Tag

Cha mẹ có con học cuối cấp như đang “ngồi trên đống lửa”

Giáo dục 06/10/2021 20:06
aa
TTTĐ - Việc học online kéo dài khiến cha mẹ, thầy cô và học sinh cuối cấp như đang “ngồi trên đống lửa”. Các bậc phụ huynh đều lo lắng bởi kỳ thi không còn xa mà kiến thức tiếp thu khi học trực tuyến không mấy hiệu quả.
Cảnh báo cha mẹ dạy trẻ nguyên tắc sử dụng điện an toàn Cha mẹ trẻ “lên giây cót” cho con vào lớp 1 học trực tuyến Học trực tuyến và những điều lo lắng của cha mẹ trẻ có con vào lớp 1

Đứng ngồi không yên

Anh Bùi Văn Huy ở quận Long Biên cho biết: “Tôi cũng từng trải qua một lần nếm trải cảm giác “đứng ngồi không yên” khi con học lớp 9. Năm nay, cháu thứ 2 nhà tôi lại bước vào lớp 9 nhưng cảm giác lần này khác hẳn, lúc nào nghĩ đến là lòng lại như “lửa đốt”. Con tôi chưa có tính tự giác cao nên việc học trực tuyến này không hiệu quả. C

uối năm lớp 8, cháu được 8,5 điểm môn tiếng Anh thì sang năm nay, cô giáo cho làm 1 bài kiểm tra khảo sát, cháu chỉ được 5 điểm. Các môn Toán, Văn cũng đua nhau tụt xuống chỉ còn gần 1 nửa so với điểm cuối kỳ II năm lớp 8, tôi thấy ở lớp con, nhiều bạn cũng như thế. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, tôi nghĩ Sở GD&ĐT Hà Nội cần có biện pháp giảm tải như thế nào đó cho kỳ thi này”.

Nhiều cha mẹ cho rằng, học online không hiệu quả như học trực tiếp
Nhiều cha mẹ cho rằng, học online không hiệu quả như học trực tiếp

Chị Nguyễn Thu Cúc đang có con học lớp 9 tại quận Cầu Giấy chia sẻ: “Học online không hiệu quả như học trực tiếp. Ba năm rồi, năm nào cũng có một thời gian học online, năm nay phải học dài nhất. Do tình hình dịch bệnh, các con không có điều kiện học thêm như các khoá trước, vì thế tôi chỉ lo đề thi dài, kiến thức rộng mà học kiểu này khó đạt kết quả tốt.

Nếu tiếp tục phải học trực tuyến, tôi mong được giảm giảm bớt 1 môn thi, chỉ còn lại 3 môn và không nên giảm thời gian làm bài như năm ngoái. Ngoài ra, sở GD&ĐT Hà Nội cũng cần xây dựng đề thi phù hợp, công bố sớm đề minh hoạ để không gây áp lực cho học sinh”.

Hiện nay, trăn trở lớn nhất của học sinh lớp 9 cũng như lớp 12 là nội dung thi chuyển cấp nếu liên quan đến nội dung học online thì đó là thử thách rất lớn đối với các em, bởi khi đi học trở lại, học sinh sẽ phải học, ôn kiến thức tiếp theo và ôn lại cả phần mình đã học trực tuyến trước đó.

Việc kiến thức tiếp thu hạn chế do học online sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi chuyển cấp
Phần lớn học sinh cuối cấp cũng rất trăn trở về nội dung thi

Được biết, chương trình học online hiện nay đang áp dụng giảm tải chung cho năm học này. Ví dụ môn ngữ Văn lớp 9, phần Tiếng Việt chỉ được giảm 1 văn bản so với những năm trước học trực tiếp (đó là bài thơ Ánh trăng), những bài giảm cơ bản thuộc về kiến thức ôn tập… Các phần khác không giảm nhiều.

Có ý kiến cho rằng, bản chất của giảm tải là giảm áp lực kỳ thi chuyển cấp và cả phạm vi ôn tập cho các con chứ không chỉ giảm tải bài học và những bài học đó không hoặc ít liên quan đến nội dung thi.

Giảm môn thi thứ 4

Hiện tại, dù học online nhưng học sinh lớp 9 đang học và ôn thi cả 3 môn chính là Toán, Văn, tiếng Anh và 6 môn còn lại: Hoá, Lý, Sinh, Sử, Địa, Giáo dục Công dân (bởi một trong những môn này là môn thi thứ 4). Nhiều giáo viên đang dạy lớp 9 đều cho rằng, kỳ thi chuyển cấp năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, vì thế môn thứ 4 cần xem xét lại.

Đa số phụ huynh có con học lớp 9 đều mong muốn được giảm tải môn thi thứ 4
Đa số phụ huynh, giáo viên viên dạy lớp 9 đều mong muốn được giảm tải môn thi thứ 4

Cô Lê Thị Thu Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A5, trường THCS Thành Công (Ba Đình) cho rằng: “Nếu chỉ tính đến tháng 11 học sinh được đi học trở lại thì các em đã mất 2/3 thời gian của học học kỳ 1, như thế là rất thiệt thòi vì trong thời gian đó, cô trò không có sự cọ sát.

Bên cạnh đó, khi học online, việc lĩnh hội kiến thức bị hạn chế, cô giáo không thể tiếp cận với các con để chỉ ra các lỗi sai trong quá trình học cũng như là quá trình làm bài…

Có thể nói, học online là tình thế bắt buộc, là giải pháp hữu hiệu trong giai đoạn này nhưng quả thật, học online đối với những học sinh tham gia kỳ thi chuyển cấp thực sự là điều lo lắng của học sinh, phụ huynh và cả giáo viên.

Dù tất cả cũng đều phải cố gắng và đặt quyết tâm cao nhất cho kỳ thi này. Tuy nhiên, với tình hình như hiện nay, giáo viên vẫn phải cho học sinh học và ôn tất cả các môn, bên cạnh đó là chú trọng 3 môn chính: Toán, Văn, tiếng Anh.

Đối với môn thi thứ 4, tháng 3/2022 mới thông báo. Trong thời gian chưa biết môn thi thứ 4, các con phải học đủ 9 môn khi học trực tuyến là quá vất vả. Vì thế cả phụ huynh, giáo viên và bản thân tôi có một mong muốn là Sở GD&ĐT giảm bớt áp lực thi cử cho các con, đó là bỏ môn thi thứ 4”.

Hiện nay, học sinh cuối cấp rất vất vả khi học online. Năm tiết học buổi sáng, các em phải dán mắt vào màn hình, những học sinh nhà có điều kiện thì được học máy tính, còn em nào không có điều kiện phải học bằng điện thoại, màn hình bé như vậy sẽ ảnh hưởng đến não và mắt vì phải tập trung làm việc nhiều.

Theo cô Ngô Hồng Giang, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên):

Hiện Bộ GD&ĐT cũng đã có hướng dẫn giảm tải nội dung học nhưng các con lớp cuối cấp học online vẫn rất vất vả.

Nếu như học trực tiếp học sinh sẽ được thầy cô hướng dẫn, dạy bảo thêm nhưng online, các em phải tự ôn tập ở nhà mà việc tự ôn thì không phải học sinh nào cũng làm được.

Học trực tuyến, em nào có ý thức thì vẫn ôn và làm bài giáo viên giao, em nào không có ý thức, bố mẹ đi làm thì khó quản lý… Vì thế, không chỉ phụ huynh, học sinh mà về phía nhà trường cũng rất lo lắng đối với kỳ thi chuyển cấp năm nay.

Đọc thêm

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến Giáo dục

Chuyên gia bàn luận về ứng dụng AI vào dạy tiếng Anh trực tuyến

TTTĐ - Tọa đàm “Ứng dụng AI vào dạy học tiếng Anh ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” mới đây đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được tổ chức dưới sự chủ trì của SunUni Academy (đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn quốc tế), phối hợp cùng Báo Giáo dục & Thời đại, Ban Tổ chức học bổng E-International và Viện Đào tạo và Phát triển Kinh tế (ITED).
Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT Giáo dục

Quảng Nam: Đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng nâng cấp các trường THPT

TTTĐ - Trong giai đoạn 2025 - 2030, Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 1.328 tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất các trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển giáo dục của tỉnh.
Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế Giáo dục

Lan tỏa giá trị sống bằng những điều tử tế

TTTĐ - Cuộc thi viết “Sống đẹp” được tổ chức nhằm lan tỏa những tấm gương sống đẹp, ý nghĩa trong cộng đồng, từ đó tạo nên những thay đổi tích cực trong đời sống xã hội.
Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa Giáo dục

Hơn 900 học sinh thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa

TTTĐ - Sáng 7/11, tại trường THCS Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội tổ chức khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quận các môn văn hóa lớp 9 (vòng 1) năm học 2024-2025.
Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024 Giáo dục

Hải Phòng có 16 nhà giáo tham dự Hội giảng toàn quốc năm 2024

TTTĐ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Lễ khai mạc Hội giảng Nhà giáo Giáo dục Nghề nghiệp toàn quốc năm 2024. Chương trình được diễn ra trong 7 ngày, từ 4 - 10/11/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội Giáo dục

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục Hà Nội

TTTĐ - Trong tuần lễ cao điểm kỷ niệm 70 năm ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô, sẽ có nhiều hoạt động ấn tượng được tổ chức.
Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú Giáo dục

Tuyên truyền pháp luật cho học sinh bằng nhiều hình thức phong phú

TTTĐ - Sáng 6/11, tại Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Nam Từ Liêm tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024.
Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" Giáo dục

Quận Tây Hồ tiếp tục thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

TTTĐ - Hôm nay (6/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc".
Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh Giáo dục

Đưa kiến thức pháp luật đến gần hơn với học sinh

TTTĐ - Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tích cực triển khai, đạt nhiều kết quả quan trọng, dần tạo dựng ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh các cấp.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe Giáo dục

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo thông báo tổ chức giải đạp xe

TTTĐ - Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Xem thêm