Tag

Cậu học trò Thủ đô chế tạo máy làm mát tặng y, bác sĩ ở tâm dịch Covid-19

Giáo dục 09/06/2021 18:42
aa
TTTĐ - Xuất phát là cậu bé đam mê nghiên cứu khoa học, lại được sự ủng hộ của gia đình và nhà trường, trong thời gian tạm dừng đến trường để phòng dịch Covid-19, Nguyễn Đức Đại Phát (học sinh lớp 6B, trường THCS Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã sáng chế ra những chiếc quạt mini làm mát dành tặng các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch ở Bắc Giang.
Tuyển thẳng thí sinh F0, F1: Nhân văn và công bằng với mọi học sinh

Tính đến nay, cậu bé 12 tuổi đã trao tặng 2 đợt với tổng số 70 chiếc quạt. Đại Phát đang tiếp tục nghiên cứu, khắc phục những nhược điểm và làm thêm nhiều chiếc quạt hơn nữa để góp sức nhỏ trong công cuộc chống dịch.

Việc làm nhỏ xuất phát từ nghĩa lớn

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về lý do sáng tạo những chiếc quạt mini làm mát, Đức Phát tâm sự: “Cháu thường xuyên xem chương trình thời sự. Điều khiến cháu cảm thấy vô cùng xúc động và ám ảnh là hình ảnh y, bác sĩ đầm đìa mồ hôi khi mặc những bộ đồ bảo hộ chống dịch làm việc dưới trời nắng nóng hơn 40 độ C. Từ đó, cháu suy nghĩ về việc sẽ làm một chiếc máy có tác dụng làm mát để tặng các y, bác sĩ, xua tan đi cái nóng mùa hè”.

Vốn đã quen với sở thích ưa mày mò, khám phá của con, lại biết được mục đích của việc làm ý nghĩa ấy, bố mẹ Phát tích cực ủng hộ nhiệt tình.

Cậu học trò Thủ đô chế tạo máy làm mát tặng y, bác sĩ ở tâm dịch Covid-19
Nguyễn Đức Đại Phát mày mò chế tạo quạt mini làm mát tại nhà

Trong căn nhà nhỏ ở xã Yên Thường, Nguyễn Đức Đại Phát được bố mẹ dành cho gần hết diện tích phòng khách để tìm tòi, khám phá, thực hiện những ý tưởng sáng tạo. Phát cho biết: “Cháu mất khoảng 3 ngày để lên “demo” cho chiếc quạt này từ các nguyên liệu như động cơ, cánh quạt, tấm mica, 3 viên pin, 1 công tắc, sạc...

Nguyên lý của nó giống như chiếc quạt gió giảm nhiệt cho máy tính. Vì nó được đeo vào người và ở bên trong bộ quần áo bảo hộ nên cả 2 mặt của quạt cháu đều làm những khung chắn để không hút vải quần áo vào”.

Ngồi hàng giờ trên chiếc bàn lớn hoặc lọ mọ dưới sàn nhà trước một đống nguyên liệu để cắt, hàn, lắp, ráp các thiết bị, Phát tạm hài lòng với những sản phẩm đầu tiên.

Anh Nguyễn Đức Văn - bố của Phát chia sẻ: “Thấy con nói thương và muốn làm mát cho các bác, các cô chú đang làm nhiệm vụ chống dịch, tôi ủng hộ con, tất tả đi mua những vật liệu mà cháu đã ghi ra giấy… Con nói rằng bây giờ đã làm xong bố giúp con đem tặng cho các y, bác sĩ được không? Tôi đồng ý ngay và 2 bố con lên đường. Rất vui vì con có tấm lòng biết chia sẻ với cộng đồng”.

Được biết, mỗi chiếc quạt để hoàn thành tốn chi phí khoảng 300.000 đồng. Trong đợt đầu tiên, bố mẹ tài trợ tiền để giúp Phát hoàn thành 10 chiếc quạt. Ngày 31/5, em cùng bố đến tận Bắc Giang để tự tay dành tặng cho các y, bác sĩ đang chống dịch. Khi thấy chiếc quạt phát huy tác dụng, em bắt đầu về làm đợt 2 với 60 chiếc và trao tặng các y, bác sỹ ngày 8/6. Lần này, ngoài gia đình, cậu bé nhận được sự ủng hộ từ trường THCS Yên Thường - nơi em đang theo học.

Nguyễn Thị Thanh Hà, Hiệu trưởng trường THCS Yên Thường chia sẻ: “Để khích lệ, cổ vũ tinh thần của học sinh Phát, BGH nhà trường quyết định trích một phần kinh phí do cán bộ, giáo viên nhà trường vừa ủng hộ. Hi vọng tấm lòng của cậu học trò nhỏ sẽ lan tỏa rộng rãi hơn nữa đồng thời món quà sẽ giúp giảm tác động của nắng nóng cho nhân viên y tế, góp phần cổ vũ, tiếp sức cho lực lượng tuyến đầu chống dịch”.

Khích lệ tinh thần sáng tạo của học trò

Tiếp nhận món quà này trong ngày nắng như đổ lửa, bác sĩ Lê Tiến Dũng - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết, đây là điều bất ngờ nhất vì khi đó trung tâm đang loay hoay tìm biện pháp giảm nhiệt cho nhân viên y tế khi phải mặc những bộ quần áo bảo hộ kín mít.

Cậu học trò Thủ đô chế tạo máy làm mát tặng y, bác sĩ ở tâm dịch Covid-19
Cậu học trò lớp 6 hướng dẫn các y, bác sỹ Bắc Giang sử dụng máy làm mát

"Rất thú vị và cảm động khi thấy 2 bố con cháu Phát đến hỗ trợ y, bác sĩ vùng dịch. Tôi không nghĩ một cháu bé có thể làm được điều này. Cháu tặng quạt và pin dự phòng và cả sạc pin. Cháu nói rằng đây là những sản phẩm đầu tiên, các bác, các cô, chú góp ý kiến để cháu hoàn thiện và tiếp tục hỗ trợ, gửi đến vùng dịch…”, BS Lê Tiến Dũng cho biết.

Không dừng lại ở thành công ban đầu, Nguyễn Đức Đại Phát đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến chiếc quạt mini có thể chạy lâu hơn, giúp đỡ nhiều hơn cho nhân viên y tế không bị kiệt sức, ngất xỉu khi phải làm việc trong thời tiết nắng nóng.

“Chiếc quạt này chạy liên tục được 2 tiếng đồng hồ với 3 chiếc pin. Cháu đang tìm tòi để quạt có thể chạy được lâu hơn và dự định mỗi đợt sẽ làm thêm 30-40 chiếc. Hiện giá trị của một chiếc quạt, kèm theo pin và sạc là gần 300.000 đồng”, Phát cho biết.

Với niềm đam mê nghiên cứu, Nguyễn Đức Đại Phát từng phá được mật khẩu điện thoại iphone, thử nghiệm cùng bố làm ra máy thở ô xy không xâm nhập và đang nung nấu nghiên cứu làm ra điện từ gió phục vụ cho gia đình và xưởng cơ khí của bố. Gia đình, hàng xóm và thầy cô giáo không ngạc nhiên trước những ý tưởng sáng tạo của một học sinh lớp 6 vì Phát đã dành nhiều thời gian tự học lập trình, thiết kế đồ họa trên máy tính.

Cậu học trò Thủ đô chế tạo máy làm mát tặng y, bác sĩ ở tâm dịch Covid-19
Trong hành trình của mình, Phát luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của gia đình

“Ngày còn bé, thấy cháu hay tháo những đồ điện tử ra để nghiên cứu, tôi hay mắng cháu nhưng khi mẹ cháu bị ốm, chỉ trong thời gian ngắn cháu làm ra dụng cụ massage và phá được khóa iphone khi tôi quên mật khẩu thì tôi đã tin vào niềm đam mê của con”, bố của Phát nói.

Được biết, năm học lớp 3, Phát đã làm được máy đánh trứng, sau đó làm thuyền điều khiển từ xa và quạt hơi nước…

Anh Văn chia sẻ: “Chúng tôi rất ủng hộ con. Tuy gia đình không phải giàu có nhưng con có tấm lòng chia sẻ, cảm thông như vậy là vô cùng đáng quý, đáng trân trọng. Đây cũng là hình thức chúng tôi chia sẻ với niềm đam mê nghiên cứu khoa học của con. Gia đình không tiếp nhận ủng hộ từ bên ngoài mà sẽ đồng hành cùng con để thực hiện nghĩa cử cao đẹp này”.

Đọc thêm

Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực Giáo dục

Đồng hành cùng học sinh - không để yêu thương trở thành áp lực

TTTĐ - Gỡ rối về tâm lý cho học sinh cuối cấp, các chuyên gia cho rằng, học sinh đang phải đối mặt với áp lực từ nhiều phía mà nếu không trang bị cho mình hiểu biết và kỹ năng, các em khó thoát ra khỏi nó. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng, kết quả học tập trong giai đoạn đầy nhạy cảm này…
Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai" Giáo dục

Talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai"

TTTĐ - Với mục tiêu đồng hành cùng tâm lý học sinh cuối cấp, giải tỏa căng thẳng để các em có một tinh thần vững chắc trước kỳ thi trọng đại - tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, ngày 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow "Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai".
Chiều nay (15/12) sẽ diễn ra talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp Giáo dục

Chiều nay (15/12) sẽ diễn ra talkshow Đồng hành cùng học sinh cuối cấp

TTTĐ - Chiều 15/12, Trường Đại học Thành Đô phối hợp với Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức talkshow “Đồng hành cùng học sinh cuối cấp: Vững tâm lý, đón tương lai” tại tại Hội trường The Koi (Trường Đại học Thành Đô).
Nhà trường và doanh nghiệp cùng định hướng tương lai cho Gen Z Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp cùng định hướng tương lai cho Gen Z

TTTĐ - Sự kiện “Meeting Enterprise 2024: Gen Z & Innovation” do FPT Polytechnic tổ chức đã diễn ra thành công rực rỡ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc kết nối thế hệ trẻ Gen Z đầy năng động với các doanh nghiệp uy tín.
Xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Giáo dục

Xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

TTTĐ - Trải qua 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục. Với những thành tựu đã đạt được, nhà trường đang hướng tới tương lai với những mục tiêu cao cả hơn, góp phần xây dựng một nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đón học sinh thi Olympic quốc tế IJSO Giáo dục

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đón học sinh thi Olympic quốc tế IJSO

TTTĐ - Sáng 13/12 tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức đón, chúc mừng đội tuyển Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 - lần thứ 21.
Đảm bảo chất lượng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Giáo dục

Đảm bảo chất lượng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

TTTĐ - Trong những năm qua, giáo dục hòa nhập tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật, vẫn là một nhiệm vụ đầy thách thức.
Học sinh TP Hồ Chí Minh sẽ nghỉ Tết 11 ngày Giáo dục

Học sinh TP Hồ Chí Minh sẽ nghỉ Tết 11 ngày

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản tăng ngày nghỉ Tết Ất Tỵ cho học sinh thêm 2 ngày, tổng thành 11 ngày nghỉ.
Tập hợp 90 từ tiếng Anh sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua Giáo dục

Tập hợp 90 từ tiếng Anh sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua

TTTĐ - Chuyên gia từ nguyên học và nhà truyền thông nổi tiếng, Susie Dent đã khám phá và thảo luận về danh sách 90 từ tiếng Anh được biên soạn bởi Tiến sĩ Barbara McGillivray, một chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học tính toán và nhân văn kỹ thuật số, để đánh dấu 90 năm thành lập British Council, tại Lễ hội Đổi mới ELTons vào cuối tháng 11/2024.
Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông Giáo dục

Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông

TTTĐ - Khi tiết trời những ngày cuối năm trở rét cũng là lúc chuyến xe của Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam tiếp tục lăn bánh, mang sữa ngon - áo ấm - quà vui đến với trẻ em miền cao. Hộp quà đặc biệt với nhiều bất ngờ đã được chuẩn bị bởi chính các nhân viên Vinamilk, mang đến một ngày nhiều niềm vui cho các em nhỏ tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Xem thêm