Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cần giải toả được những điểm "nóng" về giao thông

Đô thị 12/08/2023 16:21
aa
TTTĐ - Theo một số chuyên gia, nhà khoa học, Hà Nội đang có tốc độ gia tăng dân số cơ học rất cao, người dân từ khắp nơi đổ về học tập, kinh doanh, làm việc, tập trung rất lớn ở khu vực lõi. Việc xây dựng chính sách quy hoạch đô thị về giao thông công cộng gắn với mô hình TOD là lời giải giúp thành phố phát triển theo xu hướng hình thành đô thị nén, biến khó khăn thách thức thành cơ hội cho hiện tại và tương lai.
Thần tốc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia
Tàu Cát Linh - Hà Đông
Tàu Cát Linh - Hà Đông

Thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) với mục tiêu tháo gỡ những khó khăn, tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cho Hà Nội. Để triển khai cần có các giải pháp cụ thể như: Giảm khối lượng giao thông tại khu vực nội thành với các giải pháp chính là hình thành các đô thị vệ tinh và dịch chuyển một phần các đơn vị, cơ quan, công ty, xí nghiệp khỏi nội thành; Quy hoạch xây dựng theo định hướng giao thông công cộng (TOD) để định hình, phân phối lại một cách hợp lý luồng giao thông trong đô thị.

TOD (Transit Oriented Development) là mô hình phát triển đô thị lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.

Theo đó, Hà Nội phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông - vận tải trong đô thị, trong đó, định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, bus, BRT; Giảm phương tiện cá nhân; Thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải. Trong đó, cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; Luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.

Cùng với đó, Hà Nội tổ chức giao thông hiệu quả trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; Hoàn thiện cơ chế tài chính huy động được các nguồn lực trong nước, ngoài nước, nhà nước, xã hội hóa đầu tư cho các dự án giao thông và cơ chế thực hiện các dự án giao thông đặc thù cho Hà Nội.

hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức sáng 1-8
Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” do Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức sáng 1/8

Tạo điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Theo TS Mai Thị Mai, Trường Đại học Luật Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nội dung đề cập phát triển định hướng giao thông công cộng (TOD - Transit Oriented Development) cho thấy tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển quy hoạch giao thông của Hà Nội đã được định hướng xây dựng theo định hướng có tính bền vững cao.

Từ nhiều năm nay TOD đã trở thành hướng đi mới trong tư duy thiết kế quy hoạch đô thị ở các nước phát triển. Đối với nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, việc vận dụng nguyên lý TOD vào quá trình thiết kế cải tạo, mở rộng và quy hoạch xây dựng đô thị không chỉ mang lại những lợi ích và hiệu quả thuyết phục kể trên mà còn giải toả được những điểm nóng về giao thông, đang gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Trên thực tế, Hà nội đã và đang xác định đây là một định hướng tốt có thể tham khảo cho sự phát triển trong tương lai. Bằng cách ghi nhận các nội dung về TOD trong nội dung các điều khoản, có thể thấy dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã định hướng việc ưu đãi, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô ngay từ khía cạnh chính sách phát triển đô thị, phát triển quản lý hạ tầng, huy động nguồn tài chính ngân sách cho phát triển Hà Nội, cũng như cơ chế thu hút đầu tư xã hội và nhà đầu tư chiến lược để có thể xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Về cơ bản, các nội dung để tạo ra hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng (TOD) của Hà Nội ghi nhận trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Tuy nhiên, qua phân tích ở trên có thể thấy, nếu xác định TOD là một giải pháp quy hoạch cho Hà Nội trong việc hướng tới người dân sử dụng giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường thì các quy định về TOD nên được nhấn mạnh hơn, trở thành một trong những trọng tâm cần được lưu ý trong chính sách phát triển đô thị của Thủ đô.

Do đó, các nội dung điều chỉnh về TOD trong dự thảo Luật cần được tách riêng ra thành một điều khoản độc lập với nội dung về xây dựng phát triển hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô. Trong điều khoản này sẽ tập hợp toàn bộ các điều khoản quy định về TOD nằm rải rác ở các điều khoản khác nhau về quản lý hạ hầng, huy động tài chính, nhà đầu tư...

“Hà Nội đang có tốc độ gia tăng dân số cơ học rất cao, người dân từ khắp nơi đổ về học tập, kinh doanh, làm việc, tập trung rất lớn ở khu vực lõi. Việc xây dựng chính sách quy hoạch đô thị về giao thông công cộng gắn với mô hình TOD có thể là “lời giải” giúp Hà Nội phát triển theo xu hướng hình thành đô thị nén, biến khó khăn thách thức thành cơ hội thực sự cho hiện tại và cả tương lai. Do đó, việc dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những quy định trực tiếp về TOD là rất đáng ghi nhận” - TS Mai Thị Mai nhấn mạnh.

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cho rằng, ưu tiên cho xe buýt không chỉ là ưu tiên khi hoạt động trên đường, mà điểm dừng, nhà chờ cũng cần được lưu tâm. Do đó, Hà Nội cần khảo sát, điều chỉnh lại các điểm dừng để bảo đảm hợp lý.

Để phát triển về lâu dài, Thủ đô cần có thêm các chính sách ưu tiên trong đầu tư phát triển giao thông công cộng như ưu tiên quỹ đất cho giao thông công cộng, làm hạ tầng điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, dừng đỗ, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng…

Đọc thêm

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính Xã hội

Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính, TP Đà Lạt hiện có 12 phường, 4 xã. Sau sắp xếp, xóa bỏ thành phố, Đà Lạt sẽ thành 5 phường mới.
Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải Đô thị

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

TTTĐ - Lễ trao giải Top 10 Awards 2024 và khai mạc triển lãm Top 10 Pavillion vừa diễn ra chiều 19/4 tại Vườn hoa Diên Hồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu hành trình 7 năm tôn vinh những công trình xuất sắc, các ý tưởng sáng tạo bền vững trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất và công trình xanh.
Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Dự kiến sắp xếp thành 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đơn vị này đã triển khai việc lấy ý kiến Nhân dân và đưa ra phương án sắp xếp dự kiến sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường Đô thị

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Tây Hồ công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, dự kiến hình thành hai đơn vị hành chính cơ sở mới là phường Tây Hồ và phường Phú Thượng, theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội.
Xem thêm