAC, 65% ngân hàng lựa chọn phát triển nội bộ để chuyển đổi kỹ thuật số. Tuy nhiên, 70% các dự án này đã thất bại do những nỗ lực nội bộ tốn kém và kéo dài.

Trải nghiệm kỹ thuật số tại nhiều ngân hàng ở APAC đang dưới mức mong đợi do hầu hết ngân hàng chưa tận dụng hết lợi ích của việc số hóa. Sự mất kết nối giữa ngân hàng và khách hàng đang ngày càng trở nên rõ ràng.

Chiến lược chuyển đổi số cho các nền tảng ngân hàng
Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngân hàng số

Khoảng 55,7% giám đốc công nghệ thông tin tại Việt Nam bày tỏ mong muốn áp dụng phương pháp "Áp dụng và xây dựng" trong quá trình chuyển đổi ngân hàng số, cao hơn tiêu chuẩn trung bình của APAC là 48%.

Các nghiên cứu thực tế từ IDC InfoBrief cho thấy rằng một ngân hàng cấp 1 ở Việt Nam đã chi một khoản tiền lớn trong hai năm để xây dựng nền tảng của mình, trong khi một ngân hàng khác ở cấp tương tự đã đạt được kết quả bằng cách tận dụng chiến lược áp dụng và xây dựng và chỉ tốn một nửa thời gian.

Ba khó khăn hàng đầu mà các tổ chức ở Việt Nam phải đối mặt trong quá trình Chuyển đổi số bao gồm chi phí (57%), cơ sở hạ tầng quốc gia (39%) và bảo mật dữ liệu (34%).

Theo báo cáo IDC InfoBrief, điều đáng ngạc nhiên là 80% nền tảng tương tác kỹ thuật số được xây dựng nội bộ với ngân sách trên 10 triệu USD có hiệu suất kém và không mang lại tỷ suất lợi nhuận trên vốn mong muốn cho các sáng kiến kỹ thuật số.

Chiến lược chuyển đổi số cho các nền tảng ngân hàng
Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase tập trung vào các hành trình tương tác với khách hàng và kiến trúc ngân hàng xung quanh khách hàng của họ.

Ông Riddhi Dutta, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á của công ty Backbase cho biết: “Việt Nam hiện có tỉ lệ người dân sử dụng ứng dụng ngân hàng số lớn thứ hai trên toàn cầu. Với khoảng 30 triệu người dùng ngân hàng số trong nước và 90% giao dịch ngân hàng được quản lý qua các kênh kỹ thuật số, các ngân hàng không chỉ cần đổi mới ngân hàng số xung quanh khách hàng mà còn phải đổi mới theo tốc độ và quy mô lớn.

Techcombank đã áp dụng Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase vào năm 2020 và tạo ra lợi thế dẫn đầu trong việc xây dựng các hành trình kỹ thuật số khác biệt cho khách hàng của mình.

Chúng tôi nhận thấy các ngân hàng bắt đầu có chiến lược hơn trong cách tiếp cận công nghệ; năm nay ngân hàng ABBANK và OCB đều áp dụng nền tảng của chúng tôi để đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng hợp kênh".

Nhiều ngân hàng ở APAC vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số mặc dù đã bắt đầu thực hiện quá trình này từ những năm 2000, chưa tận dụng hết những lợi ích và chưa mang lại sự tương tác khách hàng kỹ thuật số thuyết phục.

Trong báo cáo IDC InfoBrief, Việt Nam được xếp vào nhóm “Nhà quan sát” cùng với Indonesia và Hong Kong. So với hai nước trên, xu hướng xây dựng và tốc độ chuyển đổi số của Việt Nam nằm ở giữa hai nước này. Các quốc gia trong nhóm này có đặc điểm là có vốn để đầu tư nhưng cần trợ giúp về phương hướng để chuyển sang nhóm “Nhà vô địch”.

Báo cáo IDC InfoBrief nhấn mạnh sự mất kết nối quan trọng giữa các ngân hàng và khách hàng, nơi hầu hết các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được xem là "tương tự nhau" và có nhiều hạn chế.

Khách hàng gặp nhiều bất tiện khi truy cập nhiều dịch vụ thông qua các giao diện khác nhau, thiếu cái nhìn thống nhất về danh mục đầu tư và phải trải qua quá trình thực hiện kéo dài.

Nhu cầu phê duyệt tức thời và các quy trình kỹ thuật số tinh gọn vẫn chưa được đáp ứng, trong khi trải nghiệm được cá nhân hóa, phân khúc và các chương trình khuyến mãi có liên quan dựa trên phong cách sống, khoảnh khắc cuộc sống và mục tiêu của khách hàng tiếp tục bị thiếu hụt.

Ngoài ra, các hoạt động phụ trợ bị ảnh hưởng do thiếu sự hỗ trợ thông minh ở các trung tâm liên lạc, khiến khách hàng phải cung cấp lại thông tin với các nhân viên dịch vụ khác nhau do không có cái nhìn thống nhất toàn diện về khách hàng.

Đây là kết quả của việc các ngân hàng tập trung vào việc huy động một lượng lớn nguồn lực để xây dựng nền tảng ngân hàng thay vì ưu tiên tạo ra các hành trình và trải nghiệm khách hàng khác biệt.

Ông Ashish Kakar, Giám đốc nghiên cứu cấp cao của công ty nghiên cứu thị trường IDC cho biết: “Xây dựng nội bộ đang là một chiến lược phổ biến của các ngân hàng, nhưng điều này không còn khả thi khi xét về tốc độ và quy mô cần thiết để đem lại lợi thế cạnh tranh.

Sự phức tạp đi kèm với số lượng lớn các lớp dữ liệu, kênh, tính năng, hành trình tương tác với khách hàng và tích hợp với các hệ thống lõi nội bộ cần thiết hỗ trợ các hệ thống cũ và mới nhằm quản lý và điều phối một cách nhuần nhuyễn là điểm khiến việc triển khai nội bộ bị phá vỡ".

Các phân tích trong báo cáo IDC InfoBrief cho thấy cách tiếp cận “Áp dụng và xây dựng” là một giải pháp thực tế để các ngân hàng đẩy nhanh nỗ lực tiếp cận thị trường, phân biệt điểm nào là quan trọng thay vì tốn công sức sáng tạo lại những thứ vốn đã tồn tại từ con số 0.

Bằng cách áp dụng nền tảng hợp tác và xây dựng dựa trên nền tảng đó, các ngân hàng có thể đạt được thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn 40%, trong đó các nền tảng ngân hàng tương tác kỹ thuật số có thể được ra mắt trong vòng 11 tháng so với 20 tháng theo cách truyền thống với phương pháp "xây dựng" đầy đủ.

Ngoài ra, phương pháp "Áp dụng và xây dựng” đã được chứng minh là tiết kiệm chi phí gấp 2,3 lần so với phương án tự nội bộ “xây dựng” truyền thống.

Ông Riddhi Dutta, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á của Backbase cho biết thêm: “Hơn 150 ngân hàng hiện đại và có tầm nhìn dài hạn đã áp dụng và xây dựng sản phẩm dựa trên Nền tảng ngân hàng tương tác của Backbase để tập trung vào các hành trình tương tác với khách hàng và kiến trúc ngân hàng xung quanh khách hàng của họ.

Một nền tảng thực sự phải đáp ứng tất cả các yêu cầu từ phù hợp với thị trường, tính bảo mật và tuân thủ quy định cho đến sự linh hoạt và có thể tùy chỉnh để hỗ trợ các nhu cầu riêng biệt của mỗi ngân hàng.

Các ngân hàng đang khai thác kết cấu tổng hợp của nền tảng của chúng tôi để mở rộng quy mô theo mô đun khi cần thiết, thích ứng với sự thay đổi trong tương lai và đẩy nhanh nhu cầu tiếp cận thị trường thông qua dữ liệu và hành trình có thể tái sử dụng của nền tảng.”

Thông qua 6 chỉ số chính (sự phù hợp và khác biệt hóa thị trường, rủi ro kế thừa, rủi ro xây dựng, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, hiện đại hóa nhân tài và bộ kỹ năng công nghệ thông tin cũng như tuân thủ quy định), phương pháp “Áp dụng và xây dựng” được đánh giá cao nhất và đã cho thấy những lợi thế rõ ràng so với phương pháp “Xây dựng” và “Mua mới”.

Theo IDC InfoBrief, xu hướng áp dụng và xây dựng đã được thị trường chấp nhận rộng rãi. Techcombank, một trong bốn ngân hàng hàng đầu Việt Nam xét về quy mô tài sản, là một ví dụ điển hình về chiến lược áp dụng và xây dựng.

Ngân hàng được kiểm soát và toàn quyền tạo ra hành trình, sự tương tác và trải nghiệm ngân hàng kỹ thuật số khác biệt dành cho khách hàng, được đánh giá 4,8 sao trên App Store và 4,7 sao trên Google Play.

Năm 2023, hai ngân hàng nữa tại Việt Nam - ABBANK và OCB - công bố đầu tư vào nền tảng ngân hàng tương tác.

Báo cáo IDC InfoBrief là tài liệu đầu tiên trong số hai tài liệu tư vấn được Backbase ủy quyền thực hiện nhằm cung cấp các hướng dẫn thực tế cho các ngân hàng để đánh giá chiến lược nền tảng hiệu quả hơn, đồng thời giúp thúc đẩy tương tác khách hàng kỹ thuật số một cách nhanh chóng và khác biệt.

Đọc thêm

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản Lao động - Việc làm

Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản

TTTĐ - Trong hai ngày 29 - 30/10, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học Tổng hợp, Đại học Kyushu và Tổ chức hỗ trợ nguồn nhân lực nước ngoài tại Nhật Bản tổ chức“Hội thảo khoa học đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất bán dẫn Việt Nam - Nhật Bản”.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures Công nghệ số

Vingroup ra mắt Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures

TTTĐ - Với tổng tài sản 150 triệu USD, Quỹ VinVentures đầu tư trọng điểm vào các startup công nghệ có tính đột phá cao với mong muốn thúc đẩy, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, góp phần kiến tạo các doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam và khu vực.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức Công nghệ số

Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức

TTTĐ - Sau 6 tháng thí điểm, hai mục tiêu đầu tiên của “số hóa” hạ tầng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội là tìm kiếm điểm đỗ và thu phí giữ xe không dùng tiền mặt đã có những kết quả tích cực, đáng mừng. Bên cạnh đó, các báo cáo chỉ ra rằng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, khắc phục...
Vinh danh 15 lãnh đạo tiêu biểu trong chuyển đổi số Chuyển đổi số

Vinh danh 15 lãnh đạo tiêu biểu trong chuyển đổi số

TTTĐ - Hội thảo quốc gia về Chính phủ số 2024, đã vinh danh 15 ứng viên tiêu biểu trong chuyển đổi số với 3 hạng mục: Lãnh đạo Chuyển đổi số tiêu biểu, Lãnh đạo Công nghệ thông tin tiêu biểu và Lãnh đạo An ninh thông tin tiêu biểu.
Xem thêm