Cần đẩy mạnh chức năng giám sát, phản biện xã hội của mặt trận
Bài liên quan
Gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa nơi cố đô Huế
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII làm việc với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MTTQ Việt Nam luôn ủng hộ quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Phần Lan
Tạo sinh lực mới cho khối Đại đoàn kết toàn dân tộc
Khẳng định vai trò hiệp thương của Mặt trận các cấp với các tổ chức thành viên
Qua 5 năm triển khai thực hiện các quyền, trách nhiệm của mình theo quy định của Hiến pháp 2013, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tiếp nhận được trên 22.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân. Đã triển khai 12 chương trình giám sát cấp trung ương về các nội dung quan trọng như việc thực hiện chính sách với người có công; đổi mới giáo dục; quản lý, sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp; bảo đảm an toàn thực phẩm; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Cùng với đó, mặt trận các cấp đã giám sát được hơn 492.000 cuộc. Mặt trận các cấp cũng đã tổ chức gần 83.0000 cuộc phản biện xã hội. Dù đây là hoạt động mới và khó nhưng hoạt động giám sát và phản biện của mặt trận đã tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia vào quá trình xây dựng các chính sách, quy định và các đề án, dự án, chương trình của địa phương đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân.
Từ thực tế hiện nay, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước.
Cụ thể: cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức trong việc tiếp thu, giải trình các ý kiến giám sát, phản biện, phản ảnh kiến nghị nhân dân của MTTQ Việt Nam. Đưa quy trình phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội thành khâu bắt buộc trong quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trước khi Quốc hội thông qua.
Trong đó, chính sách cần hoàn thiện cơ chế dân chủ trong các cuộc bầu cử, có chế độ khuyến khích những người có đức, có tài ra ứng cử;Hạn chế cơ cấu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Tiếp tục mở rộng quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, áp dụng hình thức toàn dân bầu trực tiếp Chủ tịch UBND các cấp.
Chủ tịch Hội Cựu thanh niên phong Vũ Trọng Kim nêu ý kiến. |
Phát biểu tại hội thảo, hầu hết các chuyên gia, nhà khoa học đều đồng tình với kiến nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đó là Quốc hội, Chính phủ sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành một số luật như Luật Giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, Luật Dân chủ ở cơ sở, Luật Biểu tình, Luật Đình công, Luật về Hội, Luật về tự quản ở cộng đồng dân cư..
Đặc biệt, các ĐB đều cho rằng, cần đẩy mạnh chức năng giám sát, phản biện xã hội của mặt trận, vì đó là vấn đề rất cơ bản của Mặt trận, chính là tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.
“Mặt trận có chức năng giám sát và phản biện, đó là cơ chế quan trọng để tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước. Công tác này cần được thay đổi về chất, không còn mang tính hình thức. Mặt trận cũng cần có tiếng nói mạnh mẽ để kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật về biểu tình, Luật về Hội để có thiết chế phát huy dân chủ của người dân”, ông Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Hội cựu Thanh niên xung phong Việt Nam nói.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Đường cũng cho rằng, còn nhiều hạn chế, nhất là cấp cơ sở, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân ngay tại cộng đồng dân cư. Tại một số địa bàn, MTTQ chưa thể hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Việc theo dõi, đôn đốc, xử lý các kiến nghị sau giám sát chưa kịp thời. Một số Ủy ban MTTQ cấp huyện, xã chưa xây dựng được chương trình giám sát của mình mà chủ yếu tham gia giám sát theo Chương trình của Hội đồng Nhân dân.
Công tác phản biện xã hội, tham gia xây dựng chính quyền còn tập trung nhiều ở cấp trung ương và cấp tỉnh, chất lượng và hiệu quả chưa đồng đều, còn lúng túng ở một số địa phương cơ sở.
Các đại biểu cũng đánh giá, việc giám sát và phản biện xã hội đã được Hiến pháp 2013 thể chế hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn của MTTQ. Qua đó, nhiệm vụ giám sát của MTTQ ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn với tư cách là phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua MTTQ.
Chủ tịch Hội Cựu thanh niên phong Vũ Trọng Kim cho rằng, MTTQ cần tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước. Điều này chính là điểm mấu chốt của Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phát huy, phát triển được hay không chính là ở chỗ quan trọng này. Đây là vấn đề rất cơ bản. Thời gian qua mặt trận đã làm được nhiều việc trong lĩnh vực này, đó sẽ là điều kiện để tâp hợp nhân dân, để mặt trận làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Tuy nhiên, để làm tốt việc này, thời gian tới, công tác giám sát, phản biện xã hội của mặt trận cần được thay đổi về chất, không còn mang tính hình thức. Mặt trận cũng cần có tiếng nói mạnh mẽ để kiến nghị Quốc hội sớm ban hành Luật về biểu tình, Luật về Hội để có thiết chế phát huy dân chủ của người dân...