Chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên phải chịu tiền lãi?
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên vẫn phải nộp tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội tính trên số tiền và thời gian chậm đóng
Bài liên quan
Bị đột quỵ có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Thời gian nghỉ thai sản có được tính tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Nhiều doanh nghiệp sử dụng “chiêu trò” để trốn đóng bảo hiểm xã hội
Xem xét kiến nghị xử lý hình sự 5 doanh nghiệp nợ BHXH
BHXH Hà Nội công khai 50 đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội
Ông Nguyễn Huy Thịnh, 56 tuổi, ở Cống Vị, Ba Đình (Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp, người sử dụng lao động không bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi nộp chậm tiền bảo hiểm xã hội thì có bị tính lãi nộp chậm không? Bảo hiểm xã hội có được phép thu lãi nộp chậm khi không có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không? Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi tính trên số tiền và thời gian chậm đóng.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp, người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 30 ngày trở lên, kể cả đã bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc chưa thì vẫn phải nộp tiền lãi. Số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội tính trên số tiền và thời gian chậm đóng vào tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm xã hội tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.