Tag

ChatGPT - Thách thức hay cơ hội đối với các nhà báo?

Xã hội 01/03/2023 17:00
aa
TTTĐ - Chiều 1/3, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng Báo Tuyên Quang tổ chức Hội thảo "ChatGPT với báo chí truyền thông – cơ hội và thách thức”.
ChatGPT có là mối đe dọa với ngành giáo dục và truyền thông? Vai trò của người thầy không mất đi nhưng sẽ thay đổi trước ChatGPT Làm sao để ứng dụng ChatGPT trong quản lý Nhà nước?

ChatGPT - công cụ hữu ích nhưng không thể thay thế nhà báo

Tại hội thảo này, các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí khác nhau cùng các chuyên gia công nghệ đã thảo luận về ChatGPT, ứng dụng của công cụ này và thách thức, cơ hội đối với người làm báo trong thời kỷ nguyên số.

Ông Vũ Cường, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ: ChatGPT là ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Chỉ trong 2 tháng đã có 100 triệu người dùng; 28 triệu người dùng trong một ngày. Hiện ứng dụng này mới ở cấp độ 3.5; phiên bản 4.0 ra đời, dự kiến với 100.000 tỷ tham số thì tốc độ xử lý dữ liệu sẽ nhanh chóng khủng khiếp.

Theo chuyên gia này, đây là ứng dụng vô cùng hữu ích đối với người làm báo chí hiện nay. Với một cơ sở dữ liệu 750 TB mà ChatGPT có được, 80% quét trên web, 16% quét từ sách; 4% quét từ Wikipedia, công cụ này sẽ giúp người làm báo giải quyết được một số khâu quan trọng như: Tóm tắt thông tin, từ một khối lượng văn bản đồ sộ; giúp ta nhanh chóng khái quát về một văn bản, cơ sở dữ liệu; Tăng tốc độ viết tin; Đặt câu hỏi và trả lời; Đề xuất tiêu đề; sản xuất các tin trên mạng xã hội...

ChatGPT – Thách thức hay cơ hội với các nhà báo?
PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ tại hội thảo

Không phủ nhận vai trò của ChatGPT, PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chia sẻ quan điểm, ChatGPT vừa mang lại thách thức, vừa là cơ hội.

Ông cho rằng, ChatGPT hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu. Trong khi đó, nhà báo là người tạo ra dữ liệu. Tuy nhiên, những dữ liệu gốc sống động hàng ngày xảy ra trong cuộc sống thực mà nhà báo chứng kiến tận mắt, đến tận nơi… thì ChatGPT không thể làm thay được.

Với kinh nghiệm 30 năm làm báo, TS.Nguyễn Ngọc Oanh nhận định: “ChatGPT không thể thay thế vai trò của nhà báo trong tương lai”.

Nhà báo Vũ Hà, Trưởng ban Công tác Hội, Hội Nhà báo Việt Nam cũng cùng chung quan điểm, báo chí là lĩnh vực không thể máy móc. Sản phẩm báo chí làm ra phải xuất phát từ kỹ năng, cảm xúc của con người, nhất là những tác phẩm phân tích, mang tính điều tra.

Thách thức về chất lượng thông tin

Bày tỏ quan điểm tại hội thảo, ông Trần Quang Diệu, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm truyền thông và Ứng dụng CNTT - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, với sự ra đời của ChatGPT, vấn đề chất lượng thông tin đối với nhà báo càng trở nên quan trọng. Bởi lẽ, khi hoạt động dựa trên dữ liệu thu thập được và câu hỏi của người dùng, thì câu trả lời của ChatGPT đúng, sai lại phụ thuộc vào phần cung cấp thông tin.

Ngoài ra, đối với người làm báo cách mạng, phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, chất lượng thông tin chính xác càng trở thành đòi hỏi cấp thiết. Do đó, người làm báo nếu không tỉnh táo, sáng suốt và nâng cao đạo đức, có thể lợi dụng kỹ thuật công nghệ để thực hiện mục tiêu chống phá, chiếm quyền, thu hút người dùng, thao túng và định hướng thông tin sai lệch cho công chúng.

Mặt khác, nhà báo, các cơ quan báo chí còn đối mặt với vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Ông Khổng Quốc Minh, chuyên gia về bảo hộ bản quyền và sở hữu trí tuệ cho biết, trong Luật SHTT hiện nay, ChatGPT không phải là con người. Sản phẩm do ChatGPT tạo ra cũng không được coi là sáng tạo ban đầu của con người nên không được bảo hộ. Chủ sở hữu nội dung đó cũng không phải chủ sở hữu hợp pháp và có thể bị quy vào tội “mạo danh tác giả”.

ChatGPT – Thách thức hay cơ hội với các nhà báo?
Các đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đặt ra vấn đề nhà báo phải làm gì để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của trí tuệ nhân tạo AI nói chung và ChatGPT nói riêng?

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia đồng tình quan điểm, người làm báo phải luôn cập nhật các kỹ năng như sử dụng công nghệ, kỹ năng xử lý thông tin để đáp ứng được công nghệ số.

"Nhà báo cần phải nâng cao tính sáng tạo để sản phẩm của mình có nét riêng trong cơ sở dữ liệu chung, và quan trọng nhất là không quên rèn luyện, giữ gìn đạo đức của người làm báo", PGS.TS Nguyễn Ngọc Oanh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm