Tag

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật nguy hiểm xuất hiện trên hơn một tỷ thiết bị điện tử

Chuyển đổi số 02/03/2020 16:20
aa
TTTĐ - Hãng nghiên cứu bảo mật ESET đã thông báo việc phát hiện một lỗi bảo mật liên quan đến chip kết nối Wi-Fi sử dụng trên hàng tỷ thiết bị hỗ trợ kết nối mạng không dây.

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật nguy hiểm xuất hiện trên hơn một tỷ thiết bị điện tử

Người dùng có thể bị tin tặc khi điện thoại có nhiều ứng dụng liên quan tài chính, thư điện tử...

Bài liên quan

Phát hiện lỗ hổng bảo mật nguy hiểm trên Android

CEO VinCSS: Đã đến lúc cho "mật khẩu" vào viện bảo tàng

Việt Nam đã có bảo mật không... mật khẩu

ESET đã đặt cho lỗi bảo mật mới phát hiện với tên gọi “KrØØk”. Thông qua lỗi bảo mật này, các tin tặc có thể giải mã các dữ liệu được gửi đến các thiết bị.

Điều này giúp tin tặc đánh cắp những dữ liệu được gửi đến thiết bị, bao gồm cả những dữ liệu quan trọng đã được mã hóa. Với người dùng, thậm chí họ có thể bị khai thác nhiều hơn khi điện thoại hiện có nhiều ứng dụng liên quan tài chính, thư điện tử và cả những tài liệu nhạy cảm.

Hãng này ước tính, có hơn một tỷ thiết bị chịu ảnh hưởng, bao gồm smartphone chạy Android, iPhone của Apple, laptop, máy tính bảng iPad, loa thông minh Amazon Echo, các loại màn hình thông minh, máy đọc sách Kindle, các thiết bị IoT, các loại router được sản xuất bởi Huawei...

ESET lý giải, sở dĩ số lượng thiết bị chịu ảnh hưởng bởi lỗi bảo mật mới lớn đến như vậy vì lỗi này gặp phải trên chip Wi-Fi được sản xuất bởi Cypress Semiconductor và Broadcom, hai trong số các hãng sản xuất chip bán dẫn và chip Wi-Fi lớn nhất trên thế giới.

Phạm vi ảnh hưởng của lỗi bảo mật “KrØØk” lên tới trên một tỷ thiết bị.
Phạm vi ảnh hưởng của lỗi bảo mật “KrØØk” lên tới trên một tỷ thiết bị.

ESET cũng đưa ra một cảnh báo đáng lo ngại rằng, hãng chưa thể kiểm tra hết toàn bộ các loại chip Wi-Fi hiện có trên thị trường nên không thể loại trừ khả năng lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại các các chip Wi-Fi khác.

Hiện tại, ESET cho biết đã kiểm tra chip Wi-Fi được sản xuất bởi các hãng như Qualcomm, Realtek, Ralink hay Mediate... nhưng không phát hiện lỗi bảo mật tương tự.

Lỗi bảo mật trên đã được ESET cảnh báo đến các hãng sản xuất thiết bị chịu ảnh hưởng.

Với các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop... người dùng có thể cài đặt bản cập nhật hệ thống từ nhà sản xuất để khắc phục lỗi bảo mật. Tuy nhiên, với các thiết bị như router hay thiết bị IoT đòi hỏi người dùng phải cài đặt firmware mới có thể khắc phục được lỗi và điều này.

Một vài thiết bị phổ biến chịu ảnh hưởng lỗi bảo mật trên chip Wi-Fi mà ESET vừa phát hiện ra:

- Loa thông minh Amazon Echo thế hệ thứ 2

- Máy đọc sách Amazon Kindle thế hệ thứ 8

- Máy tính bảng Apple iPad mini 2

- Apple iPhone 6

- Apple iPhone 6S

- Apple iPhone 8

- Apple iPhone XR

- Apple MacBook

- Apple iPad Air

- Google Nexus 5

- Google Nexus 6

- Google Nexus 6P

- Máy tính Raspberry Pi 3

- Samsung Galaxy S4

- Samsung Galaxy S8

- Xiaomi Redmi 3S

Đọc thêm

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID Công nghệ số

Lộ trình tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 322/KH-UBND về triển khai thí điểm thực hiện Sổ sức khoẻ điện tử trên địa bàn thành phố phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân Công nghệ số

Địa phương đầu tiên ban hành khung năng lực số cho công dân

TTTĐ - Đà Nẵng vừa trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành khung năng lực công dân số, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển thành phố thông minh.
Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam Công nghệ số

Khám phá cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam vẫn đang tiếp tục hành trình phát triển kỹ thuật số và cả hai nước cùng tiến tới các mục tiêu số hóa, chuyến thăm của đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia đánh dấu cơ hội quan trọng để khám phá các điểm tương đồng giữa hai hệ sinh thái công nghệ.
Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính Nhịp sống phương Nam

Tây Ninh tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, tỉnh Tây Ninh tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030) được Thủ tướng Chính phủ giao.
iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền Công nghệ số

iHanoi giúp người dân nâng cao niềm tin với chính quyền

TTTĐ - Sau 4 tháng vận hành chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đang phát huy hiệu quả là kênh tương tác số giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp. Ứng dụng đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới sự minh bạch và hiệu quả.
Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội Chuyển đổi số

Hướng tới phát triển ứng dụng iHanoi thành nền tảng mạng xã hội

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng “Công dân Thủ đô số” (iHanoi) trên địa bàn TP giai đoạn 2025-2026.
iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số Công nghệ số

iHanoi - Sản phẩm tiên phong trong chuyển đổi số

TTTĐ - Việc ra mắt nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã đánh dấu bước tiên phong của Hà Nội trong tiến trình chuyển đổi số mà người dân đóng vai trò trung tâm; từ đó tạo phong cách làm việc mới, xây dựng thành phố xanh, thông minh, hiện đại
Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi Chuyển đổi số

Tổ chức tháng cao điểm cài đặt, kích hoạt và sử dụng iHanoi

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn nhân dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” nhằm đẩy mạnh phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp trên địa bàn Hà Nội.
Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030 Công nghệ số

Đà Nẵng đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực, đưa kinh tế số chiếm 35-40% GRDP vào năm 2030, TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo quốc gia về Chính phủ số - Lãnh đạo chuyển đổi số tiêu biểu năm 2024.
Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức Công nghệ số

Kết quả tích cực, vẫn cần dốc sức

TTTĐ - Sau 6 tháng thí điểm, hai mục tiêu đầu tiên của “số hóa” hạ tầng giao thông tĩnh của thành phố Hà Nội là tìm kiếm điểm đỗ và thu phí giữ xe không dùng tiền mặt đã có những kết quả tích cực, đáng mừng. Bên cạnh đó, các báo cáo chỉ ra rằng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, khắc phục...
Xem thêm