Tag

Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững

Đô thị 01/12/2021 16:07
aa
TTTĐ - Ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, các dự án chống ngập úng, ngăn triều cường là vô cùng quan trọng. Do đó, cần một cú hích toàn diện để có sự đồng bộ và hiệu quả bền vững.
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng “sốt ruột” chờ ngày “về đích” Hà Nội đón mưa lớn, công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập

Để mùa mưa, triều cường không còn là nỗi ám ảnh

Cùng với tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường bao gồm ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn… Trong đó, các yếu tố chính góp phần ảnh hưởng đến những vấn đề này như tốc độ tăng dân số cao; Đô thị hóa, công nghiệp hóa mạnh; Thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường hạn chế; Nguồn lực về bảo vệ môi trường không đủ và đặc biệt là những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt.

Điều này dẫn đến những áp lực lớn đối với môi trường đô thị, đặc biệt là các hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể tới hệ thống thoát nước đã lỗi thời, không bắt kịp tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay.

Ở Việt Nam, hình ảnh người đi đường dắt xe lội bì bõm trong biển nước, đường phố biến thành sông... đã quá quen thuộc và là nỗi ám ảnh suốt nhiều năm qua của người dân lẫn các cấp chính quyền tại một số đô thị lớn.

Thực tế, hiện nay, nhiều địa phương nhờ có quy hoạch đồng bộ, đầu tư bài bản nên tình trạng ngập lụt được cải thiện đáng kể sau khi hoàn thiện các dự án chống ngập, nhưng không ít nơi tình trạng ngập ngày một nghiêm trọng hơn mà chưa có giải pháp giải quyết căn cơ.

Đơn cử, để phục vụ mục tiêu thoát nước từ năm 2005 đến nay, UBND TP Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các dự án thoát nước.

Trong đó, đáng chú ý là dự án thoát nước Hà Nội có mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, đã hoàn thành vào cuối năm 2016. Hai dự án thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây Hà Nội gồm các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, một số huyện ngoại thành là dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội được triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng và dự án xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng.

Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững
Mưa lớn kéo dài cùng thời điểm triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ở trung tâm TP HCM ngập nặng. (Ảnh: Dân Trí)

Nhờ được thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là việc đầu tư hạ tầng thoát nước, ngăn triều cường nên tình trạng ngập úng tại Hà Nội mỗi khi mùa mưa đến đã dần được hạn chế.

Tại TP HCM, dù chính quyền thành phố đã dành nguồn kinh phí hàng chục nghìn tỷ đồng cho công tác chống ngập nhưng hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn do nhiều nguyên nhân, có cả khách quan lẫn chủ quan.

Trong đó, có phần do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, hạ tầng thoát nước chưa kịp phát triển theo quy hoạch gây ra tình trạng ngập úng; Các quy hoạch về thoát nước, chống ngập, thủy lợi hiện nay lạc hậu không còn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị. Cùng với đó là công tác kêu gọi đầu tư đang gặp khó khăn, khả năng huy động vốn ODA đang bị thu hẹp, chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn khác ngoài ngân sách…

Về mặt tự nhiên, TP HCM nằm ở vũng trùng thấp của khu vực phía Nam, nơi tập trung nhiều cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai, lại sát với biển nên luôn chịu sự ảnh hưởng biến động từ dòng chảy của sông và triều cường từ biển; 60% đất đai có cao trình thấp dưới 2m, cao trình ở vùng thấp trũng chỉ từ 0-5m nên luôn chịu sự ảnh hướng trực tiếp và gián tiếp của triều cường.

Thực tế, cứ mỗi mùa mưa, khi triều cường lên thì lại xảy ra ngập úng, đó là nỗi ám ảnh luôn thường trực với người dân. Vừa qua, triều cường ở TP HCM vượt mức báo động 3 gây ngập diện rộng tại nhiều tuyến đường nằm ở khu vực trũng của thành phố, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân.

“Cứ khi triều cường lên là nước ngập hơn nửa mét, di chuyển rất khó khăn. Triều cường lên đúng vào lúc tan tầm nên đi lại rất khó khăn, xe cộ chết máy. Không những thế, khi ngập thì nước từ dưới cống trào lên, mùi hôi thối nồng nặc từ bên ngoài kênh đổ vào nhà phải dọn mất một tuần mới sạch", anh Nguyễn Văn B. (trú tại đường Mễ Cốc, quận 8, TP HCM) chia sẻ.

Trong bối cảnh đó, các cấp chính quyền TP HCM cũng đang rất sốt suột triển khai các phương án chống ngập, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ cho các dự án ngăn triều của thành phố.

Trong đó đơn cử như Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) do Tập đoàn Trung Nam làm nhà đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng chuyển giao), khởi công giữa năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1 (mức đầu tư 10.000 tỷ đồng) là công trình đang được người dân mong đợi.

Công trình gồm 6 cống ngăn triều lớn (khẩu độ 40-160 m) là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định và 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ khẩu độ dưới 10 m. Địa điểm xây dựng thuộc quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1, là dự án thuộc vào quy hoạch thủy lợi 1547 của Thủ tướng Chính phủ. Từ những ngày đầu phát triển đã được xác định rõ 4 mục tiêu quan trọng là: Chống ngập triều, điều tiết mực nước kênh rạch, đảm bảo giao thông thuỷ và cải tạo cảnh quan, cải thiện môi trường.

Đặc biệt, khi có các diễn biến cực đoan của môi trường, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng này còn phòng tránh, cũng như hạn chết khả năng xâm thực, xâm nhập mặn, khi nước biển dâng trong tương lai. Nghĩa là khi xảy ra tình huống triều biển cao, nước biển xâm thực vào sông ngòi, làm thay đổi môi trường nước và ảnh hưởng môi trường sống của sinh vật, lúc này, các cống kiểm soát triều lớn sẽ đóng lại, khép kín môi trường nước trong kênh rạch và ngăn chặn hoàn toàn sự xâm thực từ nước biển.

Tính tới thời điểm hiện tại, dự án đã đạt hơn 90% khối lượng. Cụ thể, cống kiểm soát triều Bến Nghé (Quận 1) đạt 92%, cống Tân Thuận (Quận 7) đạt 93%, cống Phú Xuân (huyện Nhà Bè) đạt 95%, cống Mương Chuối (huyện Nhà Bè) đạt 90%, cống kiểm soát triều Cây Khô (huyện Nhà Bè) đạt 90% và cống Phú Định (Quận 8), đạt 92%. Tại 6 cống kiểm soát triều nói trên đã hoàn tất việc lắp đặt cửa van, hệ thống xi lanh thủy lực, âu thuyền, buồng bơm. Hiện cả cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư đang nỗ lực để hoàn thành dự án sớm nhất có thể.

Với tầm quan trọng của dự án, ngay cả Chính phủ cũng vào cuộc chỉ đạo. Hồi tháng 4/2021, Thủ tướng ký Nghị quyết số 40 gỡ vướng cho dự án, giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý để hoàn thành dự án.

Các công trình thủy lợi có ý nghĩa rất quan trọng

Theo Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý môi trường, TP HCM là đô thị chịu tác động mạnh mẽ về biến đổi khí hậu. Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng được kỳ vọng rất lớn để giúp thành phố cải thiện, hướng đến chấm dứt tình trạng ngập do triều cường nhưng thi công hơn 5 năm qua vẫn chưa hoàn thành, đưa vào vận hành thì quá trễ.

Ngoài ra, Giáo sư Lê Huy Bá cũng nhận xét, việc đắp đê ngăn triều của TP HCM cũng thực hiện chưa tốt khiến triều dâng xâm nhập nội thành rất nhiều. Do đó, TP HCM cần một quy hoạch tích hợp tổng thể từ xây dựng đô thị hóa, giao thông, thoát nước...

Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững
Ngập úng sau mỗi cơn mưa kéo dài, triều cường lên vẫn đang là nỗi ám ảnh của người dân

Trong khi đó, nói về việc ứng dụng các công nghệ thoát nước, xử lý nước thải phù hợp thích ứng với biến đổi khí hậu, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh - Phó Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, hiện tại, xu hướng sử dụng các biện pháp công trình, kỹ thuật để ứng phó với ngập lụt đô thị, giảm thiểu tác động của ngập lụt tới xã hội đang trở nên phổ biến.

Theo ông Việt Anh, xu hướng này dẫn tới việc xây dựng các giải pháp công trình, công nghệ như tường ngăn lũ, đắp đê hoặc xây hệ thống thoát nước có thể góp phần phát triển đô thị nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro là hệ thống này không đủ sức chống chịu với lũ lụt, nhất là khi lũ lụt nghiêm trọng xảy ra.

Do đó, để giải quyết vấn đề thoát nước, ngập úng đô thị, theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Việt Anh không thể sử dụng một giải pháp đơn lẻ mà phải tích hợp các giải pháp mang tính liên vùng theo lưu vực sông, theo toàn đô thị đến các giải pháp mang tính chi tiết cho từng dự án phát triển đô thị, từng khu vực đô thị, thậm chí từng công trình cụ thể.

Từ các giải pháp cứng gồm kỹ thuật công trình: Bơm, đê, cốt nền, hồ điều tiết đến các giải pháp mềm như bảo vệ rừng, tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và cả các giải pháp triệt thoái đô thị tại các khu vực chịu ảnh hưởng quá lớn của ngập úng, biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời, việc kêu gọi sự tham gia của khối tư nhân là cần thiết để tăng nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng thoát nước.

Cần một cú hích cho các dự án chống ngập đô thị theo hướng bền vững
Các công trình thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và chống ngập của TP HCM

Thực tế, TP HCM cũng đã dành sự quan tâm rất lớn cho các công trình chống ngập úng của thành phố. Mới đây nhất, thành phố dự kiến ​​bố trí 4.500 tỷ đồng từ ngân sách thành phố cho 12 dự án thủy lợi trọng điểm giai đoạn 2021-2025. Các công trình thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và chống ngập của thành phố.

Không những vậy, nhiều năm qua, TP HCM cũng đã thực hiện việc kêu gọi sự tham gia của khối tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thoát nước, giảm ngập úng, đáp ứng đúng niềm mong mỏi của người dân. Đơn cử như Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1.

Theo ý kiến của một số chuyên gia, về cơ bản, tình trạng xảy ra của hệ thống thoát nước nội đô TP HCM đang vướng phải chính là vấn đề “ọc ngược nước” từ kênh rạch vào nội đô thành phố khi triều cao xảy ra. Cũng như nguyên lý ống thông nhau “Bernoulli”, hệ thống cống rãnh chính là ống thông giữa mặt đường, mặt phố và kênh rạch. Khi nước triều cao hơn cao trình cống, nước từ kênh rạch chảy ngược vào đường phố, nhà cửa, đô thị, thông qua hệ thống cống rãnh này.

Do đó, việc hoàn toàn kiểm soát triều cường từ sông lớn, kể cả triều biển dâng cho khu vực nội đô thành phố là nhiệm vụ tối quan trọng của Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1.

Cụ thể, khi đi vào hoạt động, các cống ngăn triều sẽ được đồng bộ hoá bằng hệ thống SCADA và mạng lưới quan trắc mực nước kênh rạch của hơn 15 điểm thu thập dữ liệu bố trí khắp sông ngòi, kênh rạch của TP HCM. Thông qua mạng lưới đó, các dữ liệu mực nước sẽ được ghi nhận, báo cáo và tự đông cập nhật cho các trung tâm điều hành dự án để các nhân viên vận hành thực hiện đóng mở các van ngăn triều hoặc hệ thống vận hành cửa van sẽ tự động đóng mở khi thông số mực nước ở trình trạng cảnh báo của triều cao.

Thậm chí, để ghi nhận các thông số, cũng như đảm bảo tính chính xác của dữ liệu phục vụ cho công tác vận hành, chủ đầu tư đã phải trải qua quá trình tìm kiếm, làm việc và thảo luận với các đối tác nước ngoài, nhất là các nước thuôc nhóm G7 nhằm tìm ra công nghệ cũng như thiết bị hiệu quả nhất cho dự án.

Hiện tại, dự án chống ngập trị giá hơn 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể hoạt động, dù đã đạt khoảng 90% khối lượng công việc. Hiện, TP HCM và nhà đầu tư đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, sớm giải quyết tình trạng ngập úng.

Chống ngập luôn là bài toán nan giải của nhiều đô thị hiện nay. Các chuyên gia cho rằng, với TP HCM cần có một quy hoạch tổng thể, lâu dài và phải có lộ trình, kế hoạch thực hiện thật cụ thể, phù hợp.

Theo đó, TP HCM cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch thoát nước một cách phù hợp, gắn với quy hoạch đô thị. Quy hoạch thoát nước là cơ sở của quy hoạch đô thị, kết hợp dự báo về tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Trên cơ sở quy hoạch hồ điều tiết ở một số khu vực, chính quyền nên sớm thu hồi quỹ đất để cùng ngành thoát nước triển khai xây dựng các hồ điều tiết, phát huy công năng thu gom nước mưa để góp phần giải quyết tình trạng ngập úng đô thị.

Đặc biệt, với những dự án có nguồn vốn lớn, thành phố cần phân kỳ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ, nhất là công tác bàn giao mặt bằng, thủ tục hành chính cần phải đơn giản hóa cho chủ đầu tư tránh kéo dài, chậm trễ ảnh hưởng đến hiệu quả chống ngập mang tính lưu vực trên phạm vi rộng.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh có 52 tuyến đường thí điểm thu phí vỉa hè Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh có 52 tuyến đường thí điểm thu phí vỉa hè

TTTĐ - UBND Quận 1, TP Hồ Chí Minh vừa quyết định mở rộng cho thuê vỉa hè thêm 41 tuyến đường nhằm cải thiện trật tự đô thị và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho người dân.
Cầu Long Biên tiếp tục được trùng tu và sửa chữa Đô thị

Cầu Long Biên tiếp tục được trùng tu và sửa chữa

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải vừa trình UBND TP Hà Nội phê duyệt Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên” nhằm hỗ trợ công tác sửa chữa, tôn tạo.
Đảm bảo an ninh và trật tự đô thị tại địa bàn trọng điểm Đô thị

Đảm bảo an ninh và trật tự đô thị tại địa bàn trọng điểm

TTTĐ - Ban Chỉ đạo 197 phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm duy trì an ninh trật tự, trật tự giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm Nhịp sống phương Nam

Eximbank tài trợ 5 tỷ đồng chung tay xóa nhà tạm

TTTĐ - Vừa qua, Eximbank đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho chương trình “Ngành Ngân hàng thành phố chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn TP Hồ Chí Minh”. Khoản tài trợ này sẽ được sử dụng để xây dựng và sửa chữa 75 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có nơi ở an toàn và ổn định.
Cần xử lý nghiêm tình trạng xe quá tải "lộng hành" ở Hà Nội Đô thị

Cần xử lý nghiêm tình trạng xe quá tải "lộng hành" ở Hà Nội

TTTĐ - Thời gian qua, tình trạng xe chở vật liệu có dấu hiệu quá tải gây mất mỹ quan đô thị, ùn tắc giao thông tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Do đó, lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng xe quá tải “lộng hành”.
Phường Thịnh Liệt đảm bảo trật tự đô thị tuyến đường phía Đông Đô thị

Phường Thịnh Liệt đảm bảo trật tự đô thị tuyến đường phía Đông

TTTĐ - Ban Chỉ đạo 197 phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đã phối hợp với lực lượng chức năng triển khai 3 ngày cao điểm xử lý các vi phạm về trật tự đô thị.
Xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị ở phường La Khê Đô thị

Xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị ở phường La Khê

TTTĐ - Ngày 4/11, Ban Chỉ đạo 197 phường La Khê, quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh Sát Giao thông - Trật tự - Công an quận ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị, trật tự công công trên tuyến đường Quang Trung, thuộc Tổ dân phố 7.
Hải Phòng: Xe buýt vẫn hoạt động khi chấm dứt Nghị quyết 29 của HĐND Đô thị

Hải Phòng: Xe buýt vẫn hoạt động khi chấm dứt Nghị quyết 29 của HĐND

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 19 mới đây, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI thông qua nghị quyết chấm dứt hiệu lực Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 8/12/2017 về điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tuy nhiên, điều này không làm ảnh hưởng đến hoạt động mạng lưới bằng xe buýt hiện có trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam sáp nhập huyện Nông Sơn vào Quế Sơn Đô thị

Quảng Nam sáp nhập huyện Nông Sơn vào Quế Sơn

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1241/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025, quyết nghị nhập huyện Nông Sơn vào Quế Sơn từ ngày 1/1/2025.
Đà Nẵng chính thức còn 36 phường và 11 xã từ ngày 1/1/2025 Đô thị

Đà Nẵng chính thức còn 36 phường và 11 xã từ ngày 1/1/2025

TTTĐ - Từ ngày 1/1/2025, thành phố Đà Nẵng có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 6 quận và 2 huyện; 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường và 11 xã.
Xem thêm