Tag

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp

Giáo dục 10/03/2023 16:50
aa
TTTĐ - Đó là kiến nghị của đại diện trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) đến Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong buổi làm việc sáng 10/3 tại trường.
Hà Nội biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương Học sinh Hà Nội hào hứng với tiết dạy thực nghiệm Giáo dục địa phương

Theo đó, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Nguyễn Thị Mai Hoa làm Trưởng đoàn đã làm việc với trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/QH17/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Đoàn giám sát làm việc với Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội)

Báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã chỉ ra một số khó khăn khi đáp ứng yêu cầu chương trình, sách giáo khoa mới; Trong đó việc chưa có tài liệu giáo dục địa phương lớp 7, 10 khiến xây dựng và tổ chức triển khai giảng dạy còn hạn chế.

Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành là trường thực hành sư phạm, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong năm học 2021 - 2022 và học kỳ I năm học 2022 - 2023, nhà trường đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với học sinh lớp 6, 7, 10.

Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý trong việc tổ chức thực hiện đổi mới chương trình và đọc, chọn, sử dụng sách giáo khoa mới. Chủ động tiếp cận chương trình, xây dựng kế hoạch từng năm học để tổ chức thực hiện tốt nhất cho cán bộ, giáo viên và học sinh...

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đang triển khai dạy nội dung giáo dục địa phương dựa trên các tài liệu được xây dựng trước đây và nguồn tài liệu do giáo viên tự xây dựng

Thực tiễn từ cơ sở cho thấy việc tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần giảm sĩ số học sinh/lớp và tăng diện tích lớp học để dễ tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Tuy nhiên, không gian của nhà trường rất hạn hẹp, thiếu phòng học, phòng chức năng, sĩ số học sinh/lớp còn đông khi nhu cầu vào học tại trường ngày càng tăng. Cơ sở vật chất đáp ứng việc tổ chức hoạt động học và sinh hoạt chuyên môn của giáo viên cũng khó khăn.

Mặc dù có lợi thế về đội ngũ chất lượng cao nhưng nội dung giáo dục địa phương chưa có tài liệu cho khối lớp 7, 10 nên việc tự xây dựng và tổ chức triển khai còn hạn chế. Nhà trường đang triển khai dạy nội dung giáo dục địa phương dựa trên các tài liệu được xây dựng trước đây và nguồn tài liệu do giáo viên tự xây dựng.

Một số môn học mới như hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương, giáo viên hầu hết kiêm nhiệm. Hiện tại, nhà trường vẫn đang sử dụng giáo viên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học để dạy các chủ đề của môn khoa học tự nhiên, giáo viên chủ nhiệm đảm nhận chủ yếu hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, giáo viên các môn khác nhau đảm nhận các chủ đề của nội dung giáo dục địa phương.

Cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp
Đoàn giám sát tham quan cơ sở vật chất của nhà trường

Việc xây dựng tổ hợp các môn học cũng chưa đáp ứng được hết nhu cầu đa dạng của học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, việc chuyển học sinh từ tổ hợp này sang tổ hợp kia rất khó khăn vì học sinh phải học bù các môn học chưa có trong tổ hợp đã học trước đó.

Chương trình chưa tinh giản nhiều so với chương trình cũ nên học sinh đại trà học vẫn vất vả. Lớp 10 học sinh được học theo tổ hợp môn nên khi học sinh chuyển trường, chuyển tổ hợp của khối THPT gặp khó khăn...

Đại diện trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành kiến nghị cần sớm có tài liệu hướng dẫn giảng dạy nội dung giáo dục địa phương phù hợp, đáp ứng tốt mục tiêu môn học; Có hướng dẫn và chỉ đạo hiệu quả việc học sinh chuyển trường, chuyển tổ hợp của khối THPT. Đồng thời, được hỗ trợ, đầu tư về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh mới.

Thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Nguyễn Thị Mai Hoa ghi nhận những nỗ lực và thành quả của Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành trong việc xây dựng "địa chỉ đỏ" trong bản đồ giáo dục và đào tạo Hà Nội. Thực tế từ cơ sở cho thấy cách nhìn, cách tiếp cận hiệu quả, thể hiện sự tin tưởng vào con đường đổi mới giáo dục, mặc dù trong lộ trình thực hiện mục tiêu đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Ý kiến, kiến nghị của nhà trường sẽ được Đoàn giám sát tổng hợp, nghiên cứu, từ đó góp tiếng nói, đề xuất thiết thực nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế bằng cơ chế chính sách thật sự phù hợp, căn cơ, thúc đẩy việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đạt kết quả tốt nhất.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm